Tổng hợp các dòng tép cảnh phổ biến nhất hiện nay
Tép cảnh mang trong mình dáng vóc nhỏ bé với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên có những loại tép cảnh đẹp có giá trị vô cùng lớn, dân chơi tép cảnh nghe đến là biết. Hãy cùng King Aqua tìm hiểu các dòng tép cảnh đẹp nhé!
Tép cảnh là gì?
Chỉ nhỉnh hơn đầu que tăm, nhưng ít ai ngờ rằng mỗi chú tép thủy sinh nhỏ xíu có giá tới hàng trăm nghìn đồng, thậm chí, có con giá trị cả nghìn… đô. Tuy nhiên, một số loại tép cảnh cao cấp rất khó nuôi nên ít người dám chơi.
Thú chơi tép cảnh đã phổ biến trong Nam từ vài năm trước nhưng tại Hà Nội mới chỉ rộ lên thời gian gần đây. Tép thủy sinh cảnh có khá nhiều loại với các tên gọi khác nhau như cherry đỏ, ong, SRC, kingkong, mũi đỏ, firered, blue dream, vàng sọc đài,.…
Còn những loại tép thủy sinh thuộc hàng “VIP” như kinh kong, tép cọp thì có “mê” tép cảnh đến mấy, nhiều người cũng phải lắc đầu lè lưỡi bởi giá của nó được tính bằng hàng nghìn USD, phải dân “đại gia” mới dám chơi. Hơn nữa, chơi tép cảnh phải theo đàn từ vài chục đến vài trăm con trong bể chứ chẳng ai chơi lèo tèo vài con bao giờ bởi loại sinh vật này rất nhỏ.
Theo nhiều người sành chơi, tại nước ngoài, giống tép thủy sinh nước ngọt cũng được bán khá đắt đỏ, phổ biến như tép ong cũng có giá hàng chục euro.
Tổng hợp các dòng tép cảnh phổ biến nhất hiện nay
Tép Ong đỏ
Tép Ong đen
Tép Socola
Tép FireRed
Lưu ý khi nuôi tép cảnh
Nhìn chung
Tép nên được nuôi trong môi trường ít amoniac và nitrat. Ngày nay điều này có thể dễ dàng đạt được bằng việc kết hợp nhiều loại đất nền đặc biệt dành cho tép và các loại hóa chất điều chỉnh nước. 1 hệ thống lọc tốt kết hợp với độ PH ổn định ( 6.0 – 6.8 ) và nhiệt độ từ 23-26 độ là những điều cần thiết để bắt đầu thú chơi này. Khi bạn đã bắt đầu quen thì bạn hãy từ từ nuôi các loại cao cấp hơn. Các loại khoáng, thức ăn và các vật phụ trợ cao cấp luôn có sẵn để bạn nuôi dễ dàng hơn ( tốn tiền nhiều hơn)
Hồ nuôi
– Hồ thủy sinh có nhiều hang hốc, bóng râm là chỗ cho tép núp và giúp cho tép giảm stress.
– Không nên nuôi chung với các loài cá nếu không muốn chúng ăn tép con. (Cứ vừa miệng là cá ăn, không kể cá lành, cá dữ)
– Hồ thả tép phải là hồ setup thật ổn định. Nếu là hồ mới thì nên thay nước 100% 7 ngày liên tục, để ổn định 3-5 ngày, sau đỏ thả ít tép để test nước trước, 3-5 ngày sau tép test nước vẫn khỏe mạnh thì mới thả tép đẹp vào
Ánh sáng
– Có rất nhiều sự lựa chọn cho hồ thủy sinh. Bạn có thể chọn bất cứ loại nào thích hợp cho hồ, cho cây và dĩ nhiên là đủ sáng để bạn ngắm nhìn đàn tép. Nên chú ý việc tỏa nhiệt của đèn làm ảnh hưởng đến nhiệt độ hồ (Tép ưa lạnh)
Sủi khí oxy
– Nếu nuôi số lượng tép lớn thì phải có sủi oxy, thông thường các bể tép thì nên dùng lọc vi sinh (Loại có khay đựng vật liệu lọc như QS 100A, QS 200A thì càng tốt), lọc vi sinh sẽ lắp kèm máy sủi khí oxy rất tốt cho môi trường trong bể tép
Lớp nền
Hiện nay có rất nhiều loại được bán trên thị trường. Bạn phải chọn thật kỹ càng. 1 vài loại chất nền nhả ít hoặc không nhả amoniac và nitrat trong quá trình set up và điều này sẽ giúp cho bạn thả tép sớm hơn và đỡ rủi ro hơn. Có thể dùng một số phân nền như: ADA, Gex xanh/đỏ, Customsoil,…
Lớp nền dày 1-2cm, hoặc có thể dày hơn tùy vào việc setup layout trong bể thủy sinh
Nhìn chung thì trải lớp nền nào cũng phải xử lý thật kỹ càng trước khi thả tép. Nếu là hồ mới thì nên thay nước 100% 7 ngày liên tục, để ổn định 3-5 ngày, sau đỏ thả ít tép để test nước trước, 3-5 ngày sau tép test nước vẫn khỏe mạnh thì mới thả tép đẹp vào
Vật liệu lọc
Lọc không chỉ giúp tạo dòng chảy mà còn thực hiện quá trình lọc sinh học giúp loại bỏ chất thải độc hại.
Hãy chọn vật liệu lọc tốt nhất có thể để giúp những chú tép thật khỏe mạnh
Một số loại vật liệu lọc tốt như: Substrat Pro, Matrix, Neo, Bio Ball, Miniring,…
Thức ăn
Tép là dòng ăn tạp, nếu bạn nuôi chung với cá thì có thể cho ăn chung thức ăn, ngoài ra có thể bổ sung thêm lá dâu, rau bina,… để hỗ trợ tép lên màu đẹp hơn
Để thuận tiện nhất thì các bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn riêng biệt cho tép như: chế phẩm đậu nành (Giúp tép dễ lột vỏ), rau bina, thức ăn tổng hợp,…
Các loại chất làm tăng chất lượng nước
Một số dòng tép rất nhạy cảm với chất lượng nước (Ví dụ tép ong)
, vì vậy, việc kiểm soát chất lượng nước là điều rất quan trọng. Trong quá trình setup, việc dùng các sản phẩm vi sinh sẽ làm tăng hiệu quả của bộ lọc vi sinh. Những người nuôi nghiêm túc luôn kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Dùng sưởi hay máy làm lạnh tùy theo điều kiện môi trường để giữ nhiệt độ ổn định.
Khoáng và các thành phần bổ sung :
So với tự nhiên, nước trong hồ thường thiếu các khoáng chất cần thiết. Do đó việc bổ sung khoáng, vitamins và các yếu tố vi lượng sẽ giúp cho đàn tép phát triển tốt hơn.
1 số sản phẩm => Bổ sung vitamin và các loại khoáng bột, khoáng nước cùng lúc với thay nước định kỳ.
Cây thủy sinh
Cây thủy sinh ngoài việc giúp cho việc ổn định môi trường nước, cung cấp oxy, hang hốc, chỗ trốn, thức ăn,… cho tép còn giúp cho người nuôi cảm thấy thư thái khi ngắm nhìn, giúp cho không gian sống trở nên tươi mát, bình yên hơn
Xem thêm: TOP 10 CÂY THỦY SINH BỂ CÁ DỄ TRỒNG NHẤT