Tổng hợp các đề tài tiểu luận kỹ năng giao tiếp

Tiểu luận là một trong những thuật ngữ mà chúng ta thường hay bắt gặp, nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Việc chọn lựa đề tài cho một bài tiểu luận vốn dĩ đã hề không đơn giản, mà khi đã chọn được đề tài thì việc trình bày, diễn giải, phân tích vấn đề đã được chọn càng khó khăn hơn. Theo đó, tiểu luận về đề tài kỹ năng giao tiếp đang được nhiều người quan tâm do tính ứng dụng và thực tiễn mà nó mang lại trong cuộc sống ngày nay. Để hiểu rõ hơn về tiểu luận kỹ năng giao tiếp, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tiểu Luận Kỹ Năng Giao Tiếp

Tổng hợp các đề tài tiểu luận kỹ năng giao tiếp

1. Khái quát về tiểu luận

Tiểu luận được hiểu là một bài viết được thể hiện dưới dạng văn bản, dùng để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề mà người viết muốn thể hiện.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Nội dung của một bài tiểu luận dù viết về vấn đề gì thì cũng phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả nghiên cứu mà người viết phát hiện được, hay nêu ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết.

Thông qua bài tiểu luận, người viết sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình, từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận người viết sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng.

Một bài tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo…

2. Cách thức trình bày tiểu luận

Thông thường một bài tiểu luận thường có bố cục chi tiết như sau:

  • Phần trang bìa: được đặt ở phía ngoài cùng của một bài tiểu luận và được in bằng giấy cứng. Khi trình bày trang bìa phải có đầy đủ các thông tin như sau: Phía trên cùng trang bìa là tên của trường và tên khoa của người thực hiện. Sau đó là logo của trường. Phần giữa trang bìa sẽ thể hiện tên đề tài nghiên cứu và được trình bày bằng khổ chữ to. Phía góc phải cuối trang bìa ghi họ và tên của giảng viên hướng dẫn, tên người viết tiểu luận, mã sinh viên, ngày tháng thực hiện. Mỗi trường sẽ có quy định đóng trang bìa sao cho phù hợp nhất.
  • Trang phụ bìa được lập theo bìa mẫu của từng trường.
  • Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận.
  • Lời cảm ơn.
  • Mục lục.
  • Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ
  • Danh sách bảng biểu, hình vẽ.
  • Nội dung bài tiểu luận.
  • Danh mục tài liệu tham khảo.

Để một bài tiểu luận đạt chuẩn và ấn tượng bạn cần nắm được quy định về cách trình bày một văn bản tiêu chuẩn. Cụ thể như sau:

  • Bài tiểu luận cần được trình bày trên khổ giấy A4 với kích thước 210×297 mm và thuộc định dạng kiểu trang đứng.
  • Sử dụng Font chữ Time New Roman
  • Cỡ chữ phần nội dung là 13 và cỡ chữ phần đề mục thường là 13 hoặc 14. Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
  • Cách dãn dòng từ 1.2 – 1.3 lines.
  • Căn lề trên, lề dưới từ 2.0 – 2.5cm, căn lề phải 2.0cm và căn lề trái từ 3.0 – 3.5cm.
  • Đối với độ dài của một bài tiểu luận sẽ không quá 30 trang và không tính phụ lục.
  • Đánh số trang đầy đủ.
  • Đính kèm thêm một trang tiêu đề với đầy đủ thông tin liên quan tới họ, tên, mã sinh viên, mã môn học, tên câu hỏi, đề tài.
  • Tại từng trang bài tiểu luận sử dụng phần Header hoặc Footer để ghi tên và mã sinh viên của người thực hiện.

Dưới đây là bảng tham khảo cách trình bày tiểu luận:

Đề mục
Cỡ chữ
Định dạng
Canh lề trang

 Tên chương
14
 In hoa in đậm
Giữa

 Tên tiểu mục mức 1
13
 In hoa in đậm
Trái

 Tên tiểu mục mức 2
13
 Chữ thường chữ đậm
Trái

 Tên tiểu mục mức 3
13
 Chữ thường, nghiêng
Trái

 Nội dung
13
 Normal
Đều

 Tên khóa học
13
 Nghiêng
Đều

 Bảng(Table)
12
 Normal
Trái

 Chú thích bảng
10
 Nghiêng
Trái, dưới bảng

 Tên bảng
11
 Đậm
Trái, trên bảng

 Tên hình
11
 Đậm
Trái, dưới hình

 Tài liệu tham khảo
11
 Xem mục E
Chú thích bên dưới

3. Tiểu luận kỹ năng giao tiếp

1. Tên đề tài: Những biện pháp sư phạm rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm

Thực tiễn quá trình sư phạm cho thấy kỹ năng GTSP của nhiều giáo viên còn nhiều hạn chế. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của bài giảng cao. Chính vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm cải thiện vấn đề đó.

Để hoàn thành được mục tiêu đề tài, sinh viên thực hiện đề tài với những phần nội dung chính:

  • Đưa ra cơ sở lý luận, lịch sử nghiên cứu vấn đề và thực trạng của vấn đề này.
  • Những biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội ở học viện chính trị quân sự.
  • Kết luận và đưa ra kiến nghị.

2. Tên đề tài: Kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật bán hàng

Bán hàng là một nghệ thuật và người bán hàng là một nghệ sĩ. Việc giao tiếp, trao đổi với khách hàng và đáp ứng được những nhu cầu của họ chưa bao giờ là dễ. Chính vì vậy, cần phải giao tiếp khôn khéo, biết nắm bắt tâm lý khách hàng. Trong đề tài này, tác giả đưa ra những vấn đề chung liên quan đến kỹ năng giao tiếp trong bán hàng. Bao gồm:

  • Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
  • Nghệ thuật bán hàng
  • Những biện pháp rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật bán hàng

3. Tên đề tài: Thực trạng nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khoa sư phạm kỹ thuật trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá các nhu cầu giao tiếp. Đồng thời hiểu rõ được thực trạng kỹ năng của sinh viên như thế nào? Có những ưu nhược điểm nào? Từ thực trạng đánh giá, phân tích và đưa ra những biện pháp thực tế, phù hợp để khắc phục các nhược điểm đó.

4. Tên đề tài:Kỹ năng giao tiếp

Đây là bài tiểu luận của học phần làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp. Nhóm sinh viên lấy đề tài là quản lý thời gian để nghiên cứu và thực hiện.

Cấu trúc của đề tài bao gồm:

  • Khái niệm quản lý thời gian: định nghĩa, mục đích
  • Các phương pháp quản lý thời gian: sinh viên đưa ra 5 phương pháp chính
  • Ứng dụng vào thực tiễn như thế nào?

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tiểu luận kỹ năng giao tiếp, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tiểu luận kỹ năng giao tiếp vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

5/5 – (1082 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin