Tổng hợp bộ tài liệu cho người mất gốc hóa 8 9 miễn phí

Môn Hóa Học thuộc nhóm môn Khoa Học Tự Nhiên được xếp vào nhóm khối A, B. Các bạn sẽ được làm quen môn này trong chương trình hóa học lớp 8. Trong chương trình hóa học 8 các bạn sẽ được giới thiệu các kiến thức chung nhất, khái quát nhất về bộ môn hóa. Vì vậy thông thường sẽ khá dễ cho các bạn. Điều này làm cho các bạn chủ quan, không chú tâm vào học nên rất dễ mất gốc Hóa ngay từ khi vào chương trình lớp 8. Để khắc phục tình trạng mất gốc môn Hóa Học này, Khophanmemviet chúng tôi xin giới thiệu bộ tài liệu cho người mất gốc Hóa 8 9 đầy đủ nhất dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Download tài liệu cho người mất gốc Hóa 8 9

Tài liệu cho người mất gốc Hóa Học 8 9 đầy đủ

Bộ tài liệu về kiến thức Hóa Học lớp 8, 9 được các thầy cô giáo biên soạn lại một cách đầy đủ, cụ thể nhất đúng trọng tâm nhất giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất. Ngoài ra bộ tài liệu này còn giúp các em học sinh ôn luyện thi, củng cố lại kiến thức hiệu quả.

Tổng hợp bộ tài liệu cho người mất gốc Hóa Học 8, 9: Tải tại đây

Nội dung chính của tài liệu

Kiến thức trọng tâm của chương trình lớp 8 gốm:

  • Chương 1: Chất, Nguyên Tử, Phân Tử

  • Chương 2: Phản ứng Hóa Học

  • Chương 3: Mol – Tính toán Hóa Học

  • Chương 4: Oxi – Không khí

  • Chương 5: Hidro – Nước

  • Chương 6: Dung Dịch

Đây là những kiến thức các bạn cần nắm rõ bởi nó là cốt lõi cơ bản của môn Hóa Học này. Để có thể học tốt môn này cần chú ý đến những kiến thức trên. Nắm rõ những kiến thức này khi lên cao chúng ta rất dễ dàng làm bài tập sau này.

Tham khảo thêm: Link tải mẫu thời khóa biểu đẹp file excel độc đáo nhất

Kiến thức trọng tâm của chương trình lớp 9 gồm:

  • Chương 1: Các loại hợp chất hữu cơ

  • Chương 2: Kim Loại

  • Chương 3: Phi Kim

  • Chương 4: Hidrocacbon

  • Chương 5: Dẫn xuất hidrocacbon – Polime

Bộ tài liệu củng cố kiến thức cho người mất gốc Hóa Học lớp 8 9

Xem thêm: Làm thế nào để win 10 active cmd theo dõi ngay

Tóm tắt kiến thức có trong bộ tài liệu trên

Lý thuyết hoá học lớp 8:

CHƯƠNG 1: CHẤT, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

  1. CHẤT

  2. Vật thể và chất:

Chất là những thứ tạo nên vật thể

Vật thể:

  • Vật thể tự nhiên: cây, đất đá, quả chuối…

  • Vật thể nhân tạo: con dao, quyển vở…

  1. Tính chất của chất:

Mỗi chất đều có những tính chất đặc trưng( tính chất riêng).

Tính chất của chất:

  • Tính chất vật lý: màu, mùi, vị, khối lượng riêng, tó, tonc, trạng thái

  • Tính chất hóa học: sự biến đổi chất này thành chất khác

  1. Hỗn hợp

  • Hỗn hợp: là gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau: không khí, nước sông…

  • Tính chất của hỗn hợp thay đổi.

  • Tính chất của mỗi chất trong hỗn hợp là không thay đổi.

  • Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp phải dựa vào tính chất đặc trưng khác nhau của các chất trong hỗn hợp.

Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác: nước cất…

  1. NGUYÊN TỬ

  2. Nguyên tử

Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Nguyên tử:

  • Nhân gồm có proton và notron

  • Vỏ: các hạt electron

Electron(e)

Proton (p)

Notron (n)

me = 9,1095.10-31Kg

qe = -1,602. 10-19 C

qe= 1-

mp = 1,6726.10-27 Kg = 1đvC

qp = +1,602 . 10-19C

qp = 1+

qp = qe 1

mn = 1,6748. 10-27

Kg = 1 đvC

qn = 0

=> mp = mn = 1 đvC , => p = e

Vì me rất nhỏ (không đáng kể) nên mnt tập trung hầu hết ở hạt nhân nguyên tử khối lượng hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng nguyên tử.

p + e + n = tổng số hạt nguyên tử

  1. Lớp electron trong nguyên tử

  2. a) Trong nguyên tử electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

  1. Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

  1. Kí hiệu hóa học:

Kí hiệu hóa học: thường lấy chữ cái đầu (in hoa) tên Latinh, trường hợp nhiều nguyên tố có chữ cái đầu giống nhau thì KHHH của chúng có thêm chữ thứ hai (viết thường).( tr.42)

Ví dụ: Cacbon: C, Canxi: Ca, Đồng: Cu

Ý nghĩa của kí hiệu hóa học: Chỉ nguyên tố hóa học đã cho, chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: 2O: Hai nguyên tử Oxi.

Lý thuyết hóa học lớp 9:

CHƯƠNG I: Các loại hợp chất vô cơ

1. Tính chất hóa học của oxit

Oxit axit

Oxit bazơ

Tác dụng với nước

Một số oxit axit + H2O → dung dịch axit (đổi màu quỳ tím → đỏ)

CO2 + H2O → H2CO3

Oxit axit tác dụng được với nước: SO2, SO3, N2O5, P2O5…

Không tác dụng với nước: SiO2,…

Một số oxit bazơ + H2O → dung dịch kiềm (đổi màu quỳ tím → xanh)

CaO + H2O → Ca(OH)2

Oxit bazơ tác dụng được với nước: Na2O, K2O, BaO,..

Không tác dụng với nước: FeO, CuO, Fe2O3,…

Tác dụng với axit

Không phản ứng

Axit + Oxit bazơ → muối + H2O

FeO + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2O

Tác dụng với bazơ kiềm

Bazơ + Oxit axit → muối (muối trung hòa, hoặc axit) + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Không phản ứng

Tác dụng với oxit axit

Không phản ứng

Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối

CaO + CO2 → CaCO3

Tác dụng với oxit bazơ

Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối

MgO + SO3 → MgSO4

Không phản ứng

Oxit lưỡng tính (ZnO, Al2O3, Cr2O3)

Oxit trung tính (oxit không tạo muối) NO, CO,…

Tác dụng với nước

Không phản ứng

Không phản ứng

Tác dụng với axit

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Không phản ứng

Tác dụng với bazơ

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O

Không phản ứng

Phản ứng oxi hóa khử

Không phản ứng

Tham gia phản ứng oxi hóa khử

2NO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2NO2

2. Tính chất hóa học của axit, bazơ

Axit

Bazơ

Chất chỉ thị

Đổi màu quỳ tím → đỏ

đổi màu quỳ tím → xanh

Đổi màu dung dịch phenolphatalein từ không màu thành màu hồng

Tác dụng với kim loại

– Axit (HCl và H2SO4 loãng) + kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học) → muối + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Một số nguyên tố lưỡng tính như Zn, Al, Cr, …

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Tác dụng với bazơ

Bazơ + axit → muối + nước

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Một số bazơ lưỡng tính (Zn(OH)2, Al(OH)3, …) + dung dịch kiềm

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Tác dụng với axit

Bazơ + axit → muối + nước

H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

 

Tác dụng với oxit axit

Không phản ứng

Bazơ + oxit axit → muối axit hoặc muối trung hòa + nước

SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O

SO2 + NaOH → Na2HSO3 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ

Axit +oxit bazơ → muối + nước

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

Một số oxit lưỡng tính như ZnO, Al2O3, Cr2O3,… tác dụng với dung dịch bazơ

Tác dụng với muối

Axit + muối → muối mới + axit mới

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Bazơ + muối → Bazơ mới + muối mới

KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2

Phản ứng nhiệt phân

\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} oxit axit + nước

Một số axitoxit axit + nước

H2SO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO3 + H2O

\overset{t^{\circ } }{\rightarrow} oxit bazơ + nước

Bazơ không tanoxit bazơ + nước

Cu(OH)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CuO + H2O

3. Tính chất hóa học của muối

Tính chất hóa học

Muối

Tác dụng với kim loại

Kim loại + muối → muối mới + kim loại mới

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Điều kiện: Kim loại đứng trước (trừ Na, K, Ca,…) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy hoạt động hóa học) ra khỏi dung dịch muối của chúng.

Kim loại Na, K, Ca… khi tác dụng với dung dịch muối thì không cho kim loại mới vì:

Na + CuSO4 →

2Na + H2O → NaOH + H2

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ Na2SO4

Tác dụng với bazơ

Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Tác dụng với axit

Muối + axit → muối mới + axit mới

BaCl2 + AgNO3 → Ba(NO3)2 + AgCl

Tác dụng với muối

Muối + muối → 2 muối mới

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl

Nhiệt phân muối

Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} CaO + CO2

2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

Tìm hiểu thêm: Các công thức Lightroom giúp bạn tạo ra bộ ảnh tuyệt đẹp

Trên đây là bộ tài liệu cho người mất gốc hóa 8 9 bản chuẩn, đầy đủ và hoàn toàn miễn phí dành cho các em học sinh. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các em trong quá trình theo học mộn học này.