Tổng hợp bài văn khấn Thổ Công và Gia Tiên hàng tháng chi tiết nhất
Thắp hương cúng gia tiên và thần linh vào ngày mùng 1 và 15 (rằm) âm lịch hàng tháng từ lâu đã trở thành một phong tục không thể thiếu của người dân Việt. Ngoài sắm lễ đầy đủ, chọn văn khấn gì cũng được nhiều người chú trọng. Vậy bài cúng Thổ Công và Gia Tiên là gì? Có nên dùng chung văn khấn Thổ Công và Gia Tiên vào mỗi dịp đầu tháng ngày rằm không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp.
Nội Dung Chính
1. Văn khấn Thổ Công và Gia Tiên là gì
Theo truyền thống tín ngưỡng của ông cha ta vào mỗi dịp mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật, bài cúng để dâng lên Thổ Công và Gia Tiên. Mục đích của việc này để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với tổ tiên ông bà cũng như các vị thần linh trấn giữ ngôi nhà. Dưới đây là bài văn khấn Thổ Công và Gia Tiên đầy đủ nhất để quý gia chủ cùng tham khảo.
1.1. Văn khấn Thổ Công mùng 1 ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Thần Quân – Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần – Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Hương chủ (chúng) con tên là: ……………………………
Con lạy quan thần linh thổ địa số nhà…..đường…..phường…..quận….thành phố….
Hôm nay nhằm ngày…. tháng … năm 2019 Dương lịch (Tức ngày mùng 1 tháng…năm Kỷ Hợi), tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
- Tham khảo: Những lưu ý khi đọc văn khấn Thổ Công mùng 1 ngày rằm
1.2. Bài cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Hương chủ (chúng) con tên là: ………………… Sống tại: … Xã, … Huyện, … tỉnh
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng…. năm Kỷ Hợi 2019, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần)
- Ngoài ra bạn có thể xem thêm: Văn khấn gia tiên ngày rằm mùng 1 mới nhất
2. Có nên dùng chung văn khấn Thổ Công và Gia Tiên?
Thờ cúng gia tiên và thần linh là một phong tục tập quán bao đời nay của người Việt nhằm bày tỏ lòng biết ơn đến người thân đã khuất cũng như cầu mong sự phù hộ của các vị thần để được bình an, khỏe mạnh, tài lộc dồi dào. Được biết, phần lớn các gia đình Việt đều tách riêng bàn thờ ông bà tổ tiên và bàn thờ thần. Vì ‘dân thường’ và thần tiên là không cùng đẳng cấp và mục đích thờ phụng cũng khác nhau.
Thờ gia tiên là nhằm thể hiện lòng tri ân cũng như tưởng nhớ sự hy sinh của thế hệ trước. Còn thờ Thổ Công là mong muốn gia đạo bình yên, gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc. Chính vì sự khác biệt này mà văn khấn Thổ Công gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm không nên dùng chung.
Ngoài ra, bàn thờ Thổ Công không chỉ có một vị thần mà có nhiều vị thần khác tùy theo văn hóa tín ngưỡng vùng miền. Nơi thì cho rằng Thổ Công là vị tiên nhân trong bộ 3 ông Công ông Táo nên sẽ thờ chung thần đất, thần bếp núc và thần buôn bán. Nơi khác thì lại nghĩ Thổ Công là thần cai quản đất đai thì chính là ông Địa, như vậy cúng với chung ông Thần Tài. Bạn có thể xem thêm văn khấn ông Công ông Táo mùng 1 hàng tháng để biết sự khác biệt giữa tín ngưỡng các vùng miền. Dù là theo quan niệm nào thì văn khấn mùng 1 và ngày rằm là dùng cho cả những vị thần khác cùng bàn thờ với Thổ Công.
3. Những lưu ý khi thực hiện văn khấn Thổ Công và Gia Tiên
Một có một buổi cúng Thổ Công, Gia Tiên thể hiện sự chân thành và trọn vẹn nhất thì quý gia chủ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khi thực hiện bài văn khấn Thổ Công Gia Tiên mùng 1 hay ngày rằm thì phải ăn mặc nghiêm túc, quần áo chỉnh tề. Không nên mặc quần áo quá ngắn.
- Về không gian thực hiện bài cúng cần trang nghiêm thể hiện sự tôn trọng biết ơn với tổ tiên thần linh
- Về mâm cúng không cần quá cầu kỳ sang trọng nhưng vẫn phải có sự tươm tất đầy đủ.
- Về thời gian cúng thường trước 1 ngày tùy theo vùng miền. Khoảng thời gian được nhiều người lựa chọn để cúng Thổ Công và Gia Tiên thường từ 9h -10h sáng hoặc 6h – 7h tối.
Trên đây là đầy đủ chi tiết hai bài văn khấn Thổ Công và gia tiên mà bạn có thể tham khảo hàng tháng. Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều tin tức về tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng thi bạn hãy cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng không chỉ cập nhật thường xuyên thông tin bổ ích về phong thủy Việt mà còn cung cấp miễn phí các công cụ gồm: xem ngày tốt xấu, giờ hoàng đạo, hắc đạo, xem Bát tự, Tử vi, Bát trạch, xem tuổi,… để người dùng thuận tiện tra cứu.
Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS dưới đây:
Đánh giá post