Tổng hợp 9 công thức hình học lớp 5 cần ghi nhớ
Các công thức hình học lớp 5 đã được worldresearchjournals.com tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về tính diện tích, tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác,… nhằm giúp các em vận dụng vào làm bài tập môn Toàn hiệu quả hơn. Mời các em học sinh tham khảo.
Nội Dung Chính
Nội dung chương trình toán lớp 5
Khối lớp 5 là cao nhất và quan trọng nhất của cấp tiểu học, học sinh phải đảm bảo có kiến thức nền vững chắc để tiếp tục học lên khối trung học cơ sở. Cùng tìm hiểu tổng quan về chương trình Toán lớp 5 để xác định đâu là những công thức hình học mà các em cần đặc biệt chú ý.
Chương trình Toán 5 được chia làm 5 chương:
-
Chương 1: Ôn tập và bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ. Bảng đơn vị đo diện tích
-
Chương 2: Số thập phân, các phép tính với số thập phân
-
Chương 3: Hình học
-
Chương 4: Số đo thời gian. Toán chuyển động đều
-
Chương 5: Ôn tập
Tổng hợp 9 công thức hình học lớp 5 đầy đủ nhất
-
Công thức tính hình vuông
Định nghĩa: Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Chu vi hình vuông: được tính theo công thức là 4 lần chiều dài các cạnh của hình vuông
P = a x 4
Diện tích hình vuông: bằng hai chiều dài cạnh hình vuông nhân với nhau
S = a x a
Trong đó:
-
P: chu vi
-
S: diện tích
-
a: cạnh
-
Công thức tính hình chữ nhật
Định nghĩa: Hình chữ nhật là một hình tứ giác có bốn góc vuông
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Chu vi hình chữ nhật: bằng tổng giá trị chiều dài và chiều rộng nhân với 2
P = (a + b) x 2
Diện tích hình chữ nhật: bằng tích của chiều dài nhân với chiều rộng
S = a x b
Trong đó:
-
P: chu vi
-
S: diện tích
-
a: chiều dài
-
b: chiều rộng
-
Công thức tính hình bình hành
Định nghĩa: Hình bình hành là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song và bằng nhau
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Chu vi hình bình hành: được tính bằng tổng độ dài các đường bao quanh hình,, bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ
P = (a + b) x 2
Diện tích hình bình hành: được đo bằng độ lớn của bề mặt hình, là phần mặt phẳng ta có thể nhìn thấy của hình bình hành
S = a x h
Trong đó:
-
P: chu vi
-
S: diện tích
-
a: độ dài đáy
-
b: cạnh bên
-
h: chiều cao
-
Công thức tính hình thoi
Định nghĩa: Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Chu vi của hình thoi: được tính bằng độ dài một cạnh nhân với 4
P = a x 4
Diện tích của hình thoi: được tính bằng nửa tích (1/2) độ dài của hai đường chéo
S = (m x n) : 2
Trong đó:
-
P: chu vi
-
S: diện tích
-
a: cạnh
-
m: đường chéo thứ nhất
-
n: đường chéo thứ hai
-
Công thức tính hình tam giác
Định nghĩa: Tam giác là hình gồm ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Chu vi tam giác thường: bằng tổng độ dài 3 cạnh
P = a + b + c
Diện tích tam giác thường: được tính bằng 1/2 tích chiều cao hạ từ đỉnh nhân với chiều dài cạnh đáy đối diện của đỉnh tam giác đó
S = (a x h) : 2
Chiều cao của tam giác: là đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến cạnh đối diện
h = (S x 2) : a
Cạnh đáy tam giác
a = (S x 2) : h
Trong đó:
-
P: chu vi
-
S: diện tích
-
a: cạnh đáy
-
b: cạnh thứ nhất
-
c: cạnh thứ hai
-
h: chiều cao
-
Công thức tính hình tam giác vuông
Định nghĩa: Tam giác vuông là một tam giác có một góc là góc vuông (góc 90 độ).
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Diện tích tam giác vuông: bằng một phần hai cạnh góc vuông
S = (a x b) : 2
Trong đó:
-
S: diện tích
-
a: cạnh góc vuông thứ 1
-
B: cạnh góc vuông thứ 2
-
Công thức tính hình thang
Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Chu vi hình thang: bằng tổng độ dài của hai đáy và hai cạnh bên
P = a + b + c + d
Diện tích của hình thang: bằng chiều cao nhân với trung bình cộng của tổng hai cạnh đáy
S = (a + b) x h : 2
Chiều cao hình thang
h = (S x 2) : a
Cạnh đáy hình thang
a = (S x 2) : h
Trong đó:
-
a và b: cạnh đáy
-
c và d: cạnh bên
-
h: chiều cao
-
Công thức tính hình thang vuông
Định nghĩa: Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông. Nói cách khác hình thang vuông là một trường hợp đặc biệt của hình thang.
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Chu vi hình thang vuông: bằng tổng độ dài của hai đáy và hai cạnh bên
P = a + b + c + d
Diện tích của hình thang vuông: bằng chiều cao nhân với trung bình cộng của tổng hai cạnh đáy
S = (a + b) x h : 2
Trong đó:
-
a và b: cạnh đáy
-
c và d: cạnh bên
-
h: chiều cao
-
Công thức tính hình tròn
Định nghĩa: Hình tròn là một vùng trên mặt phẳng nằm bên trong đường tròn. Tâm, bán kính và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó.
Định nghĩa công thức tính
Công thức tính
Bán kính: là độ dài từ tâm đến cạnh của hình tròn
r = d : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14
Đường kính: là khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm bất kỳ trên đường tròn đó
d = r x 2 hoặc d = C : 3,14
Chu vi hình tròn: là đường biên giới hạn của hình tròn
C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14
Diện tích hình tròn: bằng bình phương bán kính nhân với Pi
A = r x r x 3,14
Trong đó:
-
C: chu vi
-
A: diện tích
-
r: bán kính
-
d: đường kính
Cách nhớ các công thức tính hình học lớp 5 nhanh và hiệu quả
-
Cần hiểu bài
-
Tóm tắt bài học
-
Nhẩm công thức trong đầu
-
Làm bài tập thường xuyên
-
Học nhóm
Trên đây là tất cả các công thức hình học lớp 5, kể cả những công thức mở rộng. Hy vọng, sau bài viết này, các em học sinh đã nắm chắc hơn các công thức toán tiểu học cần ghi nhớ. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm học tốt môn Toán sau nhé!