Tổng hợp 10 cách điều trị dị ứng da tại nhà đơn giản, nhanh chóng | Cleanipedia

Dị ứng da là gì? Các triệu chứng của bệnh dị ứng da

Khi hàng rào bảo vệ gan bị tác động mạnh dẫn đến rối loạn, hệ miễn dịch cơ thể sẽ tự sản sinh ra các phản ứng tự vệ trước những tác nhân gây kích ứng da, khiến da trở nên sưng đỏ và mẫn cảm, đó là dị ứng da. Các tác nhân gây dị ứng luôn có mặt trong môi trường xung quanh chúng ta, đó có thể là bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật hay thậm chí là thực phẩm, thời tiết bên ngoài.

Ngoài những yếu tố kể trên, dị ứng da còn bắt nguồn từ việc chức năng gan bị suy giảm, khiến khả năng đào thải chất độc trong cơ thể giảm sút, độc tố không được đào thải sẽ tích tụ dưới da, khiến da trở nên viêm nhiễm và ngứa ngáy. 

Tại Sao Cơ Thể Nổi Mẩn Ngứa Khi Trời Nóng? Cách Điều Trị Hiệu Quả?Tại Sao Cơ Thể Nổi Mẩn Ngứa Khi Trời Nóng? Cách Điều Trị Hiệu Quả?

Các triệu chứng dị ứng da có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thế. Thông thường, chúng sẽ tập trung thành từng mảng ở một vài khu vực nhất định như tay, lưng, cổ, da mặt,… Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị phát ban toàn thân. Dị ứng da có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua một số triệu chứng phổ biến như:

  • Da khô ráp, trở nên nứt nẻ bong tróc.

  • Vùng da bị tổn thương có cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát.

  • Da bị nổi mẩn đỏ, sưng viêm.

  • Có các triệu chứng phát ban, nổi mề đay kèm theo.

  • Mắt ngứa và đỏ.

  • Các đốm mụn nhỏ li ti tập trung thành từng mảng trên da.

  • Xuất hiện mụn nước, mụn mủ trên da.

  • Họng, lưỡi và mô có cảm giác khô nóng, sưng đau.

  • Đối với dị ứng da mặt thì sẽ xuất hiện mẩn ngứa, đỏ tấy. 

10 cách điều trị dị ứng da tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa, bạn cần chủ động phòng bệnh và chữa bệnh ngay tại nhà. Có một vài cách điều trị dị ứng da tại nhà tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kể. 

1. Chườm lạnh hoặc tắm bằng nước mát

Nguyên nhân mề đay mẩn ngứa xuất hiện trên da là vì mao mạch ở lớp trung bì bị các tác nhân gây dị ứng kích thích. Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nhẹ của dị ứng da, bạn có thể dùng nước mát để tắm hoặc chườm lạnh. 

  • Nếu lựa chọn phương pháp chườm lạnh, bạn chỉ cần chuẩn bị khăn hoặc túi chườm lạnh đặt lên vùng da bị mẩn đỏ. Các mao mạch khi gặp hơi lạnh sẽ tự động co lại, làm dịu da và giảm ngứa.

  • Tắm nước mát thường được áp dụng cho những trường hợp dị ứng da nổi mẩn đỏ diện rộng. Tắm bằng nước mát sẽ giúp loại bỏ phần nào tác nhân gây kích ứng, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và làm giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu.

2. Dùng nha đam để giảm dị ứng da

Nha đamNha đam

Nha đam cũng là một trong những cách điều trị dị ứng da hiệu quả. Trong nha đam có chứa khá nhiều nước, axit amin và vitamin có công dụng làm ẩm, dịu và giảm nóng da. Ngoài ra, hoạt chất chống oxy hóa có trong nha đam còn hỗ trợ phục hồi tế bào bị tổn thương, hạn chế để lại thâm sạm. Muốn dùng nha đam để giảm dị ứng da, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Làm sạch vùng da bị mẩn đỏ.

  • Chuẩn bị một miếng nha đam vừa đủ, rửa sạch và cắt bỏ phần vỏ bên ngoài.

  • Dùng thìa nạo phần gel trong nha đam rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

  • Chờ trong khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước sạch. 

3. Dùng bột yến mạch điều trị dị ứng da

Bột yến mạchBột yến mạch

Hàm lượng kẽm có trong yến mạch rất dồi dào, cộng thêm các acid ferulic, beta-glucan và avenanthramides nên có công dụng làm dịu da đáng kể. 

  • Lấy khoảng 5 thìa bột yến mạch, cho vào 1l nước, bắt lên bếp đun sôi cho đến khi yến mạch nở hoàn toàn. 

  • Cho thêm một ít nước vào hỗn hợp trên để có độ ẩm vừa đủ. 

  • Làm sạch vùng da bị mẩn đỏ, dùng yến mạch đã chuẩn bị ở trên thoa trực tiếp lên da. 

  • Có thể dùng tay mát xa nhẹ nhàng để giảm ngứa và giảm viêm.

  • Trong trường hợp bị nổi mẩn đỏ diện rộng, bạn có thể cho yến mạch vào nước để tắm, hỗ trợ phục hồi da. 

4. Uống nhiều nước

Một cách điều trị dị ứng da vô cùng đơn giản, tiết kiệm mà khá nhiều người bỏ qua đó là uống nhiều nước. Khi uống đủ nước, chất điện giải trong cơ thể sẽ được cân bằng, thúc đẩy quá trình hydrat hóa để da luôn mềm mịn, khỏe khoắn. Hơn nữa, các độc tố bên trong cơ thể cũng được đào thải ra bên ngoài nếu bạn uống đủ nước.

5. Uống trà hoa cúc để giảm triệu chứng dị ứng da

Ngoài tác dụng an thần, giảm stress và giúp ngủ ngon, trà hoa cúc còn hỗ trợ giảm các triệu chứng dị ứng da hiệu quả, thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da bị tổn thương và tăng cường hoạt động bài tiết để da luôn dịu nhẹ, dễ chịu.

6. Sử dụng kem vitamin B5 hoặc kem có chứa kẽm

Cách chăm sóc da tay bị khô tại nhà bằng cách thoa kem dưỡng mềm mịnCách chăm sóc da tay bị khô tại nhà bằng cách thoa kem dưỡng mềm mịn

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng có chứa vitamin B5, hoàn toàn lành tính và chuyên hỗ trợ phục hồi các làn da khô ráp, dị ứng, mẩn đỏ. Vitamin B5 sẽ giúp dưỡng ẩm sâu, tăng cường hàng rào bảo vệ da và kích thích quá trình phục hồi và tái tạo da. Trong khi đó các sản phẩm có chứa kẽm sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm nhiễm và làm dịu da. 

7. Điều trị dị ứng da với mật ong tại nhà

Mật ong thiên nhiên có chứa rất nhiều dưỡng chất quý báu, vừa tăng cường hệ miễn dịch, có tính kháng khuẩn, vừa cải thiện các vấn đề về dị ứng da.

  • Làm sạch vùng da mẩn đỏ và lau khô bằng khăn mềm.

  • Dùng mật ong nguyên chất hoặc chuẩn bị hỗn hợp mật ong với nha đam, chanh để bôi vào vùng da bị tổn thương. 

  • Chờ trong khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.  

8. Tắm lá chè xanh chữa dị ứng

Nhờ vào đặc tính thanh mát, có chức năng giải độc, thanh lọc cơ thể nên chè xanh được đưa vào một trong những cách điều trị dị ứng da an toàn và hiệu quả. Các hoạt chất vốn có trong trà xanh sẽ kích thích phục hồi làn da bị tổn thương, giảm khả năng hình thành sẹo trên da. 

khử mùi hôi tủ lạnh bằng lá trà xanhkhử mùi hôi tủ lạnh bằng lá trà xanh

  • Chọn lá chè xanh tươi, không vàng úa, không sâu bệnh, đem rửa sạch rồi để ráo.

  • Chuẩn bị một thau nước muối, cho chè xanh vào ngâm trong khoảng 15 phút để loại bỏ chất bẩn.

  • Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá chè vào.

  • Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp, đợi khoảng 10 phút cho nước chè nguội bớt rồi hòa thêm nước lạnh vào tắm.

  • Tắm nước này từ 1 đến 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.

9. Điều trị dị ứng da với bạc hà

Bên cạnh chè xanh, bạc hà cũng là một trong những nguyên liệu giúp chữa trị dị ứng da khá tốt. Với các thành phần như axit salicylic và vitamin A, giúp điều hòa tuyến bã nhờn, làm sạch da, giảm ngứa và chống viêm hiệu quả.

  • Dùng lá bạc hà pha với nước để tắm hằng ngày. Cách pha tương tự như trên.

  • Dùng lá bạc hà giã nát, đem trộn với nha đam, mật ong để đắp mặt có thể làm da mặt giảm mẩn đỏ đáng kể.

10. Dùng thuốc kháng H1 không kê toa

Nếu các biện pháp nêu trên vẫn không giúp tình trạng bệnh thuyên giảm, bạn có thể đến gặp bác sĩ để tham khảo cách sử dụng thuốc kháng H1. Theo ScienceDirect, thuốc kháng H1 giúp ức chế 5-lipoxygenase, và không có hoạt tính kháng cholinergic, antiadrenergic hoặc antiserotonin, thường được dùng để điều trị các phản ứng của dị ứng da, làm các vùng da tổn thương được phục hồi nhanh chóng.

Tuy nhiên phải hết sức cẩn thận khi dùng thuốc, cần xác định được cơ địa có mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc hay không, và cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Những lưu ý khi điều trị dị ứng tại nhà

3 Mẹo giúp hạn chế tình trạng dị ứng ở trẻ, mẹ nhất định phải nhớ3 Mẹo giúp hạn chế tình trạng dị ứng ở trẻ, mẹ nhất định phải nhớ

Để các cách điều trị dị ứng da tại nhà được phát huy hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các biện pháp nêu trên chỉ thực sự hiệu quả đối với những trường hợp vừa mắc bệnh hoặc mắc bệnh nhẹ, chưa chuyển sang giai đoạn bội nhiễm và hoại tử da.

  • Cần thực hiện các biện pháp trên đều đặn, kiên nhẫn mới có kết quả rõ rệt.

  • Không dùng tay hay bất cứ dụng cụ nào khác gãi, chà xát hay tác động vào vùng da bị tổn thương để tránh vết thương trở nên nghiêm trọng.

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm để tránh ma sát với da.

  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

  • Tránh hoạt động mạnh, chỉ luyện tập thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng với cường độ hợp lý.

  • Không dùng những thực phẩm hoặc thuốc có tác nhân gây dị ứng, tránh để tình trạng bệnh trở nặng.

  • Bước đầu nên tự điều trị tại nhà trong khoảng 3 ngày, nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị chuyên khoa hiệu quả nhất.

Vừa rồi là tổng hợp những kinh nghiệm trong điều trị da dị ứng, tuy nhiên để nhanh chóng xử lý tình trạng dị ứng, nhanh chóng đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị hợp lý. 

>> Xem thêm: 

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo