Tổng Hợp Những Bài Văn Khấn Cổ Truyền Tại Các Chùa , Đình Lớn Nhất Việ
Tổng Hợp Những Bài Văn Khấn Cổ Truyền Tại Các Chùa , Đình Lớn Nhất Việt Nam Phần 3
05/02/2021
Shop Hà Nội Giá Rẻ
Khi Nào Nên Đeo Trang Sức Hình Phật Bản Mệnh
Đeo Phật Bản Mệnh Có Tác Dụng Gì?
Sức mạnh uy đức và lòng từ bi của đức Phật Bản Mệnh tương ứng với 12 con giáp sẽ được gia trì tiêu trừ bệnh tật chướng ngại, an vui tự tại, thọ mạng dài lâu.
Với những người lớn tuổi, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh bên mình để được ngài nhắc nhở việc Thành Tâm Niệm Phật, đồng thời nhờ ngài mà giữ được: Thân, Nghiệp, Ý và Sự Bình Yên trong lòng.
Với những bạn trẻ, việc đeo mặt dây chuyền Phật Hộ Mệnh giúp hóa dữ thành lành, công danh và tiền tài ngày càng phát triển. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn, giữ mọi mối quan hệ tốt đẹp với xã hội.
Với những người thường xuyên làm việc ở những nơi nặng khí âm như nhà xác, nghĩa trang… ngài sẽ che chở đề không bị tà khí xâm nhập, tránh xa ma quỷ.
Phật dạy: Rời xa kiến chấp, an lạc niết bàn, hàng phục ma chướng, chứng đắc trí tuệ sáng suốt, thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, vượt khỏi giả danh, không còn chỗ thọ của bản ngã, không bị ràng buộc các pháp ác của tà ma ngoại đạo. Đó là chỗ nhận biết của người trí tuệ và là chỗ cư trú các bậc thánh, các bồ tát, các bậc giác ngộ. Chư Phật, Bồ Tát đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh, mang theo Phật Bản Mệnh bên mình thì công đức vô lượng, tăng cường phong thủy. Không chỉ mang tới cho mình may mắn, phúc lành mà còn kết thiện duyên. Và quan trọng hơn cả là mang Phật bên người thì hãy có Phật trong tâm, tránh ác hành thiện là loại phong thủy tốt nhất.
—————–
Văn khấn đền Vua Hùng .
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một ngày trong năm để tưởng nhớ đến những người đi trước đã có công khai phá, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Với dân tộc Việt Nam cũng vậy, ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm là một ngày vô cùng trọng đại, ngày mà chúng ta vẫn thường gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương để nhớ đến các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
Ngày này, người dân từ khắp nơi lại tề tựu đông đủ về Đền Hùng – Phú Thọ để hòa chung không khí ngày lễ. Người dân cũng cần chú ý chuẩn bị mâm cỗ cúng và bài văn khấn giỗ tổ Hùng Vương.
Văn khấn đền thờ Vua Hùng là hình thức kết nối giữa người trần mắt thịt và cõi tâm linh. Chắc chắn rằng khi tới với Đền Hùng, mỗi một du khách sẽ chuẩn bị cho mình rõ ràng và cụ thể nhất những bài khấn đi Đền Hùng cho riêng mình. Thông qua bài khấn đi lễ Đền Hùng, du khách mong muốn sẽ thể hiện được những mong muốn, nguyện vọng và suy nghĩ của mình. Mục đích chính của các văn khấn tại Đền Hùng chính là để thần linh có thể soi xét, giúp bạn thực hiện đúng như những nguyện vọng đó. Đến với Đền Hùng bạn phải xây dựng và chuẩn bị cho mình những bài khấn khi đi Đền Hùng thật thành tâm, nghiêm túc nhất với không khí tâm linh của đền.
Chắc chắn rằng văn khấn Đền Hùng Phú Thọ phải có lời mở đầu thật trang nghiêm. Phần đầu du khách nên gửi lời chào tới các vị thần, thể hiện sự trân trọng, tôn trọng những vị thần này. Nên chú ý trong bài khấn lễ Đền Hùng phải đọc rõ và đúng các tên vị thần mà mình muốn khấn vái, sau đó mới tới mong muốn, nguyện vọng của chính mình. Đặc biệt những nguyện vọng này cần phải chân chính, không ảnh hưởng tới bất cứ ai khác.
Không chỉ chuẩn bị các văn khấn khi đi lễ Đền Hùng mà du khách cũng nên chuẩn bị văn khấn cúng tại đền ông Hoàng Bảy ngay tại Đền Hùng. Đây thật sự là vấn đề không thể thiếu trong những buổi lễ để lễ cúng thêm phần trang trọng, đơn giản và đầy đủ nhất.
Sắm lễ .
Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) .
Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng).
Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.
Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân.
Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.
Bên cạnh đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau đều bao gồm: Xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc (bắt buộc phải là gà trống thiến), thịt lợn (bắt buộc là lợn đen).
Văn khấn đền Vua Hùng .
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, Thánh hiền.
Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.
Con tên là. địa chỉ.
Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.
Kính xin độ trì phù hộ,Mọi chuyện tốt lành bình an.
Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.
Đi đến nơi, về đến chốn,Tai qua nạn khỏi tháng ngày .Cầu được ước thấy, gặp may, mọi điều hanh thông, thuận lợi.
Con cái học hành tấn tới, ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha, thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.
Tình duyên gặp người kiếp trước, ý trung nhân xứng muôn phần.Tình xa duyên thắm như gần, suốt đời yêu thương nhất mực.Đi làm… thăng quan tiến chức, buôn bán một vốn bốn lời.
Hạnh phúc thanh thản một đời. nam mô a di đà phật .
Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
———-
Bài văn khấn khi đi chùa Ba Vàng .
Chùa (đền, miếu,..) là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Việt từ rất lâu đời. Theo phong tục cổ truyền thì người Việt trong các ngày mùng 1, ngày rằm hay ngày lễ tết, hoặc những ngày trọng đại thường đến chùa cầu khấn. Nhờ vào nghiệp lực vô biên của Phật, Bồ Tát đại bi và Hiền Thánh mọi việc người trần cầu khấn đều có thể trở thành hiện thực.
Những điều trong văn khấn đi chùa của mọi người thường là cầu duyên, cầu may, cầu sức khỏe, cầu sống lâu, cầu tai qua nạn khỏi, cầu yên vui thân mệnh, cầu gia đình hạnh phúc hoặc cho thế giới mãi hòa bình,… Mọi ước vọng thể hiện trong các bài văn khấn sẽ có thể đến với người ở thế giới bên kia và mang đến những ý nghĩa tâm linh trong đời sống người đang sống.
Mỗi vị, mỗi ban là có cách khấn khác nhau. Chính vì thế nhiều người không khỏi băn khoăn cách khấn khi đi chùa như thế nào là chuẩn hay bài văn khấn khi đi chùa là gì? Để trả lời cho băn khoăn này thì bạn nên xác định những mong muốn, những điều muốn cầu xin và khấn theo văn khấn đi chùa với lòng thành tâm nhất.
Cách sắm lễ khi đi chùa bà vàng .
Khi đi dâng hương tại chùa chỉ sắm lễ chay.
Ví dụ như: hoa, quả, oản phẩm, xôi chè, hương,… không nên sắm đồ ăn mặn như thịt, giò, chả,…
Bởi quan niệm của người xưa cho rằng sắm đồ mặn sẽ chỉ được chấp nhận nếu khu vực của chùa có vị Thánh, Mẫu. Không dâng đồ ăn mặn ở khu vực Phật điện có nghĩa là những thờ tự chính ở các ngôi chùa.
Không nên sắm tiền âm phủ hay đồ vàng mã để dâng lễ Phật ở chùa.
Nếu sắm những lễ vật này rồi thì bạn nên đặt ở bàn thờ Thánh Mẫu, Thần Linh hoặc bàn thờ Đức Ông. Tại ban thờ Phật, Bồ Tát (ở chính điện) kiêng tiền âm phủ, đồ hàng mã và ngay cả tiền thật. Tiền thật có thể cho vào hòm công đức của chùa.
– Loại hoa dâng lễ Phật là hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoặc hoa sen,… không nên dùng hoa dại.
Ngoài ra trước khi dâng hương lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh như kiêng giới, làm việc thiện, ăn chay,…
Lễ vật khi đi chùa trong các ngày cầu siêu cho ông bà, cha mẹ thậm chí là cô hồn vào rằm tháng 7 tại chùa thì sắm những đồ đặc trưng như: đồ hàng mã mũ, áo, xe,… nhưng tuyệt đối không sắm hình nhân thế mạng. Cúng chúng sinh không thể thiếu cháo lá đa, bánh đa, khoai,… Những lễ vật này đều dâng lên bàn thờ Đức Thánh chứ không dâng Phật. Còn nếu gia đình muốn cầu siêu thì nên hỏi qua chỉ dẫn của các vị tăng trụ của chùa.
Trình tự thực hiện khi đi lễ chùa chuẩn xác nhất.
Bước : Đặt lễ vật đã sắm lên bàn thờ Đức Ông.
Sắm sửa lễ vật đúng theo quy định, thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.
Bước 2: Đặt lễ lên hương án của chính điện.
Sau khi hoàn tất việc đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện. Tại đây thắp đèn nhang, thỉnh theo 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát..
Bước 3: Thắp hương ở tất cả các ban thờ khác.
Tiếp đó đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Lưu ý khi thắp hương đều có 3 hoặc 5 lễ. Trong trường hợp điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đặt lễ, dâng hương tại đó và cầu những ý nguyện thành tâm.
Bước 4: Lễ nhà thờ tổ hay còn được gọi là nhà Hậu.
Bước 5: Tạ lễ .
Trên đây là các thông tin về cách đi lễ chùa thế nào cho đúng. Mong rằng, với bài viết trên, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về cách đi lễ chùa, và đọc bài văn khấn khi đi chùa đúng cách.
Nội dung bài văn khấn đi chùa Ba Vàng
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài văn khấn khi đi lễ chùa ( hay còn gọi là bài văn khấn nôm khi đi lễ chùa) tại chùa Đức Ông Đức Chúa Ông
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa …………………………….
trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
—————————
Bài văn khấn cúng Bà Chúa Xứ trên núi Sam ở Châu Đốc .
xin giới thiệu một bài viết đầy đủ nhất về cúng bà Chúa Xứ cùng với toàn bộ sự tích linh thiêng về địa danh nổi tiếng trên dốc núi Sam ở Châu Đốc. Cùng với bài văn khấn bà chúa Xứ để xin Lộc. Nào cùng bắt đầu hành trì đến với Châu Đốc.
Bà chúa Xứ Châu Đốc .
Châu Đốc cách thành phố hồ chí minh khoảng 250km, cách thành phố Long Xuyên khoảng 55km, là một thị xã trực thuộc tỉnh An Giang, nằm bên ngã ba của sông Châu Đốc và sông Hậu sát biên giới Việt Nam với Campuchia. Thị xã Châu Đốc có chiều dài lịch sử gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về Bà Chúa Xứ Núi Sam – nơi có Lễ hội Bà Chúa Xứ vào khoảng tháng Tư âm lịch hàng năm.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam .
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Kiến trúc có dạng chữ “”quốc””, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Trông từ xa, ngôi miếu như một bông sen xanh ngự uy nghi trên cao để người đời hướng về bái vọng. Lại gần, khách sẽ thấy ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son.
Văn khấn cúng miếu bà chúa Xứ núi Sam .
“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ.
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….
Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”
Xin lộc bà chúa Xứ .
“Ai đi cũng nên xin một bao lì xì lộc bà về cho may mắn nha…nói thẳng trong bao có khi là tiền, có khi là tấm áo Bà Mặc cắt ra làm lộc
Cách sử dụng lộc Bà Chúa Xứ như sau:
Khi rước lộc về nhà, thỉnh lộc bà lên một cái dĩa, sau đó để 4 ly nước suối kế bên, cầm từng ly lên khấn cung nghinh bà về cư gia, cứ mỗi ly nước ta khấn xong ta chế 4 góc nhà.Sau đó trân trọng đặt lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm chứ không nên để chỗ thờ Ông Địa như các nhà thường làm. Sẽ khinh thường bà, mà ông địa ông thần tài năm đó cũng không về được khánh.Khi đặt lên thì trong 9 ngày phải thay nước và 3 ngày thay trầu cau 1 lần.
Sau đó ta có thể bỏ bóp hay để bàn thờ nhưng ta nhớ thường xuyên khấn Bà xin độ cho chúng con. Nếu để bàn thờ thì nên đặt thêm quanh bao lộc đó 5 thứ ngũ cốc.
Cuối năm ngày 23 âm lịch hóa bao lộc này .
Vía Bà Chúa Xứ.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước Nam Bộ. Lễ hội diễn ra từ ngày 22 đến 27- 4 âm lịch, thu hút khoảng 4,5 triệu lượt du khách mỗi năm đến hành hương, dâng lễ cũng như chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất An Giang. Lễ hội được công nhận là lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001, được phục dựng lại các nghi thức truyền thống do ban quản trị lăng miếu đảm trách.
Chính lễ của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam diễn ra trong ba ngày, gồm: Lễ Phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh Núi Sam xuống Lăng Miếu; Lễ tắm Bà; Lễ Túc yết và Xây Chầu; Lễ Chánh tế; Lễ Hồi sắc,… Trong đó quan trọng nhất là Lễ tắm Bà diễn ra vào khuya ngày 22-4 âm lịch.
Tượng bà chúa Xứ .
Như tên gọi, với những đường nét kiến trúc đặc trưng của nền nghệ thuật trầm mặc mà bay bỗng phương đông, ngôi miếu đồ sộ này chỉ thờ độc nhứt một pho tượng cổ. Đó là tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam, có kích thước to hơn người thật (tư thế ngồi, cao 1,65m).
Pho tượng đặt trên một bệ cao, kiên cố, được trang điểm bằng sơn dầu cho tăng thêm thần sắc. Do toàn thân có choàng áo rộng lộng lẫy phủ kín cả tay và chân nên rất ít người được mục kích kiểu thế ngồi của tượng.
Mắt tượng nhìn thẳng về hướng đông, uy nghiêm mà hiền ái, phúc hậu, như chan chứa cả một tấm lòng bao dung, tế độ.
Bà chúa Xứ là ai ?
Hiện nay tồn tại khá nhiều dị bản khác nhau về sự hình thành Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Đây được xem là tổ miếu của dạng thức tín ngưỡng này, có qui mô lớn nhất vùng, không chỉ mang ý nghĩa phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cư dân địa phương, mà còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch.
Sự tích bà chúa Xứ .
Bài viết ngắn này sẽ đề cập đến 4 sựu tích về Ba Chúa Xứ như sau:
Sự tích bà Chúa Xứ Châu Đốc thứ nhất:
Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh.
Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được.
Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này.
Theo chúng tôi, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc nặng về phần lễ nghi hơn. Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc là sự kết hợp của văn hóa nông nghiệp và triết lý âm dương của người Việt. Triết lý âm dương của người Việt thể hiện qua huyền thoại về việc di dời tượng bà từ đỉnh núi Sam Châu Đốc bằng 9 cô gái đồng trinh.
—————–
Bài Văn Khấn Chùa Trấn Quốc .
Chùa Trấn Quốc từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch, trung tâm Phật giáo vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam. Đặc biệt, nhờ sự linh thiêng , lịch sử hàng ngàn năm, mà đi lễ chùa Trấn Quốc trở thành niềm tin tín ngưỡng của nhiều người. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích khi đến thăm chùa Trấn Quốc.
Chùa Trấn Quốc ở đâu
Chùa Trấn Quốc nằm tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ của Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Ngôi chùa này từng được coi là trung tâm Phật giáo của triều Lý – Trần tại kinh thành Thăng Long. Năm 2016, Chùa Trấn Quốc được báo Daily Mail của Anh bình chọn là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Do nằm ở ngay trung tâm thành phố Hà Nội, nên du khách đến đây có thể lựa chọn nhiều khách sạn để nghỉ chân cũng như tiện di chuyển đi thăm quan những địa điểm khác.
Sự tích chùa Trấn Quốc
Sự tích chùa Trấn Quốc tương truyền rằng, hồ được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (năm 541-547) với tên gọi Khai Quốc. Tính đến nay, chùa đã có gần 1500 lịch sử và được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Hà Nội. Ban đầu, chùa Trấn Quốc hồ Tây nằm gần bờ sông Hồng ở thôn Yên Hoa. Tuy nhiên, sau trận lũ năm 1615 khiến đê bị sạt lở thì chùa được vua thời bấy giờ là Lê Trung Hưng cho di dời vào trong đê Yên Phụ thuộc gò đất Kim Ngưu.
Khoảng thế kỷ XVII, chúa Trịnh ra lệnh đắp đê Cố Ngự để làm đường ra chùa. Đến thời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705), với hy vọng ngôi chùa sẽ giúp xua tan các loại tai ương, mang lại sự an cư lạc nghiệp cho nhân dân, nơi đây được đổi tên thành chùa Trấn Quốc. Tên gọi này vẫn tồn tại đến ngày nay.
Đi chùa Trấn Quốc cầu gì?
Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng, du khách có thể chọn mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng để đi lễ chùa Trấn Quốc. Bạn có thể thắp nhang và cầu xin bình an, sức khỏe, an khang cho bản thân cũng như gia đình.
Một số người thường tìm đến chùa Trấn Quốc vào ngày lễ Vu Lan với mong muốn cầu chúc sức khỏe cho cha mẹ. Đây không chỉ là tấm lòng hiếu thảo muốn đáp đền ơn dưỡng dục của bậc sinh thành mà còn góp phần bồi đắp thêm truyền thống yêu kính cha mẹ của dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, chùa Trấn Quốc còn nổi tiếng với lễ hội cầu may thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới. Trong thời gian này có rất nhiều du khách gần xa đến tham quan cũng như cầu chúc may mắn, mong muốn một năm thuận buồm xuôi gió.
Ngoài ra, ngôi chùa này còn được nhiều bạn trẻ biết tới nhờ sự linh thiêng trong việc cầu duyên, xin duyên. Những đôi nam nữ đến đây thường cầu xin tình duyên suôn sẻ, sớm tìm được người kết đôi.
Nhắc đến những ngôi chùa, người ta thường chỉ nghĩ đơn giản đi chùa lễ Phật. Tuy nhiên, khi đi lễ chùa Trấn Quốc, du khách sẽ được thưởng ngoạn một không gian được bài trí vô cùng đẹp mắt, với cảnh sắc chùa hòa cùng non nước, cây cối, trời đất tạo nên vẻ đẹp hiếm có. Đây là một địa điểm bạn không nên bỏ qua khi chọn mua tour du lịch trọn gói tại Hà Nội, nhất là vào những dịp đầu năm mới.
Bài Văn Khấn Chùa Trấn Quốc .
Dù là thắp hương ở nhà vào ngày Tết, mùng 1, ngày rằm hay đi lễ chùa thì bạn cũng cần chuẩn bị văn khấn để khấn trước các ban thờ bài bản, đầy đủ, thể hiện được tấm lòng. Do đó, trước khi bạn đến chùa Trấn Quốc cầu bình an thì bạn cần sắm lễ và chuẩn bị bài văn khấn đúng chuẩn. Ngay dưới đây là phần gợi ý bài văn khấn chùa Trấn Quốc dành cho bạn:
Con lạy 9 phương trời, con lạy 10 phương đất.
Con lạy chư Phật mười phương, con lạy mười phương chư Phật.
Con lạy chư Vị Đức Phật, chư Vị Bồ Tát, chư Vị La Hán, chư Vị Hộ Pháp.
Tên con là:
Cư trú tại địa chỉ:
Hôm nay con đến đây, tại Chùa Trấn Quốc.
Xin được chân tâm bái tạ các Vị đã phù hộ độ trì cho gia quyến chúng con suốt thời gian qua, giúp đỡ chúng con được bình an, mạnh khỏe trong cuốc sống (một tạ).
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy người, việc dương chưa tỏ, việc âm chưa thấu, tham sân si đều có lúc phạm phải. Nếu có đôi điều lầm lỡ xin được nhất tâm sám hối mong các Vị tha thử bỏ qua đại xá cho (hai sám hối).
Nay tất niên xuân tiết năm . con ngửa trông ơn các Vị cho chúng con được giải sao giải hạn, tiêu ách trừ tai ương, an sinh bản mệnh, vững vàng bản tâm, thân gần bậc tôn quý, xa lánh kẻ tiêu nhân, không cho thị phi đố kị gây khó dễ trên trần thế. Các Vị độ cho chúng con được thân khang tuệ minh, diên sinh trường thọ, bền chí bền tâm, khai tâm khai sáng.
Chúng con nguyện làm việc thiện, tránh làm việc ác, nguyện sửa đổi bản thân tránh phạm phải những lỗi lầm trên trần thế. Ngửa trông ơn các Vị phù hộ độ trì, đùm bọc chở che. Chúng con xin chân tâm bái tạ.
Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
—————-
Văn khấn ở ban Tam Bảo chùa Thiên Trù, động Hương Tích .
Ngày nay, theo phong tục tập quán người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh…
Chùa cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh trong nhiều trường hợp đã đi vào cuộc sống tinh thần của con người. Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu nguyện các Chư vị phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Văn khấn ở ban Tam Bảo chùa Thiên Trù, động Hương Tích .
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Đệ tử con xin thành tâm kính lạy mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp thiện thần, Thiên long bát bộ.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm ………….
Tín chủ con là:
Ngụ tại:
Thành tâm dâng lên lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa mười phương thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ.
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi cực lạc phương Tây.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi phương Đông.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Hộ pháp thiện thần chư thiện Bồ Tát kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …. (công dan, tài lộc, giải hạn, bình an,…). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn nguyện.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
——————
Những lưu ý khi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Bình Dương .
Chùa bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Bình Dương nổi tiếng bởi sự linh thiêng và được nhiều du khách thập phương đến để thắp nhang chiêm bái. Chùa bà Thiên Hậu Cung được quản lý bởi bốn ban người Hoa đương nhiệm, để duy trì những hoạt động lễ hội cũng như việc cúng bái, dúng dường của gia chủ thập phương đến từ nhiều tỉnh thành. Đa số khách thập phương đến cúng bái Bà Thiên Hậu để cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên quý gia chủ nên lưu ý những điều sau để việc cầu xin được tốt hơn.
Những lưu ý khi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Bình Dương.
Xin keo .
Hiện nay khi đi chùa quý gia chủ sẽ xin keo ở dưới bàn giữa ngay chánh điện nơi đặt tượng Bà Thiên Hậu. Quý gia chủ nên khấn nguyện việc cần xin rồi thảy keo trong 3 lần, nếu như được âm, dương thì chúc mừng gia chủ đã được bà chứng lời cầu nguyện. Tuy nhiên nếu thảy hết 3 lần vẫn không được (2 âm, 2 dương) thì quý gia chủ hãy đợi dịp khác cầu xin.
Vì theo nguyên tắc cúng bái nếu như cố gắn thảy cho được thì điều này là không được bà chấp nhận. Hơn nữa việc quý gia chủ cầu xin quá lâu sẽ khiến cho những người chờ đợi mất thời gian theo mình. Như vậy điều này cũng vô tình gây khó chịu cho người khác. Và nó cũng như một tính xấu của mỗi con người Phật tử khi đi chùa.
Thử nghĩ đi chùa cầu xin sự bình an tốt lành để tâm thanh tịnh mà trong lòng ích kỷ tranh giành gây ảnh hưởng người khác thì cũng không đúng với ý nghĩa của việc đi chùa. Đây là việc khá quan trọng mà quý gia chủ khi đi cúng Bà cần lưu ý.
Thỉnh lộc
Khi đi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu quý gia chủ sẽ có thể thỉnh được lộc quả và lộc vàng. Riêng lộc vàng thì chỉ có tháng giêng thỉnh, vì là lộc đầu năm cầu xin sự cát tường thịnh vượng. Đối với lộc hoa quả gia chủ hãy xem kỹ trước khi thỉnh, bởi vì nhiều người họ đến mang theo hoa quả cúng xong rồi họ sẽ mang về nhà chứ không để luôn tại chánh điện, nên khi quý gia chủ đã thỉnh lộc này thì có thể họ sẽ không vui khi bị lấy mất đồ cúng của họ.
Nếu quý gia chủ muốn thỉnh lộc hoa quả có thể liên hệ với người trực ở đây. Tiêu biểu là người đứng trực đánh trống khi có người đến chiêm bái. Việc nhiều người vô ý lấy trái cây hay hoa của người khác đối với cá nhân họ mà nói sẽ rất khó chịu khi mà họ định lấy lại những món ấy mang về. Đây cũng là một điều cần lưu ý mà quý gia chủ cần nắm rõ trước khi đi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Thủ Dầu Một Bình Dương.
Cúng dường .
Việc cúng dường tại chùa bà Bình Dương là tùy hỷ, tùy theo điều kiện tài chính của gia chủ. Không bắt buộc phải cúng bao nhiêu vì khi đi chùa đó là do tâm niệm thiện của mỗi người và muốn cầu xin đấng tối cao là bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ban cho lộc may mắn. Nêu đây chỉ là một hình thức để góp một phần kinh phí vào việc tu bổ cho chùa hoặc tạo phúc lợi cho người dân kém may may mắn.
Đây là một việc tốt lành và sẽ mang lại nhiều phúc đức cho gia chủ. Nhưng khi cúng dường gia chủ nên lưu ý là hãy để tiền vào trong thùng công đức được đặt trên chánh điện và hãy nhét cho tiền rớt hẳn xuống thùng. Đảm bảo không thể lấy ra được phòng một số trường hợp kẻ gian có thể khều ra lấy tiền công đức của bà. Điều này đã từng xảy ra khá nhiều tại chùa bà Thiên Hậu Bình Dương.
Trang phục.
Chọn trang phục để đi chùa như thế nào đúng nhất thì việc này hầu như ai cũng biết, chỉ nên mặc những trang phục giãn dị không quá màu mè hở hang. Riêng vấn đề này nhiều người biết nhưng do sở thích hay sự vô ý thức mà một số người ăn mặc theo kiểu khoe hàng để vào nơi tôn nghiêm thắp nhang.
Thiết nghĩ đây là một sự mạo phạm Bà, không thể chấp nhận. Quý anh có thể mặc quần dài và áo có tay, tránh mặc quần sọc, quần đùi, áo ba lổ, sát nách, quý cô có thể chọn trang phục kín đáo tốt nhất là quần dài và áo có tay, hoặc có thể là đồ bộ, tránh mặc những loại váy hay quần sọc, áo dây hay áo ống. Những loại trang phục này chỉ thích hợp đi bar hay dự tiệc chứ không phải để vào cúng Bà.
Hơn nữa đối với những cô gái thích ăn mặc phản cảm vào lễ chùa sẽ gây ra việc những tên biến thái có ý đồ xấu sẽ lợi dụng chốn đông người mà hành sự. Tạo ra sự hỗn loạn mất văn hóa chốn tâm linh. Nhiều vụ việc như thế đã xảy ra trong quá trình cúng bà tại chùa trong nhiều năm qua. Đây cũng là một nét văn hóa thể hiện vẻ đẹp cho cả những du khách và sự đánh giá vào cá nhân mình.
Không lý nào quý vị lại nghĩ theo sở thích mà muốn mặc gì thì mặc vào chốn tôn nghiêm như chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hãy đi cúng Bà với một bộ trang phục kín đáo thể hiện sự tin6 trọng và tín ngưỡng khi tham gia lễ chùa đây là một lưu ý mà chúng tôi muốn gửi đến quý gia chủ cần nên quan tâm.
Thắp nhang.
Thắp nén nhang cho Bà để cầu mong mọi sự được hạnh thông cầu được ước thấy đó chính là yếu tố hàng đầu mà người đi chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Bình Dương ai cũng cần, nhưng nếu chúng ta có ý thức không chen lấn trình tự để vào thắp một nén nhang tỏ lòng thành kính là được. Không nhất thiết phải xô đẩy chỉ vì được cắm cây nhang cho Bà, việc này nếu như xét về góc độ đạo đức con người thì lòng tranh giành, giành giật liệu có được bà chứng cho hay không.
Cách thắp nhang chuẩn nhất.
Thâm chí có nhiều người còn ôm luôn cái lư nhang của Bà trên chánh điện đứng im đó cầu xin đợi tàn hết nhang nữa, không cho người khác có thể vào được để thắp cho Bà nén nhang của họ. Những việc này theo văn hóa ứng xử đã không đúng rồi đừng nói chi tới việc tâm linh đó là một sự chiếm hữu thánh thần. Người phàm lòng tham muốn chiếm hửu tất cả, kể cả thần thánh cũng muốn chiếm hữu cho riêng mình thì đây chính là một sự mạo phạm. Và câu trả lời thì chắc khi đọc qua bài này bạn đã biết thế nào rồi.
—————-
Kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu .
Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương (thường gọi Chùa Bà Bình Dương linh thiêng) có tên chữ là Thiên Hậu Cung, do các hội người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trong bài viết này xin chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu, mời các bạn cùng tham khảo.
Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu.
Miếu bà Thiên Hậu hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Một trong những nơi lễ bái tín ngưỡng quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một.
Ngoài tên gọi theo người Việt là Chùa Bà Thiên Hậu (Chùa bà Chợ Lớn) thì nơi đây còn có tên khác là Phò Miếu (tức miếu Bà) theo cách gọi của người Hoa. Và do bên cạnh có Tuệ Thành Hội Quán của người quảng đông nên chùa còn được gọi với tên Tuệ Thành Hội Quán.
Vào năm 7 tháng 1 năm 1993 Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Lịch sử Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương .
Khởi nguyên, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 19, ban đầu tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu theo nguyên tắc kiến trúc điện mẫu, tức là chọn nơi gần nguồn nước, vì nước mang yếu tố âm và mang tính nữ. Đến năm 1923, Chùa Bà Bình Dương xuống cấp, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) đã chung sức tái tạo và di dời về vị trí hiện nay.
Sự tích chùa bà thiên hậu.
Bân đầu, giai thoại trong dân gian kể lại rằng Bà tên là Lâm Mi Châu, con gái của một ngư phủ sinh sống ở Phúc Kiến vào đời nhà Tống. Bà vốn có tánh linh, tương truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi dệt lụa ở nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì đó.
Người mẹ trông thấy vậy vội lay gọi bà, sau khi thu tay lại ngước mắt cho mẹ biết là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng biết được việc này nên đã đem lòng tín ngưỡng, từ đó mỗi khi ra biển thì họ thường đến xin bà phù hộ lên đường bình an. Đến năm 27 tuổi thì bà mất và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Ngôi chùa này bao gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, hai dãy nhà bên thì được xem như là Đông lang, Tây lang của ngôi chùa. Ở trên hai cánh cửa chính có đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, còn ở hai bên là cặp câu đối ca ngợi công đức của Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Khi bước vào sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến cúng và cắm nhang.
Mái trước của chính điện được lợp ngói âm dương theo phong cách truyền thống với những đường vân đắp nổi và trang trí hình tượng “cá chép hóa rồng”,”lưỡng long tranh châu”. Còn ở hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan võ, quan văn,… được điêu khắc theo lối kiến trúc của người Hoa.
Tại chánh cung thì được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Bên phải thì thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công. Và bên trái của bà là nơi thờ năm vị nữ thần Ngũ Hành Nương Nương tượng trương cho: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Hai bên tường chính điện có giá treo tấm biển đề Túc Tĩnh – Hồi Tị với mục đích kêu gọi mọi người nghiêm trang mỗi khi có rước kiệu Bà đi trên đường. Cặp biển thứ hai có đề Thiên Hậu Nguyên Quân, còn được hiểu là Vị thần chủ việc tiền tài. Những cặp biển được sắp theo thứ tự trong thờ tự cũng như trong diễu hành lễ rước bà.
Lễ hội Chùa Bà Bình Dương được xem là lễ hội văn hóa lớn nhất của tỉnh, tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch với nhiều chương trình đặc sắc, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến hành hương. Ngôi chùa sẽ được trang hoàng cờ và đèn lồng từ cửa tam quan vào đến điện thờ. 12 chiếc lồng đèn lớn trang trí đẹp mắt tượng trưng cho 12 tháng trong năm, treo thành một hàng dài trước sân chùa, tạo quan cảnh ngày hội thêm lộng lẫy.
Ngày 14 tháng Giêng âm lịch, lễ cúng vía Bà diễn ra, sau đó bá tánh vào chùa vía Bà. Trong dịp lễ này thường có tục “Thỉnh Lộc Bà”. Lộc là những cây nhang lớn và những cái đèn lồng phất giấy. Việc thỉnh lộc bằng đèn, nhang có ý nghĩa là mang ánh sáng và hương thơm, tượng trưng cho sự hanh thông, tươi sáng và may mắn cho gia đình.
Chùa bà thiên hậu ở bình dương
Ngày 15, cuộc rước kiệu Bà được bắt đầu, với không khí sôi động của đông đảo khách hành hương. Kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa. Mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại Chùa Bà Bình Dương và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.
– Đi đầu là tấm biển đề 4 chữ “Thiên Hậu xuất du”. Kế tiếp là đoàn múa Hẩu của người Hoa thuộc bang Phúc Kiến. Hẩu là con Kim Mao Sư (sư tử rồng vàng), chúa của loài thú. Hẩu dẫn đầu đoàn rước với ngụ ý là muốn xua đuổi hoặc răn đe những cái xấu, cái ác. Điệu múa Hẩu mạnh bạo, dứt khoát bởi những người diễn võ. Múa Hẩu không có ông địa đi theo như múa Lân, Hẩu không leo trèo như Lân. Sau Hẩu là các xe hoa, rồi đồ binh khí, bát bửu, những tấm bài đề Túc Tĩnh, Hồi Tị .
– Sau đó đến cộ Bà, với 8 người khiêng. Khiêng cộ Bà là điều có nhiều phước lộc nên được phân đều cho cả 4 Bang, mỗi bang phụ trách một góc cộ. Kế sau cộ Bà là đoàn lân của người Quảng Đông như để hộ vệ Bà cùng với 4 người đại diện của 4 bang người Hoa. Ý nghĩa của rước cộ là để Bà thăm viếng dân tình và để bá tánh chiêm bái, cầu khấn. Và tùy theo sáng kiến từng năm của ban tổ chức mà sẽ có thêm đoàn Bát tiên (gồm 6 tiên ông và 2 tiên bà), cùng các tiên nữ và đoàn múa rồng..
Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống, tạo sự nối kết giữa thánh thần với đời thường, là dịp để mọi người vui chơi, giải trí trong không khí tín ngưỡng dân gian, đậm chất truyền thống văn hóa.
Chùa bà Thiên ậu được coi là một trong những điểm đến hàng đầu trong dịp đầu năm mới với cư dân ở các tỉnh phía nam. Nếu như không có điều kiện để vào miền Nam đi thăm chùa Bà Thiên Hậu, các bạn có thể tham khảo thêm các địa điểm du xuân nổi tiếng ở ngoài miền Bắc như đi hội chùa Hương, đi lễ đền Bà chúa Kho, đi lễ chùa Tam Chúc, đi chùa Yên Tử…. Đây đều là các điểm đến tâm linh rất linh thiêng được nhiều gia đình lựa chọn cho những chuyến xuất hành đầu năm mới.
Khi Nào Bạn Nên Đeo Trang Sức Phong Thủy Phật Bản Mệnh
Hướng Dẫn Phân Biệt Kính Cơn Ao Giá Rẻ Và Hàng Malasyaia Đơn Giản