Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 12

Tải ngay miễn phí File PDF Soạn Bài Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 12 Theo Unit

Nội Dung Chính

Unit 1: Life Stories

Thì Quá Khứ Đơn Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì quá khứ đơn:

Thì quá khứ đơn (Past simple)

Cách sử dụng

Ví dụ

Thời gian xác định.

 

Diễn tả hành động đã xảy ra tại một thời điểm xác định và đã chấm dứt trong quá khứ.

Phong went to Dalat last summer.
(Phong đã đến Đà Lạt mùa hè năm ngoái)

 

 

Đề cập đến một sự kiện xảy ra một lần hoặc nhiều lần hoặc miêu tả trạng thái.

 

Diễn tả hành động đã xảy ra thường xuyên (thói quen) một khoảng thời gian trong quá khứ nhưng hiện tại đã chấm dứt.

When Tien was a university student, she worked as a waitress.
(Khi còn là sinh viên đại học, Tiên từng làm phục vụ)

Diễn tả hành động xảy ra một lần trong quá khứ.

She ran out and she phoned my brother.
(Cô ấy đã chạy ra ngoài và gọi điện cho anh trai tôi)

Diễn tả trạng thái trong quá khứ

Hannah looked a bit upset. (Hannah trông có vẻ hơi buồn)

 

Không đề cập thời gian

 

Thỉnh thoảng, người ta dùng thì quá khứ đơn trong tiếng anh để đề cập một sự kiện nhưng không đề cập mốc thời gian cụ thể. Đây là những sự kiện đặc biệt mà hầu hết chúng ta đều biết.

 

Ho Chi Minh proclaimed the independent Democratic Republic of Vietnam in Hanoi’s Ba Dinh square.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội)

→ Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử nên chúng ta đều biết rằng nó diễn ra vào ngày 2/9/1945)

 

Hành động xen vào một hành động khác

 

Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn.

When I was watching TV, Mr. Brandon came to visit my parents.
(Khi tôi đang xem TV thì Bác Brandon đến thăm bố mẹ tôi)

→ Trong ví dụ này, hành động Brandon đến thăm bố mẹ tôi xen vào hành động xem TV nên chia ở thì quá khứ đơn.

 

                                 thi qua khu don

2. Công thức thì quá khứ đơn:

a. Thể khẳng định:

S + V2/-ed + O + …. 

Ví dụ:

  • went to sleep at 11p.m last night.
    (Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối qua)
  • When I was highschool student, I was good at Maths.
    (Khi tôi là học sinh cấp 2, tôi rất giỏi Toán)

b. Thể phủ định:

– Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:

S + was/were + not + …
S + modal verb + not + V + …

Ví dụ:

  • couldn’t open the door yesterday.
    (Tôi đã không thể mở được cửa hôm qua)
  • You weren’t there.
    (Bạn đã không ở đó)

– Đối với động từ thường:

S + did not (didn’t) + bare infinitive 

Ví dụ:

  • He didn’t play football last Sunday.
    (Anh ấy đã không chơi bóng đá vào chủ nhật tuần trước)
  • We didn’t make it.
    (Chúng tôi đã không đến kịp)

c. Thể nghi vấn:

 
Động từ to be
Động từ thường

Yes/no question

– Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là “yes”

– Was/were + S + O + …?
– Did + S + bare infinitive + O + …?

– Wasn’t/weren’t + S + O + …?
– Didn’t + S + bare infinitive + O + …?

– Was/were + S + not + O + …?
– Did + S + not + bare infinitive + O + …?

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …)

– Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

– Từ để hỏi + was/were + S + O +…?
– Từ để hỏi + did + S + bare infinitive + O + …?

– Từ để hỏi + wasn’t/weren’t + S + O +…?
– Từ để hỏi + didn’t + S + bare infinitive + O + …?

– Từ để hỏi + was/were + S + not+  O +…?
– Từ để hỏi + did + S + not + bare infinitive + O + …?

Ví dụ:

  • Were they in the hospital last month?
    (Có phải họ đã ở bệnh viện tháng vừa rồi không?)
  • Did you see your boyfriend yesterday?
    (Bạn có gặp bạn trai của bạn hôm qua không?)
  • Didn’t you go to school?
    (Con không phải đi học sao?)
  • Where were you last night?
    (Anh đã ở đâu tối qua hả?)
  • Why wasn’t he happy?
    (Tại sao cậu ấy không vui?)
  • Where did you sleep last night?
    (Tối qua anh ngủ ở chỗ nào?)
  • Why didn’t she help you?
    (Tại sao cô ta không giúp cậu?)

3. Quy tắc chia động từ:

Trong thời quá khứ đơn đơn, người ta chia động từ như sau:

a. Đối với động từ to be và động từ khiếm khuyết:

Ngôi
V2/-ed

To be
was (dành cho các ngôi chủ từ số ít – I/ he/ she/ it)

Were (dành cho các ngôi chủ từ số – they/ we/ you)

Động từ khuyết thiếu
Could (thể quá khứ của Can)

Might (thể quá khứ của May)

b. Đối với động từ thường:

– Động từ có quy tắc:

Đối với động từ có quy tắc, chúng ta thêm đuôi -ed vào dạng cơ bản của động từ (play-played) hoặc đuôi -d vào các động từ kết thúc bằng nguyên âm e (move-moved).

  • Ví dụ: stayed, watched, listened, talked, decided

Lưu ý: Đối với động từ có một âm tiết được cấu tạo từ nguyên âm đơn và theo sau là một phụ âm thì chúng ta gấp đôi phụ âm cuối này trước khi thêm đuôi -ed.

  • Ví dụ:
    stop: The bus stopped suddenly.
    (Chiếc xe buýt dừng đột ngột)
  • plan: Who planned this trip?
    (Ai lên kế hoạch chuyến đi này vậy?)

Cách phát âm đuôi “-ed” trong tiếng anh:

+ Đọc là /id/: khi tận cùng của động từ là /t/, /d/

  • Ví dụ: needed, wanted

+ Đọc là /t/: khi tận cùng của động từ là /ch/, /s/, /x/, /sh/, /k/, /f/, /p/

  • Ví dụ: watched, fixed, looked, laughed

+ Đọc là /d/: khi tận cùng của động từ là các phụ âm và nguyên âm còn lại

  • Ví dụ: played, changed, loved, cleared

Xem thêm Động từ có quy tắc – bất quy tắc
                   Mẹo nhớ cách phát âm -ed

– Động từ bất quy tắc:

Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “-ed”.  Đối với những động từ này ta  chỉ còn cách học thuộc mà thôi.

4. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn:

Cách nhận biết thì quá khứ đơn: trong câu có các từ như: yesterday, ago, last (week, year, month), in the past, the day before, với những khoảng thời gian đã qua trong ngày (today, this morning, this afternoon).

Ví dụ:

  • Yesterday morning, Tom got up early; then he ate breakfast and went to school.
    (Sáng hôm qua, Tom dậy trễ, sau đó cậu ấy ăn sáng và đến trường)
  • Tom lived in Thailand for three years, now he lives in New York.
    (Tom sống ở Thái Lan trong 3 năm, giờ cậu ta sống ở New York)
  • Last week, I bumped into my ex and she ignored me.
    (Tuần trước, tôi tình cờ gặp lại người yêu cũ của mình và cô ta hoàn toàn làm lơ tôi)
  • Do you know that she was hurt in the past.
    (Cậu có biết là cô ấy đã từng bị tổn thương trong quá khứ)

Các thì quá khứ trong tiếng anh

Thì Quá Khứ Tiếp Diễn Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn:

Cách dùng quá khứ tiếp diễn (the past continuous)

Ví dụ

Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kéo dài trong một thời gian ở quá khứ.

Yesterday, I was working in my office all afternoon.
(Hôm qua, tôi làm việc tại văn phòng suốt buổi chiều)

What were you doing from 3 p.m to 6 p.m yesterday?
(Bạn làm gì trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 giờ chiều ngày hôm qua?)

Diễn đạt một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra trong quá khứ, khi đó, hành động đang diễn ra sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn, còn hành động xen vào sẽ chia thì quá khứ đơn.

Lisa was cycling to school when she saw the accident.

(Lisa thấy vụ tai nạn này trên đường đạp xe đến trường.

Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn tả hai hành động xảy ra song song cùng một lúc ở quá khứ

Last night, my brother was studying while my mom was cooking.
(Tối qua, em tôi học bài trong khi mẹ tôi nấu ăn)

 thi qua khu tiep dien

bài tập thì quá khứ tiếp diễn

► Lưu ý: Thì quá khứ tiếp diễn (qktd) không dùng cho các động từ sau:

– Chỉ cảm giác: love, like, hate, want, prefer, wish
– Chỉ giác quan: see, hear, taste, sound, seem, feel, appear, smell
– Chỉ sự giao tiếp: deny, mean, surprise, agree, disagree, satisfy, promise
– Chỉ nhận thức, suy nghĩ: realize, remember, know, recognize, image, understand, believe
– Chỉ các trạng thái khác: need, possess, be, belong, depend, concern, involve, owe, own, matter

→ Đây là những động từ không có hành động thật sự, mà chỉ ở trạng thái.

Ví dụ:

  • He felt tired at that time.
    (Anh ấy cảm thấy mệt vào thời điểm đó)
  • I don’t like that girl at all.
    (Tôi không thích cô gái này 1 chút nào cả)
  • She doesn’t agree with your opinion.
    (Cô ta không đồng ý với quan điểm của bà)
  • Does this bag belong to you?
    (Cái cặp này của bạn phải hôn?)
  • I don’t know what you’re talking about.
    (Mẹ không hiểu con đang nói gì nữa)

► Lưu ý: Một số động từ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Với nghĩa này ta không thể dùng thì tiếp diễn nhưng với nghĩa khác thì có thể dùng được.

Ví dụ: động từ Think

  • nghĩa: tin tưởng, có ý kiến → không có hành động
    I think your dress looked sexy.
    (Anh nghĩ cái váy của em rất quyến rũ)
  • nghĩa: phản ánh, sử dụng não để giải quyết vấn đề → có hành động
    I was thinking about the quizz yesterday morning.
    (Con đang nghĩ về câu đố buổi sáng qua)

► Lưu ý: Thông thường Be không được dùng trong thì tiếp diễn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng be vẫn được dùng khi diễn tả 1 hành động hoặc cách cư xử. Và hành động (cách cư xử) này chỉ mang tính chất tạm thời.

Ví dụ:

Thì đơn
Thì tiếp diễn

Kate is a careless girl.
=> Kate luôn luôn bất cẩn, đó là bản chất của cô ấy
Kate is being careless.
=> Hiện tại, Kate đang hành động rất bất cẩn, nhưng có lẽ không phải lúc nào cô ấy cũng bất cẩn, chúng ta không biết được

Is he always so naughty?
=> đó có phải là tính cách của anh ấy không?
He was being really naughty.
=> Cậu ấy đang rất tăng động ở thời điểm hiện tại

Josh is not usually selfish.
=> Ích kỷ không phải là tính cách của Josh
Why is Josh being so selfish?
=> Tại sao Josh lại hành xử 1 cách ích kỷ như thế ngay lúc này?

– to be sick và being sick là 2 từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:

  • My mom is sick. (Mẹ tôi bị bệnh)
  • My mom is being sick. (Mẹ tôi đang ói)

2. Công thức thì quá khứ tiếp diễn:

a. Thể khẳng định:

S + was/were + V-ing + O + … 

Chủ ngữ
Động từ to be

I/ he/ she/ it
was

they/ we/ you
were

Ví dụ:

  • They were dancing in the middle of the jungle.
    (Họ đang nhảy múa ở giữa khu rừng)
  • She was doing the homework.
    (Con bé đang làm bài tập về nhà) 

b. Thể phủ định:

S + was/were + not + V-ing + O +….

  • Ví dụ: I wasn’t concentrating in class.
    (Tôi đã không tập trung trong lớp)

c. Thể nghi vấn:

Thể nghi vấn
Cấu trúc
Ví dụ

Yes/no question

– Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là “yes”

Was/were + S + V-ing + O + …?
Was he working at his computer  when the power cut occurred?
(Anh ấy có đang làm việc trên máy tính khi sự cố mất điện xảy ra không?)

– Wasn’t/weren’t + S + V-ing + O + …?
Wasn’t you cooking?
(Không phải mẹ đang nấu ăn sao?)

– Was/were + S + not + V-ing + O + …?
Were they not studying?
(Không phải tụi nó đang học sao?)

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, whom, who.)

Từ để hỏi +  was/were + S + V-ing + O + …?
– What was she talking about?
(Cô ấy đang nói về vấn đề gì vậy?)

3. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn:

Dấu hiệu thì quá khứ tiếp diễn là trong câu thường có các từ: at … yesterday/ last night (lúc … tối qua, / ngày hôm qua), all day, all night, all month… (cả ngày,cả tuần, cả tháng), from … to … (từ…. đến…), when, while (khi/trong khi), at that very moment (ngay tại thời điểm đó)

Ví dụ:

  • I was studying at 7 o’clock last night.
    (Tối qua lúc 7h tôi đang học bài)
  • While I was working, he was watching TV.
    (Khi tôi đang làm việc thì anh ấy xem TV)
  • She was having dinner when I came.
    (Cô ấy đang ăn tối thì tôi tới)

Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn (past simple and past continuous)

Mạo Từ Không Xác Định Trong Tiếng Anh

1. Mạo từ không xác định là gì?

Mạo từ bất định (indefinite article) gồm a, an được dùng cho danh từ số ít đếm được (singular noun), được nhắc đến lần đầu tiên. Mạo từ không xác định trong tiếng anh được dùng với danh từ số ít, đếm được.

– Quy tắc khi sử dụng mạo từ không xác định: Mạo từ an dùng cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (u, e, o, a, i), còn mạo từ dùng cho danh từ bắt đầu bằng phụ âm.

Lưu ý:

– Có một số danh từ bắt đầu là nguyên âm nhưng lại đọc như phụ âm (university, unit) những trường hợp này đều sử dụng mạo từ a.

– Ngoài ra nếu mở đầu danh từ là các âm câm (như âm /h/) thì phải dùng mạo từ an. (an hour, an honest man)

2. Cách dùng mạo từ A, AN:

Mạo từ a và an trong tiếng anh được dùng trong các trường hợp sau:

– Trường hợp 1: Dùng trước danh từ đếm được số ít, khi danh từ đó chưa được xác định,

  • Ví dụ: a book, a table, an apple

– Trường hợp 2: Dùng khi đối tượng được nhắc đến lần đầu tiên.

Ví dụ:

  • We have just bought a new car.
    (Chúng tôi vừa mới mua một chiếc xe mới)
  • There is a lake near my house.
    (Có một cái hồ gần nhà tôi)

– Trường hợp 3: Dùng với các danh từ chỉ nghề nghiệp.

Ví dụ:

  • My mother is a nurse.
    (Mẹ tôi là một y tá)
  • I want to be a teacher.
    (Tôi muốn trở thành giáo viên)

– Trường hợp 4: Dùng trước danh từ số ít để đại diện cho 1 nhóm người hay 1 loài

Ví dụ:

  • A student should obey to his teacher.
    (1 học sinh thì nên nghe lời thầy cô giáo → Tất cả học sinh nên nghe lời thầy cô giáo)
  • A cat hate rain.
    (Mèo ghét mưa → Tất cả mèo đều ghét mưa)

– Trường hợp 5: Dùng trong các câu cảm thán với cấu trúc what khi dừng từ đếm được ở số ít.

  • Ví dụ: What a beautiful dress!
    (Quả là một chiếc váy đẹp!)

– Trường hợp 6: Dùng với họ của một người để chỉ người xa lạ.

  • Ví dụ: A Smith phoned you when you were out.
    (Một gã tên Smith nào đó đã gọi tới khi em ra ngoài)

– Trường hợp 7: Dùng để chỉ 1 người hoặc vật trong 1 nhóm

  • Ví dụ: She is a student at Tran Phu highschool.
    (Cô ấy là một sinh viên tại trường THPT Trần Phú)

Mạo Từ Xác Định Trong Tiếng Anh

1. Mạo từ xác định là gì?

Mạo từ xác định (definite article): the – được dùng với các danh từ (số nhiều và số ít) đã xác định hoặc những danh từ được nhắc đến lần thứ hai, thứ ba mà người nói lẫn người nghe đều biết về nó.

2. Cách dùng mạo từ The: 

Mạo từ “The”  trong tiếng anh được dùng trước danh từ chỉ người, vật, sự việc đã được xác định:

– Trường hợp 1:

Mạo từ xác định the được dùng để diễn tả một (hoặc nhiều) người, vật mà cả người nói và người nghe đều biết đối tượng được đề cập tới.

Ví dụ:

  • Mom is in the garden. (Mẹ đang ở trong vườn)
    → người nói và người nghe đều biết khu vườn đó
  • Did you finish the book?
    (Cậu đã đọc xong quyển sách đó chưa?)
    → người nói và người nghe đều biết quyển sách đó

– Trường hợp 2: Khi đối tượng được nhắc đến lần thứ hai.

  • Ví dụ: We got a new book. The book is very interesting.
    (Chúng tôi vừa mới mua một quyển sách mới. Quyển sách rất thú vị)

– Trường hợp 3: Mạo từ the được dùng với danh từ chỉ có duy nhất trên đời.

  • Ví dụ: the moon, the sun, the sky, the  earth …

– Trường hợp 4: Khi danh từ được xác định bởi một cụm từ hoặc một mệnh đề theo sau nó.

  • Ví dụ: The girl who you met yesterday is my friend.
    (Con bé mày tán hôm qua là bạn tao đấy)

– Trường hợp 5:

Dùng với một tính từ tron cấu trúc “the + adjective” khi muốn đề cập tới một nhóm người.

  • Ví dụ: In developing countries, the rich are getting richer and the poor are getting poorer.
    (Ở các nước đang phát triển, người giàu thì giàu hơn còn người nghèo thì nghèo hơn)

– Trường hợp 6:

Mạo từ xác định trong tiếng anh còn được dùng trong cấu trúc so sánh nhất, số thứ tự và cấu trúc the only + Noun.

Ví dụ:

  • She is the tallest student in my class.
    (Em đó là học sinh cao nhất lớp tôi đấy)
  • I’m the only one whom she talks to.
    (Tôi là người duy nhất mà con bé nói chuyện)
  • The third prize goes to Mr. Thomas.
    (Giải ba thuộc về ông Thomas)

Cấu trúc so sánh của tính từ – trạng từ
Các mệnh đề tiếng anh thường gặp

– Trường hợp 7: Dùng với tên gọi của các tờ báo, các quyển sách

  • Ví dụ: The Daily New, The Wall Street, …

– Trường hợp 8: Dùng với các danh từ chỉ nhạc cụ.

  • Ví dụ: play the guitar, play the piano, …

– Trường hợp 9:

Dùng để chỉ vị trí địa lý như sông núi, đại dương, sông hồ, quần đảo, sa mạc, …(danh từ thuộc về địa lý)

  • Ví dụ:  The Sahara, The Thames…, The  Pacific Ocean, The  Canal…

Trường hợp 10: Dùng với các tên nước có chữ kingdom, states hoặc republic

  • Ví dụ: The United Kingdom (Vương Quốc Anh), The United States of America (USA – Hoa Kỳ), The Republic of Ireland (Cộng Hòa Ireland)

Trường hợp 11: Dùng để chỉ người của 1 nước:

  • Ví dụ: The Vietnameses (những người Việt Nam), the Netherlands (những người Hà Lan)…

Trường hợp 12:

Dùng với tên của các tổ chức, công công trình kiến trúc, các chuỗi khách sạn hoặc nhà hàng

  • Ví dụ: the ASEAN, the Eiffel Tower, the Hoang Yen

– Trường hợp 13: Đi với họ của một người ở số nhiều để chỉ cả một gia đình.

  • Ví dụ: The Smiths (nhà Smith), the Kardashians (nhà Kardashian)

Unit 2: Urbanisation

Tính Từ Ghép Trong Tiếng Anh

1. Tính từ ghép là gì?

Tính từ ghép (Compound adjective) là tính từ gồm 2 hoặc nhiều từ khác nhau, được liên kết với nhau bằng dấu gạch nối (-). Chúng được dùng để bổ nghĩa cho danh từ và luôn đứng trước danh từ.

Ví dụ:

  • hand-made (làm bằng tay) => hand-made gift
  • well-known (nổi tiếng) => well-known artis
  • long-lasting (lâu dài) => long-lasting relationship

2. Cách thành lập tính từ ghép

Cấu trúc tính từ ghép trong tiếng anh được tạo ra bằng cách ghép tính từ với tính từ, danh từ với tính từ, hay thậm chí với phân từ. Dưới đây là các loại tính từ ghép phổ biến trong tiếng anh.

a. Tính từ + Tính từ

  • I will follow the north-west direction. (Tôi sẽ đi theo hướng dẫn chỉ phía tây bắc)
  • She has the blue-black eyes. (Cô ấy có đôi mắt màu xanh đen)
  • Just look at the top – right corner of the TV. (Hãy nhìn vào góc phải màn hình TV)

b. Tính từ + Danh từ

  • Do you know this red-carpet even? (Anh có biết đến sự kiện rải thảm đỏ này không)
  • It’s a deep-sea treasure. (Nó là kho báu dưới biển sâu)
  • I want to find a part –time job. (Tôi muốn tìm 1 công việc bán thời gian)

c. Danh từ + Tính từ

  • I hate sitting in the ice-cold room like this. (Tôi ghét ngồi trong 1 căn phòng lạnh như đá như thế này)
  • She has a snow-white skin. (Cô ấy có 1 làn da trắng như tuyết)
  • Do you have any sugar-free cupcakes? (Chú có cái bánh ngọt nào không đường không?)

d. Quá khứ phân từ + danh từ/tính từ/trạng từ (mang nghĩa bị động)

– Với trạng từ

  • Son Tung MTP singer is very well-known. (Ca sĩ Sơn Tùng MTP rất nổi tiếng, được nhiều người biết đến)
  • Don’t worry! The company is now running like a well-oiled machine. (Đừng lo lắng, công ty giờ đây vận hành trơn ru như máy được tra dầu)

– Với tính từ

  • Let’s go to the supermarket! We can have some ready-made food there. (Tới siêu thị đi. Chúng ta có thể chọn vài món ăn được làm sẵn ở đó)
  • Tom is a full-grown kid. (Tom là 1 đứa trẻ phát triển đầy đủ)

– Với danh từ

  • This is the hand-made gift. (Đây là quà được làm thủ công)
  • My husband gave me these silver-palted earings. (Chồng tôi đã tặng tôi đôi bông tai mạ bạc này)

HIện tại phân từ và quá khứ phân từ trong tiếng anh là gì?

e. Hiện tại phân từ + danh từ/tính từ/trạng từ (mang nghĩa chủ động)

– Với tính từ

  • He is a good-looking guy. (Anh ấy là 1 gã đẹp trai)
  • Do you have to wear this close-fitting suit? (Em có cần thiết phải mặc bộ đồ bó sát vậy không?)

– Với danh từ

  • “Father and daughter is one of the most heart-breaking movies I’ve ever seen. (Cha và con gái là 1 trong những bộ phim cảm động nhất tôi từng xem)
  • There are some top-ranking songs you might want to hear. (Có 1 vài bài hát xếp hạng đầu mà em có thể muốn nghe đó)

– Với trạng từ

  • We need a forward-thinking leader for this position. (Chúng ta cần 1 người lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng cho vị trí này)

f. Từ chỉ số lượng + Danh từ

  • You’re sitting under the 100-year tree. (Cậu đang ngồi dưới cái cây 100 tuổi đó)
  • Can you carry a fifty-kilo box to the 3rd floor? (Anh có thể bưng cái hộp 50 kg lên lầu 3 được không vậy?)
  • My 13-year-old son is the best student in class. (Đứa con trai 13 tuổi của tôi là học sinh giỏi nhất lớp)
  • My wife has a 5000-dollar dog. (Vợ của tôi có 1 con chó trị giá $5000)
  • This hous has a 300-person capacity. (Ngôi nhà này có sức chứa 300 người)

g. Tính từ + Danh từ + -ed (mang nghĩa là có)

  • The grey-haired girl looks familiar. (Cô gái có tóc màu xám trông quen lắm)
  • Uncle Ho is a strong-minded leader. (Bác Hồ là 1 nhà lãnh đạo có tinh thần rất mạnh mẽ)
  • Amanda is a slow-witted student. (Amanda là 1 học sinh chậm hiểu)

g. Những cách kết hợp khác của tính từ ghép

  • Hard-up (hết sạch tiền)
  • Day-to-day (hàng ngày)
  • All-out (hết sức)
  • Well-off (khấm khá, khá giả)
  • So-so (không tốt lắm)
  • Per capita (tính theo đầu người)

Xem thêm Danh từ ghép tiếng anh

Cách dùng SHOULD trong tiếng Anh

– Đưa ra lời khuyên hay ý kiến.

  • You look tired. You should take a rest.
    (Em trông mệt mỏi lắm, em nên nghỉ ngơi đi thôi)

– Diễn tả trách nhiệm và nhiệm vụ 1 cách lịch sự

  • You shouldn’t listen to the music in class.
    (Em không được nghe nhạc trong lớp)
  • You should be here at 8a.m tomorrow.
    (Cậu nên có mặt ở đây lúc 8 giờ sáng mai)

– Diễn tả lời khuyên và đề xuất

  • What should I do when I meet him?
    (Tớ nên làm gì khi gặp anh ấy?)
  • You shouldn’t eat too much sugar. It’s not good for your health.
    (Con không nên ăn quá nhiều đường. Không tốt cho sức khỏe đâu)

– Diễn tả sự mong đợi: được dùng trong câu khẳng định và thường sau “be”

  • I think this movie should be interesting.
    (Tao nghĩ bộ phim này sẽ thú vị đó)

– Động từ khiếm khuyết ought to còn được dùng trong câu điều kiện loại 1.

  • If anyone should ask, I will be in the room.
    (Nếu có ai hỏi thì tôi ở trong phòng nhé)
  • Should you need any help, please contact to the receptionist.
    (Nếu anh cần bất cứ sự giúp đỡ nào, hãy liên lạc với tiếp tân)

– Diễn tả một sự việc không hợp lý hoặc không theo ý muốn của người nói.

  • I wonder where Nam is. He should be here by now.
    (Tôi tự hỏi Nam đang ở đâu. Lẽ ra cậu ấy nên ở đây lúc này chứ)

-Dự đoán về một chuyên gì đó có khả năng sẽ xảy ra.

  • There should be a very big crowd at the party. Mary has so many friends.
    (Chắc là sẽ có rất nhiều người đến tham gia buổi tiệc bởi vì Mary có rất nhiều bạn)

Unit 3: The Green Movement

Câu Đơn Trong Tiếng Anh

Câu đơn là gì? Câu đơn trong tiếng anh là câu chỉ có một mệnh đề độc lập.

Ví dụ:

  • We were sorry. We left. We did not meet all the guests.
    (Chúng tôi xin  lỗi. Chúng tôi rời đi. Chúng tôi không gặp hết tất cả các khách mời)
  • We are very disappointed with your attitude at the party last night.
    (Bố mẹ rất thất vọng về thái độ của con tại bữa tiệc tối qua)

– Câu đơn không phải là câu ngắn mà nó chỉ thể hiện một ý chính.

– Một câu đơn có thể có nhiều hơn một chủ ngữ

  • Ví dụ: John and Mary were sad.
    (John và Mary buồn)

– Một câu đơn có thể có nhiều động từ

  • Ví dụ: Smith ate noodle and drank coffee.
    (Smith ăn mỳ và uống cà phê)

Câu Ghép Trong Tiếng Anh

1. Câu ghép là gì?

Compound sentence là gì? Một câu ghép trong tiếng anh gồm hai mệnh đề độc lập được nối với nhau bằng các liên từ nối hoặc các cặp từ nối. Để xác định liệu mệnh đề có phải là mệnh đề độc lập không ta lược bỏ liên từ đi.

Ví dụ:

  • The sunbathers relaxed on the sand, and the surfers paddled out to sea.
    (Những người tắm nắng nằm thư giãn trên cát và những người lướt sóng ngoài biển.)
     

→ The sunbathers relaxed on the sand. (MĐ độc lập)
+  The surfers paddled out to sea. (MĐ độc lập)
=  câu ghép
 

  •  I ate breakfast, but my brother did not.
    (Tôi đã ăn sáng còn em trai tôi thì không.)

→ I ate breakfast. (MĐ độc lập)
+ My brother did not. (MĐ độc lập)
= câu ghép

2. Cách thành lập câu ghép

Trong tiếng anh, có ba cách để liên kết các mệnh đề trong một câu ghép:

a. S dng dấu phẩy và liên t nối:

– Có 7 liên từ nối thường xuyên được sử dụng trong câu ghép tiếng anh. Ngoài ra còn có các liên từ phụ thuộc, liên từ kết hợp, liên từ tương quan.

– Xem thêm phần Liên Từ tại đây

Ví dụ:

  • The teacher gave the assignments, and the students worte them down.
    (Giáo viên ra bài tập và học sinh thì chép vào vở)
  • The accident had been cleared, but the traffic was still stopped.
    (Hiện trường vụ tai nạn đã được xử lý xong nhưng dòng xe cộ thì vẫn chưa lưu thông được

b. Sử dụng dấu chấm phẩy và trạng từ nối theo sau:

Các trạng từ nối diễn đạt mối quan hệ của mệnh đề thứ hai với mệnh đề thứ nhất. Các trạng từ nối tiêu biểu là: furthermore, however, otherwise, v.v…

Lưu ý: phải chú ý thêm dấu ( ) sau mệnh đề độc lập thứ nhất và dấu ( , ) sau trạng từ nối.

– Những từ mang nghĩa “and”: Furthermore; besides; in addition to; also; moreover; additionally…

Ví dụ:

  • Florida is famous for its tourist attractions, its coastline offers excellent white sands beaches; moreover, it has warm, sunny weather.
    (Florida nổi tiếng với các thắng cảnh, với bờ biển cát trắng trải dài, và hơn hết, nó nổi tiếng với thời tiếc ấm áp đầy nắng)

– Những từ mang nghĩa “but, yet”: However; nevertheless; still; nonetheless; in contrast; whereas; while; meanwhile; …

Ví dụ:

  • I try to convince them that this contract is a disaster; however, they decide to sign without thinking of the bad aspect.
    (Tôi cố thuyết phục họ rằng bản hợp đồng này rất kinh khủng, tuy nhiên, họ đã quyết định ký mà không nghĩ tới hậu quả)

– Những từ mang nghĩa “or”: Otherwise

Ví dụ:

  • You have to change your working style; otherwise, your boss will fire you.
    (Bạn phải thay đổi các làm việc của bản thân thôi, nếu không bạn sẽ bị đuổi việc đó)

– Những từ mang nghĩa “so”: Consequently; therefore; thus; accordingly; according to; hence…

  • Ví dụ:  She didn’t sleep enough; therefore, she looked so tired.
    (Cô ấy không ngủ đủ giấc, thế nên, trông cô ấy mới mệt mỏi làm sao)

c. S dng du câu ( ; ):

– Các mệnh đề độc lập trong một câu ghép cũng có thể được kết nối chỉ bằng một dấu ( ; ). Kiểu câu này được sử dụng khi hai mệnh đề độc lập có quan hệ gần gũi.

– Nếu giữa chúng không có mối quan hệ gần gũi, chúng sẽ được viết tách thành hai câu đơn, tách biệt hẳn bằng dấu chấm.

Ví dụ:

  • Kết nối bằng dấu ( ; ): I’m studying English; my older brother is studying Math.
    (Tôi đang học tiếng Anh; anh trai tôi thì đang học toán)
  • Hai câu tách biệt bằng ( . ): I like coffee. I don’t like soft drink.
    (Tôi thích cafe. Tôi không thích đồ uống có ga)

Câu Phức Trong Tiếng Anh

1. Câu phức là gì?

– Complex sentences là gì? Câu phức trong tiếng anh là câu chứa một mệnh đề độc lập và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc. Mệnh đề phụ có thể bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc hoặc đại từ quan hệ.

Ví dụ:

  • Because the bus was crowded, I had to stand all the way.
    (Bởi vì xe buýt quá đông, nên tui phải đứng suốt chuyến)

→ Trong câu trên có một mệnh đề độc lập “I had to stand all the way” và một mệnh đề phụ thuộc “the bus was crowded”

  • It makes me happy that you love me.
    (Việc bạn thích tui làm tui hạnh phúc)

→ Câu này có một mệnh đề độc lập “it makes me happy” và một mệnh đề phụ thuộc “that you love me”.

– Câu phức sử dụng liên từ phụ thuộc để nối các vế của câu.

  • Ví dụ: We left before he arrived.
    (Chúng tôi rời đi trước khi anh ấy tới)

Xem thêm Các loại mệnh đề trong tiếng anh 

2. Câu phức tổng hợp là gì?

– Compound-complex sentences là gì? Là câu có ít nhất hai mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc. So với các kiểu câu ở trên thì câu phức tổng hợp dễ bị rối hơn.

Ví dụ:

  • Because she didn’t hear the alarm, Mary was late and the train had already left.
    (Bởi vì không nghe thấy tiếng chuông báo thức, Mary bị trễ giờ và chuyến tàu đã rời đi)

→ Trong câu trên, có hai mệnh đề độc lập là “Mary was late”“the train had already left”. Một mệnh đề phụ thuộc là “she didn’t hear the alarm”

  • The cat lived in the backyard, but the dog, who knew he was superior, lived inside the house.
    (Con mèo sống ở sân sau, nhưng con chó, nó biết mình ở thế thượng phong, sống ở trong nhà)

→ Mệnh đề độc lập là: “the cat lived in the backyard”, “the dog lived inside the house”. Mệnh đề phụ thuộc là “who knew he was superior”

Unit 4: The Mass Media

Giới Từ Đi Với Động Từ Trong Tiếng Anh

Các động từ đi với giới từ: chúng đi ngay sau động từ, trước tân ngữ và thường được gọi là giới từ độc lập. Theo sau những giới từ này thường là danh từ hoặc danh động từ (V-ing).

Bảng động từ đi với giới từ phổ biến:

Động từ với giới từ
Nghĩa
FOR
 

apologize for
xin lỗi về cái gì

ask for
đòi hỏi về

beg for
cầu xin về

care for
quan tâm tới

fight for
đấu tranh cho

hope for
hy vọng  về

search for
tìm kiếm về

pay for
trả tiền cho

provide for someone
cung cấp cho ai

pray for
cầu nguyện cho

wait for
chờ đợi

wish for
ước về

work for
làm việc cho

TO
 

adjust to
điều chỉnh

admit to
thừa nhận

belong to
thuộc về

travel to
đi đến (một nơi nào đó)

listen to
lắng nghe ai

go to
đi tới

relate to
liên quan tới

respond to
đáp lại, hưởng ứng

talk to
nói chuyện với ai

turn sb
tìm kiếm sự  giải tỏa, giúp đỡ

move to
dời chỗ ở tới

write to
viết (thư) cho ai

translate into
dịch sang (một ngôn ngữ nào đó)

contribute to
góp phần vào, đóng góp vào

object to
phản đối (ai)

look forward to
mong đợi (điều gì)

confess to
thú nhận với (ai)

ABOUT
 

ask about
hỏi về

care about
quan tâm về vấn đề nào đó

complain about
than phiền về

forget about
quên đi điều gì

hear about
nghe ngóng về điều gì

joke about
đùa giỡn về

know about
biết về

laugh about
cười về điều gì

learn about
học được điều gì

talk about
nói về

think about
xam xét điều gì

worry about
lo lắng về

write about
viết về

WITH
 

(dis)agree with st on (about) st
(không) đồng ý với ai về điều gì

argue with
tranh cãi với

begin with, start with
bắt đầu với

part with
chia tay ai (để từ biệt)

collide with
va chạm, xung đột với

compare with
so sánh với

compete with
tranh đấu với

cope with
đương đầu

interfere with
gây trở ngại

keep pace with sb
sánh kịp ai đó

sympathize with
thông cảm với (ai)

shake with
run lên vì

fill with
làm đầy, lắp đầy

combine with
kết hợp với

deal with
đối phó với

OF
 

approve of
tán thành về

consist of
được tạo nên bởi

dream of
mơ về

hear of
nghe về (ai hoặc điều gì đó)

think of
nghĩ về

die of (a disease)
chết vì (một căn bệnh)

IN
 

speak in
nói bằng (thứ tiếng)

arrive in
đến (một nơi, một khu vực địa lý rộng lớn như; thành phố, quốc gia, …)

fail in
thất bại (trong một hoạt động hay khi làm gì)

believe in
tin tưởng

engage in
dính dáng vào

invest in
điều tra

live in
sống ở

participate in
tham gia vào

result in
gây ra

specialize in
chuyên gia về (vấn đề, lĩnh vực nào đó)

succeed in
thành công trong (hoạt động nào đó)

join in
tham gia vào

AT
 

aim at
nhắm vào

arrive at
đến (nơi nào đó, một khu vực địa lý nhỏ như; nhà ở, bến xe, sân bay, .)

laugh at
cười (cái gì)

look at
nhìn vào

nod at
gật đầu với (ai)

shout at
la hét (ai)

smile at
cười (với ai)

stare at
nhìn chằm chằm vào

ON
 

rely on
dựa vào, nhờ cậy vào

insist on doing something
khăng khăng làm việc gì đó

depend on
dựa vào, tuỳ thuộc vào

keep on
vẫn, cứ, tiếp tục

operate on
phẫu thuận cho

bet on
cá cược vào

comment on
bình luận về

count on
trông cậy vào

act on
 hành động theo cái gì

decide on
quyết định về cái gì

concentrate on
tập trung vào việc gì

focus on
tập trung vào việc gì

experiment on
thử nghiệm về

FROM
 

benefit from
hưởng lợi ích từ

come from
đến từ (đâu)

differ from
khác với

escape from
trốn thoát khỏi

recover from
phục hồi, giành từ

refrain from
kiềm chế

resign from
từ chức

retire from
nghỉ hưu

suffer from
chịu đựng cái gì

Giới từ và cụm giới từ tiếng anh
Giới từ tính từ

Trên đây là 1 số giới từ theo sau động từ thông dụng. Bạn có thể học thuộc chúng thông qua các ví dụ và bài tập.

  • She apologizes for her misbehavior.
    (Cô ấy xin lỗi vì cách cư xử không đúng mực)
  • Kate admited to cheating in the exam.
    (Kate thừa nhận đã gian lận trong bài kiểm tra)
  • I’m thinking about moving out.
    (Tôi đang xem xét tới việc chuyển ra ngoài sống)
     
  • Do you agree with me? (Anh có đồng ý với tôi không?)
  • I think of you every day. (Anh nghĩ về em mỗi ngày)
  • I believe in you.
    (Mẹ tin tưởng vào những điều tốt đẹp)
     
  • It’s impolite to stare at the girl like that.
    (Thật là bất lật sự khi nhìn chằm chằm vào cô gái như vậy)
  • They insisted on playing football in the rain.
    (Họ cứ nằng nặc đòi chơi đá banh trong trời mưa)
  • Where do you come from? (Bạn tới từ đâu?)

Thì Quá Khứ Hoàn Thành Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì quá khứ hoàn thành:

Cách dùng quá khứ hoàn thành (the past perfect)

Ví dụ

– Thì quá khứ hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một thời điểm xác định trong quá khứ hoặc xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.

– Hành động xảy ra trước chia ở thì quá khứ hoàn thành còn hành động xảy ra sau chia ở thì quá khứ đơn, trong câu có các từ nối như by (có nghĩa như before), before, after, when, till, untill, as soon as, no sooner…than

Carol had left before Prof. Lestly came back.

(Carol đã rời đi trước khi Giáo sư Lestly trở về)

 

My grandmother had lived in Hanoi before 1954.

(Bà tôi từ sống ở Hà Nội trước năm 1954)

Thì quá khứ hoàn thành được dùng trong mệnh đề If loại 3 (trái với quá khứ).

I would have helped to paint the house if you had asked me. (You didn’t ask me)

(Nếu bạn ngỏ lời với tôi thì tôi đã giúp bạn sơn nhà rồi)
=> Thực tế, bạn đã không nhờ giúp đỡ

Thì quá khứ hoàn thành được dùng trong câu tường thuật trong trường hợp từ tường thuật (từ có gạch dưới) được chia ở thì quá khứ.

The policeman said Mr. Hammond had driven through a red light.

(Cảnh sát nói rằng ông Hammond đã vượt đèn đỏ khi lái xe)

thi qua khu hoan thanh

2. Công thức thì quá khứ hoàn thành:

a. Thể khẳng định:

S + had + V3/-ed + O + …

Ví dụ:

  • By the time I left that school, I had taught there for ten years.
    (Lúc tôi rời trường, tôi đã giảng dạy ở đó được 10 năm)
  • It had stopped raining so they didn’t bother to going out for dinner.
    (Trời đã ngừng mưa nên họ đã không ngại ra ngoài để ăn tối)

Lưu ý: had + V3/-ed được viết tắt thành ‘d + V3/-ed (had done → ‘d done) 

b. Thể phủ định: 

S + hadn’t + V3/-ed + O + …

Ví dụ:

  • I knew we hadn’t seen each other before.
    (Tôi đã biết là chúng ta chưa từng gặp nhau)
  • They hadn’t finished eating when I got there.
    (Họ vẫn chưa ăn xong khi tôi đến đó)

c. Thể nghi vấn:

 
Công thức
Ví dụ

Yes/no question

– Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là “yes”

– Had + S + V3/-ed + O + …?
Had she been there yet?
(Cô ấy đã tới đó chưa vậy?)

– Hadn’t + S + V3/-ed + O + …?
Hadn’t you studied anything for the test?
(Bạn không học gì cho bài kiểm tra hả?)

– Had + S + not + V3/-ed + O + …?
Had they not study English before?
(Trước đó họ không học tiếng anh à?)

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …)

 

– Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

– Từ để hỏi + had + S + V3/-ed + O +…?
Where had you been before you moved away?
(Em đã ở đâu trước khi tôi rời đi)

– Từ để hỏi + hadn’t + S  + V3/-ed + O +…?
Why hadn’t he agreed with the deal?
(Tại sao anh ta không đồng ý với giao kèo đó đi?)

– Từ để hỏi + had + S + V3/-ed + not +  O +…?
What had you not known?
(Còn gì mà con không biết nữa không?)

3. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành:

Thì quá khứ hoàn thành thường được sử dụng trong câu có những từ/ cấu trúc sau: before…, by the time, by;  No sooner … than; Hardly/ Scarely … when; It was not until … that; Not until … that (mãi cho tới khi … mới); By the time (tới lúc mà … thì)

Ví dụ:

  • Before Nancy left the office, she had finished all the document for her supervisor.
    (Trước khi Nancy rời khỏi văn phòng, cô đã hoàn thành xong tài liệu mà sếp cô cần)

→ sau before dùng thì quá khứ đơn

Thì quá khứ hoàn thành và quá khứ đơn
Phân biệt thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Unit 5: Cultural Identity

Thì Hiện Tại Hoàn Thành Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì hiện tại hoàn thành:

Cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành (the present perfect tense)

Ví dụ

Thì hiện tại hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động hay sự việc mới xảy ra

have just seen a dog in the park.
(Tôi mới nhìn thấy một con chó trong công viên)

She has finished her homework recently.
(Cô ấy mới làm xong bài tập về nhà)

Thì hiện tại hoàn thành diễn tả một hành động được lặp đi lặp lại trong quá khứ và có thể được lặp lại ở hiện tại hoặc tương lai.

Nam has read that comic book several times.
(Nam đã đọc cuốn truyện tranh đó nhiều lần)

have seen ‘Spider man’ three times.
(Tôi đã coi bộ phim Người nhện ba lần)

Thì hiện tại hoàn thành trong tiếng anh  diễn tả hành động hoặc sự việc xảy ra trong quá khứ khi người nói không biết rõ hoặc không muốn đề cập đến thời gian chính xác

have gone to Italy.
(Tôi đã đến thăm nước Ý)

He has done his homework.
(Anh ấy đã làm xong bài tập về nhà)

Thì hiện tại hoàn thành diễn tả một hành động hoặc sự việc xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có khả năng tiếp tục ở tương lai

Trang has lived in Hanoi for two years.
(Trang đã ở Hà Nội được 2 năm)

We have studied English since 2000.
(Chúng tôi bắt đầu học tiếng Anh từ năm 2000)

Thì present perfect diễn tả một hành động hoặc sự việc đã xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả vẫn còn trong hiện tại

Binh has broken his leg so he can’t play football.
(Bình đã bị gãy chân nên anh ấy không thể chơi được bóng đá)

have broken my bike so I can’t go to work.
(Tôi đã làm hư xe nên tôi không thể đi làm)

Lưu ý: Chúng ta không sử dụng thì hiện tại hoàn thành (htht) với các cụm từ chỉ thời gian mang tính cụ thể như: last year, yesterday, when I was young, in 1995…

thi hien tai hoan thanh

2. Công thức thì hiện tại hoàn thành:

a. Thể khẳng định:

S + have/has + V3/-ed + O + …

Chủ ngữ
Cách chia have/has

I/ you/ they/ we
have

he/ she/ it
has

Ví dụ:

  • have finished studying already.
    (Tôi đã hoàn thành việc học của mình)
  • He has been to his office.
    (Anh ấy đã đến công ty)

b. Thể phủ định:

S + haven’t/hasn’t + V3/-ed + O + …

Chủ ngữ
Cách chia have/has

I/ you/ we/ they
haven’t (have not)

he/ she/ it
hasn’t (has not)

Ví dụ:

  • They haven’t returned my bike yet.
    (Họ vẫn chưa trả lại xe cho tôi)
  • She hasn’t seen the doctor.
    (Cô ấy vẫn chưa đi gặp bác sĩ)

c. Thể nghi vấn:

 
Công thức
Ví dụ

Yes/no question

– Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là “yes”

Have/has + S + V3/-ed + O + …?
Have you had lunch yet?
(Bạn đã ăn trưa chưa?)

Haven’t/hasn’t + S + V3/-ed + O + …?
Hasn’t she seen that movie?
(Cô ta chưa coi bộ phim đó sao?)

Have/has + S + not + V3/-ed + O + …?
Has she not seen that movie?

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) 

– Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

Từ để hỏi + have/has + S + V3/-ed + O +…?
Where has he been?
(Anh ta đã ở đâu thế?)

Từ để hỏi + haven’t/hasn’t + S + V3/-ed + O +…?
Why haven’t you gone to bed yet?
(Tại sao con vẫn chưa đi ngủ hả?)

Từ để hỏi + have/has + S + V3/-ed + not+  O +…?
Why have you not gone to bed yet?

3. Dấu hiệu thì hiện tại hoàn thành:

Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành: trong câu có các từ như: up to now, up to the present, so far, lately, recently, before, for (đi với quảng thời gian), since (đi với mốc thời gian), yet, ever (never), already, not … yet, this/ that/ it is the first/ second/ third/ … time, it is the only, this/ that/ it is + so sánh nhất.

Ví dụ:

  • This is the most beautiful girl I’ve ever met.
    (Đây là cô gái xinh đẹp nhất mà tôi từng gặp)
  • I haven’t seen you for years.
    (Tôi đã không gặp em mấy năm nay rồi)

4. Lưu ý:

– Have got và has got có hình thức ở thì htht: have/has + V3/-ed. Mặc dù ở trong hình thức của thì hoàn thành nhưng chúng lại diễn đạt ý nghĩa ở thì hiện tại.

– Cụm từ này được sử dụng để chỉ sự sở hữu, theo cách gần giống như động từ have (nhất là trong bài phát biểu hay bài viết không trang trọng). Chúng nhấn mạnh sự sở hữu trong câu.

Ví dụ: các cặp câu sau đây có nghĩa gần như giống hệt nhau.

  • I have got three cats and two dogs.
    I have three cats and two dogs.
  • She has got a lot of friends.
    She has a lot of friends

– Tuy nhiên, không bao giờ sử dụng have/has got để thay thế cho have khi have được sử dụng để mô tả một hành động.

Ví dụ:

  • I have dinner at 7 p.m.
  • NOT: I have got dinner at 7 p.m.

– Ta có thể dùng dạng quá khứ hoàn thành khác của get: gotten. Dạng này được dùng để mô tả quy trình, chẳng hạn như sự tiếp nhận (thông tin, phản hồi), sự sát nhập hoặc một số hành động khác.

Ví dụ:

  • have gotten word that your mother is sick.
    (Tôi nhận được tin là mẹ của anh bị ốm)
  • She’s gotten a lot of positive feedback about the show.
    (Cô ấy nhận được rất nhiều phản hồi tích cực về buổi biểu diễn)

Tham khảo thêm Thì quá khứ hoàn thành và cách nhận biết

– Have/has gotten không được sử dụng để mô tả quyền sở hữu:

I know that they have gotten lots of money.
→ diễn tả sự nhận được tiền hơn là sự sở hữu hoàn toàn.

– Gotten hầu như chỉ được sử dụng trong tiếng Anh Mỹ, rất hiếm khi được sử dụng trong tiếng Anh Anh.

Thì Hiện Tại Hoàn Thành Tiếp Diễn Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:

– Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn diễn (the present perfect continuos hay present perfect progressive) mô tả một hành động hoặc sự việc bắt đầu trong quá khứ và kéo dài liên tục đến hiện tại (nhấn mạnh tính liên tục)

  • Ví dụ: I have been studying French for two months.
    (Tôi đã học tiếng Pháp được hai tháng rồi)

– Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn không dùng cho các động từ chỉ nhận thức, tri giác như see, understand, know, like, want, glance, smell, love, hate, …

Xem thêm Các động từ không dành cho thì hoàn thành tiếp diễn tại đây

thi hien tai hoan thanh tiep dien

2. Công thức thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:

a. Thể khẳng định:

S + have/has + been + V-ing + O + …

Chủ ngữ

Cách chia have/has

I/ you/ they/ we
have

he/ she/ it
has

Ví dụ:

  • have been waiting here for two hours.
    (Tôi đợi ở đây đã hai tiếng rồi)
  • He has been playing games for three days.
    (Anh ấy chơi game liên tục đã được 3 ngày rồi)

b. Thể phủ định:

S + haven’t/hasn’t + been + V-ing + O + …

Ví dụ:

  • haven’t been talking to him since last week.
    (Tôi không nói chuyện với anh ấy từ tuần trước)
  • He hasn’t been working for almost a year.
    (Anh ấy không đi làm gần được một năm rồi)

c. Thể nghi vấn:

 
Công thức
Ví dụ

Yes/no question

– Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là “yes”

Have/has + S + been + V-ing + O + …?
Have you been writing your assignment?
(Bạn có đang viết bài luận không?)

 Haven’t/hasn’t + S + been + V-ing + O + …?
Hasn’t she been reading the novel?

Have/has + S + not + been + V-ing + O + …?
Has she not been reading the novel?

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, …) 

– Dạng câu hỏi phủ định Wh- được dùng để nhấn mạnh hoặc dùng như bình thường

Từ để hỏi + have/has + S + been + V-ing + O + …?
Where has he been living since 2001?
(Anh ta đã sống ở đâu từ năm 2001 tới giờ?)

Từ để hỏi + have/hasn’t + S + been + V-ing + O + …?
Why haven’t they been sleeping in the bed?
(Tại sao tụi nhỏ vẫn chưa ngủ trên giường?)

Từ để hỏi + have/has + S + not + been + V-ing + O + …?
Why have they been not sleeping in the bed?

3. Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:

Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: trong câu thường có các từ như: all (+ khoảng thời gian: all day, all week), since (+ mốc thời gian), for (+ khoảng thời gian), for a long time, almost every day this week, recently, lately, in the past week, in recent years, up until now, và so far.

Ví dụ:

  • I have been waiting here for two hours.
    (Tôi đã chờ ở nơi này ngót 2 tiếng đồng hồ rồi)
  • Her eyes were red. She has been crying.
    (Mắt cô ấy đỏ quá. Cô ấy hẳn đã khóc một lúc lâu rồi)

4. Hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Phân biệt thì hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn (present perfect and present perfect continuous): 2 thì này rất dễ bị nhầm lẫn với nhau.

– Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (hthttd) nhấn mạnh vào hành động và hành động đó vẫn còn tiếp diễn. Hiện tại hoàn thành (present perfect simple) nhấn mạnh vào kết quả, hành động đã kết thúc nhưng kết quả vẫn ở hiện tại.

Ví dụ:

  • I‘ve been reading Twilight novel this summer. → hành động còn tiếp tục
  • I‘ve written a novel this summer. → hành động đã kết thúc

– Htht chỉ ra sự hoàn thành, hoàn tất trong khi hthttd chỉ ra sự chưa hoàn thành.

Ví dụ:

  • I’ve read the Twilight novel you gave me. → đã đọc xong
  • I’ve been reading the Twilight novel you gave me. → chưa đọc xong

– Hiện tại hoàn thành nhấn mạnh vào kết quả và thời gian để hoàn thành kết quả đó. hiện tại hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh vào thời gian hành động đó xảy ra, và hành động đó vẫn đang tiếp tục xảy ra.

Ví dụ:

  • She has studied for 3 hours.
  • She has been studying for 3 hours.

– Thì hiện tại hoàn thành có thể được dùng để nói về thời gian mang tính chất mãi mãi, lâu dài; còn thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn được dùng để nói đến sự việc mang tính chất tạm thời.

  • They‘ve worked here for 40 years.
  • They usually work in HCM city but they’ve been working in Ha Noi for the last 30 days.

So Sánh Lặp Trong Tiếng Anh

So sánh lặp (Repeated Comparative) trong tiếng Anh được dùng để diễn tả 1 tình huống, sự vật, sự việc liên tục thay đổi hoặc thay đổi một cách chậm rãi. So sánh lặp được kết nối bởi từ AND. Cấu trúc câu so sánh lặp:

1. Với danh từ

– Danh từ đếm được

MORE AND MORE + N
FEWER AND FEWER + N

Ví dụ:

  • Nowadays, more and more people using smartphones.
    (Ngày nay, càng có nhiều người dùng điện thoại thông minh)
  • There are fewer and fewer kids in this village.
    (Ngày càng có ít trẻ em trong cái làng này)

– Danh từ không đếm được

MORE AND MORE + N
LESS AND LESS + N

Ví dụ:

  • As a result, she has less and less time to sleep.
    (Kết quả là, cô ấy càng ngày càng có ít thời gian để ngủ)
  • He put more and more sugar to the drink.
    (Anh ấy bỏ ngày càng nhiều đường vào đồ uống)

2. Với tính từ/trạng từ

– Tính từ/ trạng từ ngắn

short adj/adv + ER AND short adj/adv + ER

  • Ví dụ: He is getting older and older.
    (Càng ngày anh ta càng già đi)

– Tính từ/ trạng từ dài

MORE AND MORE + long adj/adv
LESS AND LESS + long adj/adv

Ví dụ:

  • My best friend becomes more and more beautiful.
    (Bạn thân của tôi càng ngày càng trở nên xinh đẹp)
  • The price of estate is less and less expensive.
    (Giá bất động sản càng ngày càng bớt đắt đỏ hơn)

Unit 6: Endangered Species

Thì Tương Lai Hoàn Thành Trong Tiếng Anh

1. Cách dùng thì tương lai hoàn thành:

Cách sử dụng thì tương lai hoàn thành (the future perfect tense)

Ví dụ

Thì tương lai hoàn thành (will have V3/-ed) trong tiếng anh được dùng để diễn tả một hành động sẽ hoàn thành trước một thời điểm ở tương lai.
I’ll have finished my study by next year.
(Tôi sẽ hoàn thành việc học vào năm sau)

Thì tương lai hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động sẽ hoàn thành trước một hành động khác trong tương lai.
When Doraemon comes home, Nobita will have finished studying.
(Khi Doraemon về nhà, Nobita sẽ học bài xong)

thi tuong lai hoan thanh

2. Cấu trúc thì tương lai hoàn thành:

a. Thể khẳng định:

S + will/shall + have + V3-ed + O + …

Ví dụ:

  • Batman will have defeated Superman by the next century.
    (Batman sẽ đánh bại Superman vào thế kỷ sau)
  • You will have perfected your English by the time you come back from the U.S.
    (Bạn sẽ thực hành hoàn hảo tiếng Anh của mình khi bạn trở về từ U.S)

b. Thể phủ định:

S + will/shall + not + have + V3/-ed + O + …

Ví dụ:

  • By the next November, I won’t have received my promotion.
    (Vào tháng 11 năm sau, tôi chắc sẽ không được thăng chức đâu)
  • By the time she gets home, he won’t have cleaned the entire house.
    (Khi cô ấy về nhà, anh ấy sẽ không dọn dẹp xong nguyên cả căn nhà xong)

c. Thể nghi vấn:

Thể nghi vấn
Cấu trúc
Ví dụ

Yes/no question

– Dạng câu hỏi phủ định yes/no được dùng khi người nói kỳ vọng câu trả lời sẽ là “yes”

Will/Shall + S + have + V3/-ed + O + …?
Will she have learned enough Vietnamese to communicate before she moves to Saigon?
(Liệu cô ấy sẽ học đủ tiếng Việt để giao tiếp trước khi cô ấy chuyển đến Sài Gòn?)

Won’t  + S + have + V3/-ed + O + …?
Won’t  they have come?

Will/Shall + S + not + have + V3/-ed + O + …?
Will they not have come?

Wh- question
(Các từ để hỏi gồm what, when, where, why, how, which, whom, who.)

Từ để hỏi Wh- + will/shall + S + have + V3/-ed + O + …?
How many countries will you have visited by the time you turn 50?
(Bạn sẽ ghé thăm bao nhiêu quốc gia đến lúc bạn 50 tuổi?)

3. Dấu hiệu nhận biết thì tương lai hoàn thành:

Dấu hiệu nhận biết thì tương lai hoàn thành: trong câu thường có các từ nhưby the time, by + (thời gian trong tương lai), before + (thời gian trong tương lai), by then

Ví dụ:

  • I will have studied at Nguyen Du high school for 3 years in 2005.
    (Tới năm 2005 thì tôi đã học ở trường Nguyễn Du được 3 năm rồi)
  • By next July, I will have received my promotion.
    (Tháng bảy tới đây, tôi sẽ được thăng chức)

Các thì tương lai trong tiếng anh và cách nhận biết

So Sánh Kép Trong Tiếng Anh

So sánh kép (Double Comparative) trong tiếng anh được dùng để đề cập đến hai hành động xảy ra cùng lúc và tiến triển như nhau. Cấu trúc so sánh kép trong tiếng anh (còn được gọi là cấu trúc so sánh càng càng):

The + comparative + S + V, the + comparative + S + V
(The + so sánh hơn + mệnh đề, the + so sánh hơn + mệnh đề )

Ví dụ:

  • The longer the play lasts, the more bored the audience becomes.
    (Vở kịch càng dài, khán giả càng cảm thấy chán)
  • The less money I spend, the less I have to worry about saving.
    (Tôi càng tiêu ít tiền thì càng ít bận tâm về việc tiết kiệm hơn)
  • The more you study, the smarter you will become.
    (Bạn càng học nhiều thì bạn càng thông minh hơn)
  • The richer the person is, the more privilege he enjoys.
    (Người càng giàu có thì càng có nhiều đặc quyền)

Lưu ý:

– Trong câu so sánh kép, nếu túc từ là một danh từ thì ta đặt danh từ ấy ngay sau tính từ so sánh.

  • Ví dụ: The more homework you do, the better you are.
    (Càng làm bài tập nhiều, các em càng giỏi).

– Không dùng thì tiếp diễn trong so sánh kép

Unit 7: Artificial Intelligence

Câu Cầu Khiến Chủ Động Trong Tiếng Anh

1. Cấu trúc nhờ vả have và get:

Đây là 2 cấu trúc nhờ ai đó làm gì

– Cấu trúc have: have someone do something

– Cấu trúc get: get someone to do something

Ví dụ:

  • Shally has her husband clean the kitchen.
    (Shally nhờ chồng dọn nhà bếp dùm)
  • They got those kids to carry the boxes.
    (Họ nhờ đám trẻ bê mấy cái thùng)

2. Cấu trúc mang ý ép buộc:

– Cấu trúc make: S + make + someone + V (bare)

– Cấu trúc force: S + force + someone + to V

Ví dụ:

  • My Mom makes me stop playing video games.
    (Mẹ tôi bắt tôi dừng chơi trò chơi điện tử lại)
  • Amanda forces her children to go to bed.
    (Amanda bắt các con phải đi ngủ)

3. Cấu trúc mang ý cho phép:

– Cấu trúc let: S + let + someone + V (bare)

– Cấu trúc permit/ allow: S + permit/ allow + someone + to V

  • Ví dụ: The professor lets his students use their phones during the test. → let sb do sth
    (Giáo sư cho phép sinh viên của ông sử dụng điện thoại trong buổi kiểm tra)

4. Cấu trúc mang ý nhờ giúp đỡ:

Cấu trúc help: S + help somebody to V/ V (bare)

Ví dụ:

  • The H.O.P.E organization helps young people to find their dreams.
    (Tổ chức Hy vọng giúp đỡ các thanh niên để họ tìm được ước mơ của mình)
  • Anne helps her mother grow some plants in the garden.
    (Anne giúp mẹ cô bé trồng cây trong vườn)

► Có thể lược bỏ tân ngữ của help:

– Nếu tân ngữ sau help là một đại từ chung chung thì ta có thể bỏ cả tân ngữ lẫn to mà chỉ dùng mỗi V (bare)

  • Ví dụ: This new vaccine will help (people to) immune to smallpox.
    (Loại vắc-xin mới này sẽ giúp con người miễn dịch được với bệnh đậu mùa)

– Nếu tân ngữ của động từ và tân ngữ của help là một thì ta có thể bỏ tân ngữ của help và to

  • Ví dụ: Thousands of tiny crystals on chameleon’s skin will help (him to) keep him invisible to his enemies.
    (Hàng ngàn tinh thể siêu nhỏ trên da của tắc kè hoa sẽ giúp nó trở nên ‘tàng hình’ trong mắt kẻ thù)

Câu Cầu Khiến Bị Động Trong Tiếng Anh

1. Cấu trúc bị động của MAKE:

Chủ động: make + somebody + V(bare) + something

Bị động: S’(something) + be made + to V + by + O’(somebody)…

  • Ví dụ: Suzy makes the hairdresser cut her hair. → Her hair is made to cut by the hairdresser.
    (Suzy nhờ thợ cắt tóc làm tóc cho mình)

2. Cấu trúc bị động của HAVE:

Chủ động: … have sb do sth

Bị động: … have something done

Ví dụ:

  • Thomas has his son buy a cup of coffee. → Thomas has a cup of coffee bought by his son.
    (Thomas nhờ con trai mua giúp một cốc cà phê)

3. Cấu trúc bị động của GET:

Chủ động: get sb to V

Bị động: … get sth done

Ví dụ

  • Shally gets her husband to clean the kitchen for her.
    → Shally gets the kitchen cleaned by her husband.
    (Shally nhờ chồng dọn dẹp bếp nút dùm mình)

Xem thêm Câu bị động tiếng anh và cách dùng

4. Một số cấu trúc câu cầu khiến khác:

Các động từ như want, would like, need, prefer cũng có thể được dùng ở thể bị động và mang nghĩa cầu khiến. Tuy nhiên, các cấu trúc này thường ít được sử dụng, và mang tính trang trọng nhiều hơn.

– Với WANT/ NEED: muốn ai đó phải làm cái gì cho mình (dùng với nghĩa ra lệnh)

S + want/ need + something + (to be) + V3/-ed

Ví dụ:

  • Jenny wants her car washed before she comes back.
    (Jenny muốn xe của cô ấy phải được rửa sạch trước khi cô ấy quay lại)
  • need my paper (to be) prepared when the conference start.
    (Tôi cần hồ sơ của tôi được chuẩn bị trước khi hội nghị bắt đầu)

– Với WOULD LIKE/ PREFER: muốn nhờ ai đó làm gì đó cho mình (dùng với nghĩa ra lệnh lịch sự)

S + would like + something (to be) + V3/-ed

Ví dụ:

  • would like this card (to be) checked, please.
    (Tôi muốn kiểm tra cái thẻ này)
  • prefer my laptop (to be) fixed by Mr. Brown.
    (Tôi muốn máy tính xách tay của tôi phải được anh Brown sửa)

Unit 8: The World of Work

Câu Tường Thuật Trong Tiếng Anh

– Câu tường thuật tiếng anh (reported speech) là lời tường thuật lại ý của người nói khi người tường thuật chỉ muốn tường thuật lại thông tin, nội dung trong lời nói của người nói thay vì là từ ngữ.

– Câu tường thuật trong tiếng anh thường được sử dụng trong báo chí, báo cáo, văn bản hay lời nói tường thuật lại một đoạn hội thoại.

  • Ví dụ: Nam says: ‘I feel tired’ → Nam said that he felt tired.
    (Nam nói rằng cậu ấy cảm thấy mệt mỏi)

→ Câu Nam said that he is tired là câu tường thuật gián tiếp vì khi tường thuật lại, ta đã đổi chủ ngữ từ I thành he và động từ feel thành felt.

Tường Thuật Câu Mệnh Lệnh, Yêu Cầu

1. Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu

Công thức câu tường thuật mệnh lệnh và câu yêu cầu: S + động từ yêu cầu như order, command, tell, ask, request,… +  tân ngữ trực tiếp chỉ người nhận lệnh + động từ nguyên mẫu có to.

Ví dụ:

  • ‘Stand up, Natasha.’ → He told Natasha to stand up.
    (‘Đứng dậy, Natasha’ → Anh ấy bảo Natasha đứng dậy)
  • ‘Close the door, please.’ → The teacher ordered his students to close the door.
    (‘Làm ơn hãy đóng cửa lại’ → Giáo viên yêu cầu học sinh đóng cửa lại)

2 .Với các động từ chỉ sự đồng ý, hứa hẹn, gợi ý…

Ví dụ:

  • He promised to call.
    (Anh ấy hứa sẽ gọi điện)
  • She agreed to wait for me.
    (Cô ấy đồng ý đợi tôi)
  • Suzy has offered to help me cook dinner tonight.
    (Suzy đã đề nghị giúp tôi nấu ăn tối nay)

3. Với các từ để hỏi:

Động từ nguyên mẫu có to thường được dùng sau từ hỏi khi chuyển câu hỏi sang câu tường thuật, thường được dùng để trả lời câu hỏi trực tiếp với should.

Ví dụ:

  • ‘How should I make BBQ sauce?’ → He asked her how to make BBQ sauce.
    (Tôi nên làm nước tương BBQ như thế nào đây? → Anh ấy hỏi cô ta cách làm nước sốt BBQ)

Unit 9: Choosing a Career

Mệnh Đề Trạng Từ Trong Tiếng Anh

1. Mệnh đề trạng ngữ là gì?

– Adverbial clause là gì? Là một mệnh đề phụ thuộc (subordinate clause), mang chức năng ngữ pháp của 1 trạng từ nhằm bổ nghĩa cho 1 động từ, tính từ, hoặc trạng từ khác.

– Nói cách khác, mệnh đề trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi: when, where, how, why, to what extent, hoặc under what conditions. (Khi nào, ở đâu, như thế nào, tại sao, trong mức độ nào, hoặc xảy ra dưới hoàn cảnh nào)

Ví dụ:

  • We will not have school today because it snowed last night.
    (Hôm nay chúng tôi sẽ không tới trường vì tối qua tuyết rơi)
  • Until it stops raining, we will stay inside.
    (Cho tới khi tạnh mưa, chúng ta sẽ ở trong nhà)
  • When your father gets here, we will go.
    (Khi nào ba của em tới đây, chúng tôi sẽ đi)

– Một mệnh đề trạng từ thường bắt đầu bằng các liên từ phụ thuộc sau.

Sau đây là một số liên từ phổ biến:

+ after, although, as, as if, as far as, as long as, as soon as, as though, because, before, even if
+ even though, how, if, in order that, once, provided (that), rather than, since, so long as, so (that), than
+ that, though, unless, until, when, whenever, where, wherever, whether, while, why…

Các liên từ phổ biến trong tiếng anh

2. Vị trí của mệnh đề trạng từ:

– Mệnh đề trạng từ bổ nghĩa cho động từ thường được đặt bất kì vị trí nào trong câu.

Ví dụ:

  • I missed the bus because my alarm didn’t go off.
  • Because my alarm didn’t go off, I missed the bus.
    (Vì chuông báo thức không kêu nên tớ lỡ mất chuyến xe bus)

→ Mệnh đề phụ thuộc because my alarm didn’t go off bổ nghĩa cho động từ missed

  • Whenever it rains, my little sister loves to jump in the puddles.
  • My little sister loves to jump in the puddles whenever it rains.
    (Bất kể khi nào trời mưa, đứa em gái nhỏ của em thích nhảy vô vũng nước)

→ Mệnh đề phụ whenever it rains bổ nghĩa cho động từ loves

– Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa cho tính từ hoặc trạng từ phải được đặt sau từ mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ:

  • Playing football is dangerous if you don’t have the right equipment.
    (Chơi bóng bầu dục rất nguy hiểm nếu bạn không có dụng cụ phù hợp)
  • We walked to class quickly as if we were going to be late.
    (Chúng tôi đi tới lớp nhanh chóng như thể là chúng tôi sắp trễ giờ tới nơi)

– Trong một số trường hợp mệnh đề bị tĩnh lược nhưng chúng ta vẫn hiểu được.

Ví dụ:

When finished, this building will be the tallest in the city.
(Sau khi hoàn tất, tòa nhà này sẽ là cao nhất trong thành phố)
→ When [it is] finished, this building will be the tallest in the city.

Cụm Động Từ Trong Tiếng Anh

1. Cụm động từ là gì?

–  Phrasal verb là gì? Cụm động từ là từ được cấu tạo từ một động từ với một giới từ, tiểu ngữ hoặc cả hai. Sự kết hợp này tạo ra một nghĩa mới, khác với nghĩa gốc của động từ.

Phrasal verb = verb + preposition/ adverb/ adverb + prepostion

– Cụm động từ trong tiếng anh được chia thành 3 dạng:

a. Verb + particle (Particle phrasal verbs): động từ + tiểu ngữ

– Những tiểu ngữ thường được dùng để tạo thành cụm động từ thường là: around, at, away, down, in, off, on, out, over, round, up.

Ví dụ:

  • The show must go on. (go on = continue)
    (Chương trình phải tiếp tục)
  • The plane took off at 10 p.m (took off = flew into the air)
    (Máy bay cất cánh lúc 10 giờ tối)
  • What goes around comes around.
    (Gậy ông đập lưng ông)

– Các phrasal verb loại này giữ vai trò làm ngoại động từ (cần tân ngữ) và nội động từ (không cần tân ngữ)

Ví dụ:

  • He suddenly showed up. ⇒ nội động từ
    (Anh ta đột ngột xuất hiện)
  • made up the story. ⇒ ngoại động từ
    (Tôi đã bịa ra câu chuyện đó)

Tìm hiểu Ngoại động từ là gì, nội động từ là gì?

– Với các cụm động từ tiếng anh có tân ngữ theo sau, tiểu ngữ (particle) có thể đứng trước hoặc đứng sau tân ngữ.

Ví dụ:

  • My grandmother raised my sisters up.
    My grandmother raised up my sisters.
    (Ngoại tôi đã nuôi dưỡng các chị của tôi khôn lớn)
  • Put the gun down.
    Put down the gun.
    (Bỏ súng xuống)

– Thông thường, các tân ngữ dài thường được đặt sau particle (tiểu ngữ).

Ví dụ:

  • I don’t want to take on this huge responsibility of being a leader of the team.
    (Tôi không muốn nhận trách nhiệm to lớn là trở thành trưởng nhóm của cả đội)

– Nếu tân ngữ là các đại từ nhân xưng tân ngữ (me, you, him, us, her, them…), thì đại từ này luôn được đặt trước particle (tiểu ngữ).

Ví dụ:

  • You should look it up in the dictionary.
    (Bạn nên tra cứu trong từ điển)

NOT: You should look up it in the dictionary.

b. Verb + preposition (Prepositional phrasal verbs): động từ + giới từ

– Cụm động từ dạng này trong tiếng anh luôn cần tân ngữ và tân ngữ này luôn đi sau giới từ.

– Các phrasal verb (dạng Verb + preposition) thông dụng: listen to (lắng nghe), look after (trông nom), get over (vượt qua), break into (đột nhập), break down (hỏng), look for (tìm kiếm)…

Ví dụ:

  • They are looking into the problem.
    (Họ đang xem xét lại vấn đề)
  • Someone broke into my house last night.
    (Có ai đó đã đột nhập vào nhà tôi tối qua)

– Các cụm từ trong tiếng anh, tuy nhiên, có thể tách rời, tân ngữ có thể đứng trước giới từ: associate…with (ủng hộ, cổ vũ ), remind…of (gợi nhớ về điều gì đó), rob…of (tước đoạt), thank…for (cám ơn vì điều gì đó), provide…with (cung cấp)…

Ví dụ:

  • The opponent can rob us of victory.
    (Đối thủ có thể tước đoạt chiến thắng khỏi chúng ta)
  • You remind me of you mom.
    (Con làm ta nhớ tới mẹ)
  • Thank you for helping me.
    (Cảm ơn vì đã giúp đỡ tui)

c. Verb + particle + preposition (Particle prepositional phrasal verbs): động từ + tiểu ngữ + giới từ

– Đây là loại thứ 3 của phrasal verbs. Phần particle và preposition không thể tách rời nhau, nghĩa của từ thường rất khó đoán: look up to (ngưỡng mộ), put up with (chịu đựng), look forward to (mong chờ), get on with (hòa hợp), catch up with (bắt kịp với)….

Ví dụ:

  • I can’t put up with your girlfriend anymore.
    (Mẹ không thể chịu đựng được bạn gái con nữa rồi)
  • I’m looking forward to hearing from you.
    (Tôi rất mong nhận được tin tức từ bạn)

– Tân ngữ của dạng Verb + particle + preposition luôn luôn đứng ngay sau giới từ.

Ví dụ:

  • We all look up to our father.
    (Tất cả chúng tôi đều kính trọng cha mình)

NOT: We all look our father up to. hay We all look up our father to.

– Tuy nhiên, một số cụm từ tiếng anh vẫn có thể tách rời, tân ngữ có thể đứng ngay sau động từ: fix…up with (sắp xếp, bố trí), put…down to (nghĩ nguyên nhân là), let…in on (nói cho ai biết điều bí mật nào đó), take… out of (trích, rút 1 khoản tiền ra từ số tiền lớn), put…up to (cổ vũ khuyến khích ai làm điều gì ngu ngốc)

Ví dụ:

  • The police put the fire dow to cigarette ash.
    (Cảnh sát nghĩ nguyên nhân của vụ cháy là do tàn thuốc lá)
  • My teacher fixed me up with a different test.
    (Giáo viên của tôi đã sắp xếp cho tôi 1 bài kiểm tra khác)

2. Các phrasal verb thường gặp

(Tìm kiếm các cụm động từ tiếng anh bằng cách bấm Ctrl + F trên bàn phím của bạn)

A

  •  Account for: chiếm, giải thích
  •  Allow for: tính đến, xem xét đến
  •  Ask after: hỏi thăm sức khỏe
  •  Ask for: hỏi xin ai cái gì
  •  Ask somebody in/ out: cho ai vào/ ra
  •  Advance in: tấn tới
  •  Advance on: trình bày
  •  Advance to: tiến đến
  •  Agree on something: đồng ý với điều gì
  •  Agree with: đồng ý với ai, hợp với, tốt cho
  •  Answer to: hợp với
  •  Answer for: chịu trách nhiệm về
  •  Attend on (upon): hầu hạ
  •  Attend to: chú ý

B

  •  Be over: qua rồi
  •  Be up: chống lại, chịu đựng
  •  Bear up: = confirm xác nhận
  •  Bear out: chịu đựng
  •  Blow out: thổi tắt
  •  Blow down: thổi đổ
  •  Blow over: thổi qua
  •  Blow up: nổ, nổi khùng
  •  Break away = to run away: chạy trốn
  •  Break down: hỏng hóc, suy nhược, khóc
  •  Break into: đột nhập (vào nhà)
  •  Break in on: cắt ngang (cuộc trò chuyện)
  •  Break up: chia tay, giải tán
  •  Break off: kết thúc 1 cái gì đó
  •  Bring about: làm cho điều gì đó xảy ra
  •  Bring down = to land: hạ xuống
  •  Bring out: xuất bản, làm nổi bật, làm cho điều gì đó xuất hiện
  •  Bring up: nuôi dưỡng (danh từ là up bringing)
  •  Bring off: thành công, ẵm giải
  •  Burn away: tắt dần
  •  Burn out: cháy trụi
  •  Back up: ủng hộ, nâng đỡ
  •  Bear on: liên lạc tới
  •  Begin with: bắt đầu bằng
  •  Begin at: khởi sự từ
  •  Believe in: tin cẩn, tin tưởng vào
  •  Belong to: thuộc về
  •  Bet on: đánh cuộc vào

C

  •  Call at: dừng lại 1 nơi trong thời gian ngắn
  •  Call for: mời gọi, yêu cầu
  •  Call up: gọi đi lính, gọi điện thoại, nhắc lại kỉ niệm
  •  Call on/ call in at somebody’s house: ghé thăm nhà ai
  •  Call off = put off = cancel: hủy bỏ
  •  Care for: thích, săn sóc
  •  Catch up with: bắt kịp
  •  Come across: tình cờ gặp
  •  Close down: đóng lại vĩnh viễn
  •  Close up: đóng lại tạm thời, xích lại gần nhau
  •  Come about: diễn ra, xảy ra
  •  Carry on = continue: tiếp tục
  •  Catch on: dần dần hiểu ra
  •  Check with: kiểm tra lại với 1 ai đó
  •  Cheer up: vui lên
  •  Cut in on: ngắt đứt, cắt quãng, xen vào
  •  Cut down (on): giảm số lượng
  •  Carry out: tiến hành, thực hiện
  •  Carry off = bring off: ẵm giải
  •  Chew over = think over: nghĩ kĩ
  •  Check in / out: làm thủ tục ra / vào
  •  Check up on somebody: đảm bảo ai đó là đúng những gì họ nên làm
  •  Clean out: dọn sạch, lấy đi hết
  •  Clean up: dọn gọn gàng
  •  Clear up: làm sáng tỏ
  •  Close in: tiến tới, gần tới
  •  Come over/ round = visit: thăm
  •  Come round: hồi tỉnh
  •  Come down: sụp đổ (= collapse)
  •  Come down to: là do
  •  Come up: đề cập đến, nhô lên, nhú lên
  •  Come up with: nảy ra, loé lên
  •  Come up against: đương đầu, đối mặt
  •  Come out with: nói điều gì đó (bất ngờ hoặc thô lỗ)
  •  Come about = happen: xảy ra
  •  Come across: tình cờ gặp
  •  Come apart: vỡ vụn
  •  Come along / on with: hoà hợp, tiến triển
  •  Come into: thừa kế
  •  Come off: thành công, bong ra, diễn ra, xảy ra
  •  Count on somebody: trông cậy vào ai
  •  Cut out = remove: di chuyển, rời bỏ
  •  Cut up: cắt thành từng mảnh nhỏ
  •  Cross out: gạch đi, xoá đi

D

  •  Delight in: thích thú về
  •  Depart from: bỏ, sửa đổi
  •  Do away with: thủ tiêu, bãi bỏ
  •  Die away / die down: giảm đi, dịu đi (về cường độ)
  •  Die out / die off: tuyệt chủng
  •  Do up = decorate: trang trí
  •  Do with: làm được gì nhờ có
  •  Do without: làm được gì mà không cần
  •  Draw back: rút lui
  •  Drive at: ngụ ý, ám chỉ
  •  Drop in (on): ghé thăm ai 1 cách bất ngờ
  •  Drop off: buồn ngủ
  •  Drop out of: rời bỏ khỏi 1 tổ chức nào đó

E

  •  End up: kết thúc, nhận được kết quả của 1 cái gì đó
  •  Eat up: ăn hết
  •  Eat out: ăn ngoài
  •  Eat in: ăn ở nhà
  •  Eat away: dần dần phá hủy

F

  •  Face up to: đương đầu, đối mặt
  •  Fall back on: trông cậy, dựa vào
  •  Fall in with: mê cái gì (fall in love with somebody, yêu ai đó say đắm)
  •  Fall behind: chậm hơn so với dự định, rớt lại phía sau
  •  Fall through: không hoàn thành, không xảy ra
  •  Fall off: giảm dần
  •  Fall down: thất bại
  •  Fall out with: tranh cãi với ai đó
  •  Fell up to: cảm thấy đủ sức, đủ năng lượng làm gì
  •  Fill in: hoàn thành
  •  Fill up: đổ đầy
  •  Fill out: hoàn thành (tờ đơn)
  •  Fill in for: đại diện, thay thế
  •  Find out: tìm ra
  •  Fix up: sửa chữa

G

  •  Get through to somebody: liên lạc với ai
  •  Get through: hoàn tất (= accomplish), vượt qua = get over
  •  Get into: dính dáng, thích thú, xỏ vừa, mặc vừa
  •  Get in: đến, trúng cử, trúng tuyển
  •  Get out of = avoid: tránh né
  •  Get down: đi xuống, ghi lại
  •  Get somebody down: làm ai thất vọng
  •  Get round something: xoay xở, hoàn tất
  •  Get round somebody: thuyết phục
  •  Get away: trốn thoát
  •  Get back: trở lại
  •  Get up: ngủ dậy
  •  Get ahead: vượt trước ai
  •  Get away with: làm việc gì trái pháp luật, phạm pháp và không bị bắt
  •  Get over: vượt qua
  •  Give away: cho đi, tống đi, tiết lộ bí mật
  •  Give something back: trả lại
  •  Give in = give up: bỏ cuộc
  •  Give out: phân phát, cạn kiệt
  •  Give off: toả ra, phát ra (mùi hương, hương vị)
  •  Go out: đi ra ngoài, lỗi thời
  •  Go out with: hẹn hò
  •  Go through: kiểm tra, thực hiện công việc
  •  Go through with: kiên trì bền bỉ
  •  Go for: cố gắng giành được
  •  Go in for = take part in: tham gia
  •  Go without: kiêng nhịn
  •  Go off: nổi giận, nổ tung, thối rữa (thức ăn)
  •  Go with: phù hợp với
  •  Go ahead: tiến lên
  •  Go back: quay trở lại, trờ về
  •  Go down with: mắc bệnh
  •  Go over: kiểm tra, xem xét kĩ lưỡng
  •  Go up: tăng, đi lên, vào đại học
  •  Go into: lâm vào
  •  Go away: cút đi, đi khỏi
  •  Go on: tiếp tục
  •  Grow out of: lớn vượt khỏi, thoát khỏi
  •  Grow up: trưởng thành

H

  •  Hand down to = pass on to: truyền lại (cho thế hệ sau)
  •  Hand in: giao nộp (bài, tội phạm)
  •  Hand back: giao lại, trả lại
  •  Hand over: trao trả quyền lực
  •  Hand out: phân phát (= give out)
  •  Hang round: lảng vảng
  •  Hang on = hold on = hold off: giữ máy (điện thoại)
  •  Hang up (off): cúp máy
  •  Hang out: đi ra ngoài (chơi)
  •  Hold on: cầm máy
  •  Hold back: kiềm chế, giữ lại
  •  Hold up: cản trở / trấn lột, trì hoãn

J

  •  Jump in: tham gia cuộc trò chuyện
  •  Jump on somebody: phê phán ai đó
  •  Jump at an order: vội vàng nhận lời
  •  Jump out at somebody: rõ ràng và dễ dàng nhận thấy
  •  Joke around: hài hước
  •  Jack up = raise: nuôi dưỡng

K

  •  Keep away from = keep off: tránh xa
  •  Keep out of: ngăn cản
  •  Keep somebody back from: ngăn cản ai không làm gì
  •  Keep somebody from = stop somebody from: kiềm chế, không cho ai làm điều gì
  •  Keep under: đè nén, thống trị, bắt quy phục; kiềm chế
  •  Keep up: giữ lại, duy trì
  •  Keep up with: theo kịp ai
  •  Keep on = keep doing: cứ tiếp tục làm gì
  •  Knock down = pull down: kéo đổ, sụp đổ, san bằng
  •  Knock out: hạ gục ai

L

  •  Lay down: ban hành, hạ vũ khí
  •  Lay out: sắp xếp, lập dàn ý
  •  Leave somebody off = to dismiss somebody: cho ai nghỉ việc
  •  Leave out = get rid of: rời bỏ, từ bỏ
  •  Leave for: đi tới đâu
  •  Let somebody down: làm ai thất vọng
  •  Let somebody in / out: cho ai vào / ra, phóng thích ai
  •  Let somebody off: tha bổng cho ai
  •  Lie down: nằm nghỉ
  •  Live up to: sống xứng đáng với
  •  Live on: sống dựa vào
  •  Lock up: khóa chặt ai
  •  Look after: chăm sóc
  •  Look at: quan sát, nhìn, ngắm
  •  Look back on (upon): nhớ lại hồi tưởng
  •  Look round: quay lại nhìn, suy nghĩ, cân nhắc
  •  Look for: tìm kiếm
  •  Look forward to Ving: mong đợi, mong chờ
  •  Look in: ghé thăm, tạt vào
  •  Look up: tra cứu (từ điển, số điện thoại)
  •  Look into: xem xét, nghiên cứu
  •  Look on: đứng nhìn thờ ơ
  •  Look out: coi chừng
  •  Look through: lờ đi, xem lướt qua
  •  Look over: kiểm tra, xem xét
  •  Look up to: tôn trọng, ngưỡng mộ
  •  Look down upon: coi thường

M

  •  Make up: trang điểm, bịa chuyện
  •  Make out: phân biệt
  •  Make up for: đền bù, hoà giải với ai
  •  Make off: trốn thoát
  •  Make of: hiểu, tìm ra lý do
  •  Mix out: trộn lẫn, lộn xộn
  •  Miss out: bỏ lỡ
  •  Move away: bỏ đi, ra đi
  •  Move out: chuyển đi
  •  Move in: chuyển đến

O

  •  Order Somebody about Something: sai ai làm gì
  •  Order in: đặt đồ ăn giao tận nhà
  •  Order out: trục xuất
  •  Owe up: thú nhận

P

  •  Pass away = to die: chết
  •  Pass by = go past: đi ngang qua, trôi qua
  •  Pass up: từ chối cơ hội
  •  Pass out = to faint: ngất, mất ý thức
  •  Pay somebody back: trả nợ ai, trả thù ai
  •  Pay into: đặt tiền cọc
  •  Point out: chỉ ra
  •  Pull back: rút lui
  •  Pull down = to knock down: kéo đổ, san bằng
  •  Pull through: bình phục
  •  Pull on: mặc quần áo
  •  Pull over at: đỗ xe
  •  Put something across: giao tiếp, trò chuyện, truyền tải thông điệp
  •  Put aside: để dành, dành dụm
  •  Put something away: cất đi, tống ai đó vào từ
  •  Put forward: trình bày, đề xuất, đưa ra, nêu ra; vặn (kim đồng hồ) tiến lên
  •  Put down: hạ xuống, đàn áp, tước quyền, giáng chức, hạ cánh (máy bay, người trong máy bay), đào (giếng)
  •  Put on: mặc vào, tăng cân, làm ra vẻ
  •  Put up: dựng lên, tăng giá
  •  Put up with: tha thứ, chịu đựng
  •  Put up to: cho hay, báo cho biết
  •  Put out: dập tắt
  •  Put upon: hành hạ, ngược đãi; lừa bịp
  •  Put off: trì hoãn, cởi (quần áo, mũ nón, giày dép) ra

R

  •  Run after: truy đuổi
  •  Run away/ off from: chạy trốn
  •  Run for: tranh cử
  •  Run over: đè chết
  •  Run across: gặp 1 cách ngẫu nhiên
  •  Run down: cắt giảm, ngừng phục vụ, đâm trúng ai bằng xe
  •  Run into: tình cờ gặp, đâm xô, lâm vào
  •  Ring up: gọi điện thoại
  •  Ring off: tắt máy (điện thoại)
  •  Ring ing: gọi để thông báo hoặc xác nhận điều gì

S

  •  Save up: để giành
  •  See about: sắp xếp, xem xét
  •  See somebody off: tiễn ai đó tại nhà ga, sân bay
  •  See somebody though: nhận ra bản chất của ai
  •  Send for: yêu cầu, mời gọi
  •  Send off for:đặt hàng bằng đường bưu điện
  •  Send back: trả lại
  •  Set out: khởi hành, bắt đầu, sắp xếp, tổ chức
  •  Set off: nổ bom, rung chuông báo động, bắt đầu cuộc hành trình
  •  Set in: bắt đầu (dùng cho thời tiết)
  •  Set up: dựng lên, lừa đảo, khởi nghiệp
  •  Set on: tấn công
  •  Settle down: an cư lập nghiệp
  •  Show off: khoe khoang, khoác lác
  •  Show up: đến tới
  •  Shop around: tìm kiếm giá cả hoặc chất lượng tốt nhất
  •  Shut down: sập tiệm, phá sản, tắt máy tính
  •  Shut out: loại trừ
  •  Shut up: ngậm miệng lại
  •  Sit around: ngồi nhàn rỗi
  •  Sit over: ăn uống chậm rãi
  •  Sit out: không tham gia
  •  Slow down: chậm lại
  •  Stand by: ủng hộ ai
  •  Stand out: nổi bật
  •  Stand for: đại diện, viết tắt của, khoan dung
  •  Stand in for: thế chỗ của ai tạm thời
  •  Stand up for: bảo vệ, hỗ trợ, đứng lên vì ai/điều gì đó
  •  Stay away from: tránh xa
  •  Stay behind: ở lại
  •  Stay up: thức, không đi ngủ
  •  Stay over: qua đêm

T

  •  Take apart: chia/tách nhỏ
  •  Take away: lấy đi, làm nguôi đi
  •  Take after: trông giống
  •  Take back: thu hồi
  •  Take down: ghi chú, rời đi, đem đi
  •  Take in: lừa gạt ai, hiểu
  •  Take on: tuyển thêm, lấy thêm người, nhận trách nhiệm
  •  Take off: cất cánh, cởi tháo bỏ cái gì
  •  Take over: giành quyền kiểm soát
  •  Take up: đảm nhận, chiếm giữ (không gian), bắt đầu 1 sở thích
  •  Take to: có thói quan làm gì đó, bắt đầu yêu thích ai/cái gì đó
  •  Talk around: thuyết phục
  •  Talk somebody into something: thuyết phục ai làm gì
  •  Talk somebody out of: cản trở ai, thuyết phục ai không làm gì
  •  Throw away: ném đi, vứt hẳn đi
  •  Throw out: trục xuất, tống cổ, thoát khỏi, từ chối
  •  Tie down: ràng buộc, hạn chế
  •  Tie in with something: xảy ra cùng lúc
  •  Tell off: mắng mỏ
  •  Tell apart: phân biệt
  •  Try on: thử (quần áo)
  •  Try out: thử xem có thích hay không
  •  Turn against: bắt đầu ghét cái gì đó
  •  Turn away: không cho phép ai đó vào
  •  Turn down: từ chối
  •  Turn into: trở thành
  •  Turn out: hoá ra là, tham gia
  •  Turn on / off: mở, tắt
  •  Turn up / down: vặn to, nhỏ (âm lượng)
  •  Turn up: xuất hịên, đến tới
  •  Turn in: đi ngủ

U

  •  Urge on: khuyến khích
  •  Use up: sử dụng hết, cạn kiệt
  •  Usher in: đánh dấu cột mốc quan trọng

W

  •  Wait about = wait around: chờ đợi mà không làm gì
  •  Wait out: chờ cho cái gì đó kết thúc
  •  Wait up: không đi ngủ bởi vì bạn đang đợi, chờ đã (bắt buộc)
  •  Wake up: thức dậy
  •  Walk in on: đi vào 1 cách bất ngờ
  •  Walk on: tiếp tục đi
  •  Walk away from: rời bỏ
  •  Watch out: coi chừng
  •  Watch out for: cẩn thận với cái gì đó
  •  Watch over: để mắt tới ai/cái gì đó
  •  Wear off: mất tác dụng, biến mất, nhạt dần
  •  Wear out: dùng gì đó cho tới khi nó hỏng
  •  Wear down: làm cho thứ gì đó yếu đi
  •  Work off: loại bỏ, kiếm tiền trả nợ
  •  Work out: tìm ra cách giải quyết, kết thúc đẹp đẽ
  •  Work up: làm khuấy động
  •  Write down: viết xuống, ghi lại, (trong chuyên ngành tài chính kế toán là bút toán ghi giảm giá trị tài sản)

Xem thêm: Cụm động từ nguyên mẫu
                  Cụm phân từ tiếng anh
                  Cụm từ độc lập

Unit 10: Lifelong Learning

Câu Điều Kiện Loại 3 Trong Tiếng Anh

– Cách dùng:

Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ. Câu điều kiện loại 3 được dùng để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.

Công thức: If + S + had + V3/-ed + O…, S’ + would/ could + have + V3/-ed + O …

Ví dụ:

  • If he had studied hard, he would have passed his exams.
    (Nếu cậu ta học hành chăm chỉ, thì câụ ta đã đậu kỳ thi rồi)
  • If I had known she was sick, I would have visited her.
    (Nếu tôi biết cô ấy bị bệnh, thì tôi đã tới thăm cô ấy rồi)

Câu Điều Kiện Hỗn Hợp Trong Tiếng Anh

Câu điều kiện hỗn hợp/kết hợp hay câu điều kiện nâng cao có hai loại:

– Dạng 1: Dùng để diễn tả một giả thiết trái ngược với quá khứ còn kết quả thì trái ngược với hiện tại.

If + S + had + V3/-ed + …, S + would/could + V(bare)

Ví dụ:

  • I didn’t eat breakfast this morning, so I’m hungry now.
    → If I had eaten breakfast this morning, I wouldn’t be hungry now.
    (Nếu sáng nay tôi ăn sáng, thì bây giờ tôi đã không thấy đói bụng rồi)

– Dạng 2: Dùng để tiễn tả một giả thiết trái ngược với thực tại còn kết quả trái ngược với quá khứ.

If + S + V2/-ed + …, S’ + would + have + V3/-ed + …

Ví dụ:

  • Thomas is not a good guy. He cheated on Rosie.
    → If Thomas were a good guy, he wouldn’t have cheated on Rosie.
    (Nếu Thomas là một người đàn ông tốt, thì anh ta đã không phản bội lại Rosie) 

Cách nhớ lý thuyết câu điều kiện

công thức câu điều kiện