Tóm tắt chương trình học môn Vật lý 12 – American College of Viet Nam

Để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi học kì I và tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật lý, AmCollege đã biên soạn tài liệu tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 chi tiết nhằm giúp các em học sinh khái quát toàn bộ lý thuyết chương trình Vật lý lớp 12. Tài liệu này được viết tóm tắt theo nội dung từng chương, chia thành các bài cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn để các em có thể hình dung ra được chương trình học Vật lý lớp 12 của mình. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Cấu trúc tài liệu tóm tắt Vật lý 12

vat-ly-12

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 gồm 7 chương, mỗi chương sẽ gồm 1-5 bài chính như sau:

Chương I: Dao động cơ

Bài 1: Dao động điều hòa

Bài 2: Con lắc lò xo

Bài 3: Con lắc đơn

Bài 4: Dao động tắt dần – Dao động cưỡng bức – Hiện tượng cộng hưởng

Bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số

Chương II: Sóng cơ và sóng âm

Bài 1: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Bài 2: Giao thoa sóng

Bài 3: Sóng âm

Chương III: Dòng điện xoay chiều

Bài 1: Giới thiệu về dòng điện xoay chiều – Các loại mạch điện xoay chiều

Bài 2: Mạch điện xoay chiều – Công suất mạch xoay chiều

Chương IV: Dao động và Sóng điện từ

Chương V: Sóng ánh sáng

Bài 1: Tán sắc ánh sáng – Giao thoa ánh sáng

Bài 2: Quang phổ

Chương VI: Lượng tử ánh sáng

Bài 1: Hiện tượng quang điện – Thuyết lượng tử ánh sáng – Hiện tượng quang dẫn – Hiện tượng phát quang

Bài 2: Mẫu nguyên tử Bo – Tia laze

Chương VII: Hạt nhân nguyên tử – Hiện tượng phóng xạ

Bài 1: Cấu tạo hạt nhân – Năng lượng liên kết – Phản ứng hạt nhân

Bài 2: Sự phóng xạ – phản ứng phân hạch – nhiệt hạch.

Hình ảnh cuốn sách lý 12 và chương trình học đổi mới

Tổng quan về chương trình học Vật lý 12

Dưới đây là các thông tin khái quát về chương trình học lý 12

Lý 12 Bài 2: Con lắc lò xo

Trong bài này bạn sẽ được học về định nghĩa của con lắc lò xo. Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m gắn vào đầu của một lò xo có độ cứng k và có khối lượng không đáng kể; đầu kia của lò xo được giữ cố định.

Lý 12 Bài 3: Con lắc đơn

Ở bài này bạn được học về con lắc đơn là gồm một vật nhỏ, khối lượng m, treo ở đầu của một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, chiều dài l.

Lý 12 Bài 4: Dao động tắt dần – Dao động cưỡng bức

Đây cũng là một trong những bài khá quan trọng trong lý 12. Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức là khi kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả cho nó dao động, ta thấy biên độ dao động giảm gọi là dao động tắt dần.

Lý 12 Bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre – nen

Ở bài 15 sẽ là kiến thức xoay quanh tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và phương pháp tối giản đồ Fre – nen. Là khi điểm M chuyển động tròn đều thì vectơ vị trí quay đều với cùng tốc độ góc ω.

Lý 12 Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Kiến thức ở bài 7 này chủ yếu nói về sóng cơ và sự truyền sóng cơ đó là một vật cần rung, tạo bởi một thanh thép mỏng, đàn hồi, một đầu được kẹp chặt bằng êtô, đầu kia có gắn một mũi nhọn S.

Lý 12 Bài 8: Giao thoa sóng

Bài 8 sẽ giúp bạn biết về giao thoa sóng là một hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng giao thoa của hai sóng.

Lý 12 Bài 10: Sóng âm

Ở bài 10 bạn sẽ biết được khái quát về sóng âm. Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.

Lý 12 Bài 11: Đại cương về dòng điện xoay chiều

Bài 11 là bài khá quan trọng thường có trong những bài thi học kỳ và cuối cấp. Dòng điện xoay chiều hình sin, gọi tắt là dòng điện xoay chiều, là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật của hàm số sin hay côsin, với dạng tổng quát.

Lý 12 Bài 12: Mạch điện xoay chiều

Với bài 12 thì bạn sẽ được biết thêm về mạch điện xoay chiều. Đây là mạch chỉ có điện trở, Mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Trong mạch xoay chiều gồm nhiều đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp tức thời giữa hai đầu của mạch bằng tổng đại số các điện áp tức thời giữa hai đầu của từng đoạn mạch ấy.

Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều: Công suất trung bình tiêu thụ trong một mạch điện xoay chiều bất kì: P=UIcosφ với φ là độ lệch pha giữa i và u.

Lý 12 Bài 13: Mạch dao động

Với bài 13 bạn sẽ tìm hiểu qua mạch dao động – một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc với một tụ điện có điện dung C thành một mạch điện kín gọi là mạch dao động.

  • Điện từ trường: Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy.

  • Sóng điện từ: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

Lý 12 Bài 14: Tán sắc ánh sáng

Ở bài 14 này chúng ta sẽ được học về tán sắc ánh sáng, đây là một trong những bài học mang đến những kiến thức khá thú vị ở chương trình Vật lý 12.

Lý 12 Bài 15: Giao thoa ánh sáng

Ngoài hiện tượng giao thoa sóng thì các em học sinh 12 còn được tìm hiểu về giao thoa ánh sáng. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch khi ánh sáng gặp phải vật cản. 

Lý 12 Bài 16: Các loại quang phổ

Bài 16 trong chương trình học sẽ giúp ta tìm hiểu về các loại quang phổ thường gặp. Máy quang phổ là dụng cụ chuyên dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành phần đơn sắc gồm 3 bộ phận chính: ống chuẩn trực (a), hệ tán sắc (b) và buồng tối (c). 

Lý 12 Bài 17: Tia X

Các em học sinh sẽ được biết về tia X trong bài 17. Nói một cách nôm na, dễ hiểu nhất thì mỗi khi một chùm tia catôt – tức là một chùm electron có năng lượng lớn – đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.

Lý 12 Bài 18: Hiện tượng quang điện

Hiện tượng quang điện sẽ là nội dung chính trong bài 18. Quang điện là hiện tượng ánh sáng làm bật electron ra khỏi bề mặt kim loại. Chất quang dẫn là chất bán dẫn có tính dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp. Hiện tượng quang – phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

Lý 12 Bài 19. Mẫu nguyên tử Bo

Mẫu nguyên tử Bo bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề của Bo.

Lý 12 Bài 20: Cấu tạo hạt nhân

Cấu tạo hạt nhân gồm có Z prôtôn và A – Z nơtron (A: số nuclôn). Năng lượng liên kết của hạt nhân – Phản ứng hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh).

Cấu tạo hạt nhân gồm Z proton và A-Z nơtron (A: số nuclon). Lực tương tác giữa các nuclôn gọi là lực hạt nhân (tương tác hạt nhân hay tương tác mạnh), lực hạt nhân này có tác dụng liên kết các nuclôn với nhau

Xem thêm tại: https://vatly247.com/

Lý 12 Bài 21: Phóng xạ

Bài 21 sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về hiện tượng phóng xạ. Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo). Quá trình phân rã này kèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Hạt nhân tự phân rã gọi là hạt nhân mẹ, hạt nhân được tạo thành sau phân rã gọi là hạt nhân con.

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống kiến ​​thức Vật lý 12

Môn Vật lý đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan quan từ nhiều năm nay. Vì vậy, kiến thức cơ bản đơn thuần là chưa đủ, mà các em còn phải rèn luyện kỹ năng tính toán nhanh, tư duy nhạy bén. Việc học cách nhìn câu hỏi và đoán ngay đáp án thông qua phép loại trừ và suy đoán, cùng với công thức rút gọn được biến hóa từ nhiều công thức cơ bản là rất hữu ích. Sau mỗi bài đã học, các em nên ghi chú tóm tắt lại tất cả các công thức và kiến ​​thức quan trọng để tránh quên.

Mỗi em phải có chiến lược học tập riêng cho từng tuần, từng tháng. Nếu tháng 1, tháng 2 các em có thời gian học lại từng chương thì bắt đầu từ tháng 3, 4 các em vừa học chương mới vừa học chương cũ, đồng thời ôn luyện các câu hỏi. Đến tháng 6, các em hãy luyện tập các câu hỏi và ôn tập lại toàn bộ kiến ​​thức. 

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ về chương trình học môn Vật lý lớp 12 từ AmCollege sẽ giúp các em hệ thống và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn, từ đó đạt kết quả khả quan cho môn học này trong kỳ thi sắp tới.