Tóm tắt chương II: Nhiễm sắc thể

Tóm tắt những kiến thức cơ bản trong chương II: Nhiễm sắc thể

Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ

I. Khái niệm

            Nhiễm sắc thể là những thể bắt màu nằm trong nhân tế bào khi nhuộm bằng thước nhuộm kiềm tính. Khi tế bào không phân chia, chúng tạo thành những chất nằm rải rác gọi là chất nhiễm sắc. Khi phân chia chúng tập trung lại thành nhiễm sắc thể.

II. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

            – Tế bào của những loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định

            – Trong tế bào sinh dưỡng soma, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau về hình thái, kích thước).

            – Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n là bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

            – Bộ nhiễm sắc thể đơn bội n là bộ nhiễm sắc thể trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng.

III. Cấu trức của nhiễm sắc thể

            – Nhiễm sắc thể có hình hạt, hình que, hình chữ V.

            – Nhiễm sắc thể có chiều dài 0,5 đến 50 μm, đường kính 0,2 đến 2 μm.

            – Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa, gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động.

            – Những crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histone.

IV. Chức năng của nhiễm sắc thể

            – Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định.

            – Nhiễm sắc thể có tính tự nhân đôi nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Bài 9: NGUYÊN PHÂN

I. Biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào

            – Chu kì tế bào gồm:

+ Kì trung gian: tế bào lớn lên và nhân đôi nhiễm sắc thể.

+ Kì nguyên phân: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

            – Hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó. Cấu trúc riêng biệt của mỗi nhiễm sắc thể được duy trì liên tục qua các thế hệ.

II. Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân

1. Kì đầu

            – Nhiễm sắc thể sau khi tự nhân đôi tạo thành nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.

            – Các nhiễm sắc thể kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.

2. Kì giữa

            – Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại.

            – Các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

3. Kì sau

            Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực của tế bào.

4. Kì cuối

            Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.

III. Ý nghĩa của nguyên phân

            – Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

            – Ý nghĩa thực tiễn: dựa trên cơ sở nguyên phân, người ta tiến hành giâm, chiết, ghép cành; ứngh dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả.

Bài 10: GIẢM PHÂN

I. Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

1. Kì trung gian

            – nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.

            – Cuối kì, nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép dính nhau ở tâm động.

2. Giảm phân

Các kì

Những diễn biến cở bản của nhiễm sắc thể

Lần phân bào I

Lần phân bào II

Kì đầu

– Các nhiễm sắc thể xoắn, co ngắn.

– Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dài, có thể xảy ra trao đổi đoạn crômatit cho nhau.

Các nhiễm sắc thể co lại cho thấy số lượng nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội.

Kì giữa

Các nhiễm sắc thể tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng ở mặp phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

Các cặp nhiễm sắc thể kéo tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực tế bào.

Kì cuối

Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành cới số lượng là bộ đơn bội kép (n NST kép).
Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (n NST).

            – Kết quả: từ 1 tế bào mẹ với 2n nhiễm sắc thể, qua 2 lân phân bào liên tiếp đều có n nhiễm sắc thể. Như vậy, số lượng nhiễm sắc thể đã giảm đi một nửa. Các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử.

II. Ý nghĩa

Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n NST) ở thời kì chín, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n NST), nghĩa là số lượng nhiễm sắc thể ở tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.

Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH

I. Sự phát sinh giao tử

1. Giống nhau

            – Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

            – Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho giao tử.

2. Khác nhau

Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực

– Noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho thể cực thứ nhất kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
– Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.

Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng có kích thước lớn.
Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.

Từ mỗi noàn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh.
Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, 4 tinh trùng này đều tham gia vào thụ tinh.

II. Thụ tinh

            Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái, về bản chất là sự kết hợp giữa hai bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.

Bài 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

I. Nhiễm sắc thể giới tính

            – Ở các tế bào lưỡng bội:

+ Có các cặp nhiễm sắc thể thường (A)

+ Một cặp nhiễm sắc thể giới tính: tương đồng (XX), không tương đồng (XY).

            – Nhiễm sắc thể giới tính mang gen qui định tính đi75c cái và các tính trạn liên quan giới tính.

            – Giới tính nhiều loài phụ thuộc vào sự cá mặt của XX hoặc XY trong tế bào.

Ví dụ:

+ Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, câu gai, cây chua me…cặp nhiễm sắc thể của giống cái là XX, của giống đực là XY

+ Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây…cặp nhiễm sắc thể giới tính của giống cái là XY, giống đức là XX.

II. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính

P:         44A + XX          x          44A + XY

G:        22A + X                    22A + X, 22A + Y

F1:                44A + XX : 44A + XY

                               (1 nữ: 1 nam)

            – Cơ chế xác định fio71i tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

            – Tỉ lệ con con trai : con gái xấp xỉ 1:1

III.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

            – Ảnh hưởng của môi trường trong do rối loạn tiết hoocmôn sinh dục làm biến đổi giới tính.

            – Ảnh hưởng của môi trường ngoài: nhiệt độ, nồng độ CO2, ánh sáng….

            – Ý nghĩa: chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái, phù hợp với mục đích sản xuất.

Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

I. Di truyền liên kết

            Là trường hợp các gen qui định nhóm tính trạng nằm trên một nhiễm sắc thể cùng phân li về giao tử và cùng tổ hợp qua thụ tinh.

II. Ý nghĩa

            – Trong tế bào, mỗi nhiễm sắc thể mang nhiều gen tạo thành nhóm liên kết.

            – Trong chọn giống, người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau.

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…