Tôm kiểng: Đặc điểm, cách nuôi và chăm sóc – Wiki Cá Cảnh
Vậy tôm kiểng khác gì các loại tôm tép thông thường? Nuôi tôm tôm kiểng có khó không? Cho tôm ăn gì để luôn khoẻ mạnh và có màu sắc đẹp. Bài viết hôm nay, WIKICACANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu cách nuôi và chăm sóc tôm cảnh tại nhà, Mời mọi người cùn tham khảo nhé !
1. Giới thiệu chung về tôm kiểng
1.1 Đặc điểm sinh học
Tên tiếng AnhCrayfish aquarium, Crayfish, LobsterTên tiếng ViệtTôm cảnh, Tôm kiểngĐặc điểm nhận dạngĐây là loài nươc ngọt sống ở tầng đáy. Về cơ bản tôm cảnh có nhiều kích thước khác nhau trung bình 2.5cm đến 15cm. Một số dòng có thể đạt đến chiều dài 30cm khi trưởng thành.
Bộ vỏ tôm với nhiều màu sắc: xanh, đỏ, vàng, trắng, tím,… Có 8 chân, 2 càng và 2 râu
Thức ăn chính của tôm kiểng ngoài tự nhiên là xác cá, động vật, cây thuỷ sinh. Một số trường hợp chúng còn ăn thịt luôn cả đồng loại của mìnhMôi trường sốngHầu hết các loại tôm cảnh được bán ở Việt Nam đều sống trong nước ngọt. Với thông số nước ở mức cơ bản Nhiệt độ: 20 – 30oC và Độ pH: 6.5 – 8.2.Tài liệu tham khảo wikipedia.org
1.2 Những dòng tôm cảnh phổ biến hiện nay
Tôm Procam với các màu gồm: xanh dương, trắng, cam và đỏ. Đây là dòng tôm cảnh phổ biến tại Việt Nam được nhiều người mau về nuôi kiểng.Tôm Destructor là dòng tôm kiểng có nhiều màu sắc đẹp mắt như: xanh dương, đen, trắng, Xanh rêu hoặc nâu đất. Dòng tôm kiểng này có cặp càng tuôi đối to hơn các dòng khác.Pro Ghost là dòng tôm cảnh có những màu sắc vô cùng độc đáo trên cơ thể. Thông thường là màu xanh cam phối trắng, nâu đỏ xanh trắng trộn lẫn với nhau. Đặc điểm của dòng tôm cảnh Pro Ghost là chúng có cặp càng tướng đối dài.
2. Kỹ thuật nuôi tôm kiểng tại nhà
Tôm kiểng không quá khó nuôi, dù là loài có nguồn gốc từ hoang dã. Nhưng tôm có thể sống tốt trong môi trường nhân tạo như: hồ cá, bể thuỷ sinh … Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý những vấn đề sau:
2.1 Nước nuôi tôm
Vì đây là loài tôm nước ngọt, nên để nuôi chúng, bạn có thể sử dụng nước ao hồ, sông suối hoặc cả nước máy. Tuy nhiên, trước khi nuôi bạn cần xử lí nước để loại bỏ cặn bẩn và CLO (trong nước máy).
Duy trì môi trường nước hồ nuôi tôm ở mức nhiệt độ từ 20 – 30 độ C với độ pH trung bình từ 6.5 – 8.2 là thích hợp nhất.
Lưu ý: bạn cần tiến hành thay nước mỗi 1 hoặc 2 tuần một lần. Trung bình sẽ thay mới 20 – 30% lượng nước đang có trong hồ nuôi tôm.
2.1 Dụng cụ: hồ, bể để nuôi tôm
Trung bình mỗi chú tôm khi nuôi làm kiểng trong hồ sẽ cần đến 5 – 10 lít nước. Chính vì thế dựa vào số lượng tôm cần nuôi mà bạn nên chọn hồ có kích thước phù hợp.
Ví dụ: Nếu bạn có ý định nuôi 4 con tôm cảnh thì nên chọn hồ có dung tích từ 40 lít nước trở lên
Trong hồ nuôi tôm bạn có thể bổ sung thêm các vật trang trí như: ống sứ, lũa ống… Vì đặc tín của tôm cảnh khá nhút nhác. Chúng chỉ hoạt động mạnh khi đi kím mồi mà thôi. Thông thường chúng sẽ luôn tìm chỗ ẩn nấp và nghỉ ngơi.
Có thể trồng thêm một số cây thuỷ sinh như: lan nước hoặc ráy. Kết hợp với các loại sạn suối, đá thuỷ sinh để tạo môi trường sống thân thiện cho tôm.
Bạn nên trang bị thêm cho hồ nuôi tôm của bạn 1 bộ lọc, 1 máy oxy và một đèn chiếu sáng (loại thường). Nó sẽ giúp cải thiện môi trường nước hồ tôm và cung cấp đủ dưỡng khí để tôm phát triển.
3. Cách chăm sóc để tôm có màu đẹp
Việc chăm sóc tôm kiểng tại nhà cũng tương đối đơn giản. Vì tôm cảnh có sức sống rất mạnh sức đề kháng tốt. Tuy nhiên để tôm kiểng có màu đẹp, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây.
3.1 Thức ăn cho tôm kiểng
Tôm kiểng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được rất nhiều dạng thức ăn. Tuy nhiên để tôm nuôi tại nhà có màu đẹp, bạn cần chú ý 3 nhóm thức ăn chính sau đây:
- Thức ăn tươi sống: trùn chỉ, Artemia, Thịt, Cá hoặc các loại tôm tép luộc …
- Thức ăn từ thực vật: rong rêu, bắp cải luộc, cây thủy sinh, viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu, lá bàng khô,…
- Các loại thức ăn công nghiệp: sử dụng các loại thức ăn viên dành riêng cho tôm tép cảnh. Sẽ giúp bổ sung đầy đủ các loại vitamin để tôm có màu đẹp
Lưu ý: đối với các loại thức ăn tươi sống và thực vật như lá cây bạn cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ nấm bệnh trước khi cho tôm ăn nhé.
3.2 Cho tôm cảnh ăn đúng cách
Theo chia sẻ của những người nuôi tôm kiểng chuyên nghiệp, bạn nên cho tôm ăn nhiều lần trong ngày. Với một lượng thức ăn vừa đủ.
Duy trì khung giờ cho ăn cố định để tạp thói quen cho tôm. Giúp chúng ở trên dạng người hơn để có thể nhìn ngắm tôm dễ dàng.
Lưu ý: khi quan sát thấy thức ăn thừa còn trong chậu. Hãy dòng vợt vớt hết ra ngoài để tránh làm ô nhiễm nước nhé.
3.3 Chế độ chăm sóc khi tôm kiểng lột vỏ
Trong quá trình phát triển của mình, tôm kiểng thường sẽ thay vỏ 11 – 12 lần. Tuỳ theo môi trường sống mà số lần này có thể ít hoặc nhiều hơn.
Dấu hiệu để nhận biết tôm kiểng lột vỏ là trên vở tôm sẽ xuất hiện vài đốm trắng ở phần tiếp giám giữ cổ và đầu con tôm. Những con tôm gần lột vỏ thường sẽ ăn rất ít hoặc không ăn. Chúng cần một nơi yên tĩnh để có thể hoàn tất quá trình lột vỏ.
Một số lưu ý khi nuôi tôm cảnh trong thời kì thay vỏ (lột xác)
+ Tạo môi trường yên tĩnh để cho tôm hoàn tất quả trình lột vỏ của mình. Sẽ tránh được trình trạng rụng càng hoặc tổn thương đến phần cơ.
+ Trước thời điểm lột vỏ vài ngày, bổ sung thêm Artemia giúp cung cấp đạm, hỗ trợ mau lột vỏ nhanh hơn.
+ Sau khi khi lột vỏ thành công bạn nên bổ sung thêm các loại khoáng chất và Oxy trong nước để vỏ tôm mau cứng lại.
4. Một số câu hỏi khi mới nuôi tôm kiểng tại nhà
Lưu ý: Bạn tuyệt đối đừng nuôi tôm kiểng chung với các loại các cảnh sau đây. Cá Danios; Cá thủy tinh, cá bít chì; Cá Neon; Dòng cá Guppy, bảy màu rừng; Dòng cá Raboras; Cá Angels; Cá Gouramis… Chúng có thể trở thành miếng mồi ngon cho tôm cảnh đấy !
Mua tôm kiểng ở đâu? Giá bán như thế nào?
Hiện tại, bạn có thể tìm mua các loại tôm kiểng ở hầu hết các cửa hàng bán cá kiểng, thuỷ sinh hoặc trên mạng Internet. Giá bán trung bình của các loại tôm kiểng từ 20.000đ – 250.000đ mỗi con tuỳ theo từng dòng và kích cỡ tôm.
Có cần lắp thêm đèn cho hồ nuôi tôm kiểng không?
Bạn có thể lắp đặt đèn trang trí trong bể nuôi tôm cảnh hoặc không cần lắp đặt. Bởi tôm cảnh không giống như tép cảnh màu sắc của chúng không phụ thuộc vào bóng đèn mà khi nuôi ở trong môi trường thích hợp chúng sẽ lên màu đẹp, rực rỡ.
Có thể nuôi chung cá cảnh và tôm kiểng được không?
Được ! Tuy nhiên bạn không nên nuôi tôm kiểng chung với các loài cá có bản tính hung hăn, hoặc các dòng cá cảnh săn mồi. Có thể nuôi tôm cảnh chung với một sống dòng cá phổ biến như: Cá chuột otto; Cá trâm; Cá chuột pugmy; Các bống vàng; Các dòng cá Pleco: Tỳ bà bướm, tỳ bà thường,…
Thông tin về giá bán của một sống dòng tôm kiểng tại Việt Nam để bạn tham khảo:
Dòng tôm kiểngGiá bán tham khảo (vnđ)Dòng tôm cảnh Procam (2 – 13cm)40.000đ – 250.000đDòng tôm cảnh Ghost cow (7 – 8cm)200.000đTôm kiểng dòng Destructor (6 -7cm)200.000đTôm thuỷ sinh Texanus40.000đ
Trên đây là thông tin về cách nuôi và chăm sóc tôm kiểng tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm cho mình được một dòng tôm cảnh đẹp để nuôi trong nhà nhé.
Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?