Tóm Tắt kiến thức Công Nghệ 12 của SGK – Bài 1 – 2 – 4

BÀI 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I./ Tìm hiểu vai trò và vị trí của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
1. Đối với sản xuất (Sgk)
– Chế tạo máy :
– Ngành luyện kim :
– Trong các nhà máy sản xuất xi măng:
– Trong công nghiệp hoá học :
– Trong ngành địa chất :
– Trong nông nghiệp :
– Trong ngư nghiệp :
– Trong giao thông vận tải :
– Trong Bưu chính viễn thông :
– Ngành phát thanh – truyền hình :
2. Đối với đời sống (Sgk)
a. Đối với các ngành phục vụ dân sinh
– Trong ngành khí tượng thuỷ văn :
– Trong lĩnh vực y tế :
– Trong các ngành ngân hàng, tài chính, thương mại, văn hoá – nghệ thuật, vv…:
b. Trong sinh hoạt :
II. Triển vọng của kĩ thuật điện tử
– Các thiết bị điện tử phục vụ sx sẽ thông minh hơn, hoàn thiện hơn, giữ vai trò chủ đạo trong tự đông hoá
– Chế tạo ra các rô bốt, các thiết bị đảm nhiện các công việc nguy hiểm, hoặc ở các nơi ma con gười không thể trực tiếp làm được. Kích thước của các TB điện tử sẽ ngày càng thu nhỏ, chất lượng ngày càng cao.

BÀI 2: ĐIỆN TRỞ – TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM
I.ĐIỆN TRỞ (R)
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu
a.Công dụng
-Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch.
b.Cấu tạo
– Dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lỏi sắt để làm điện trở.
c.Phân loại
-Điện trở được phân loại theo :
+ Công suất
+ Trị số : cố định hoặc có biến đổi
+ Khi đại lượng vật lí tác động lên điện trở làm trị số điện trở của nó thay đổi thì được phân loại và gọi tên như sau :
– Điện trở nhiệt (thermixto) có 2 loại :
+ Hệ số dương : Khi nhiệt độ tăng thì R tăng.
+ Hệ số âm: Khi nhiệt độ tăng thì R giảm.
– Điện trở biến đổi theo điện áp (varixto):khi U tăng thì R giảm
– Quang điện trở:Khi ánh sáng rọi vào thì R giảm
d.Kí hiệu : (xem SGK)
2.Các số liệu kĩ thuật của điện trở
a.Trị số của điện trở (R): cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở . Đơn vị : Ohm (W)
b.Công suất định mức (Pđm(W)) :công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy đứt.
II.TỤ ĐIỆN (C)
1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu
a.Công dụng
– Có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
b.Cấu tạo
– Tụ điện là tập hợp của 2 hay nhiều vật dẩn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi.
c.Phân loại
– Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực được phân loại : tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ dầu, tụ hóa.
d.Kí hiệu : (xem SGK)
2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện
a.Trị số điện dung : cho biết khã năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó .Đơn vị :Fara (F)
b.Điện áp định mức (Uđm(V)):Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên 2 cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn ,tụ không bị đánh thủng.
c.Dung kháng của tụ điện (XC) là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó .Xc=1/2PfC(W)
III.CUỘN CẢM(L)
1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu
a.Công dụng
– Dùng để dẩn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
b.Cấu tạo
– Dùng dây dẩn điện quấn thành cuộn cảm .
c.Phân loại
– Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần,cuộn cảm âm tần.
d.Kí hiệu (xem SGK)
2.Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm.
a.Trị số điện cảm: cho bbieets khã năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách cuốn dây . Đơn vị : Henry (H).
b.Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm .Đó là tỉ số của cảm kháng (điện kháng) với điện trở thuần (r) của cuộn cảm ở một tần số f cho trước . Q=2PfL/r
c.Cảm kháng của cuộn cảm (XL): là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó .XL=2PfL.

BÀI 4: LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC
I. Điôt bán dẫn:
1. cấu tạo:
Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm hai lớp bán dẫn P và N ghép lại với nhau tạo nên tiếp giáp P-N trong vỏ thủy tinh hoặc nhựa
2. Phân loại:
– điôt tiếp điểm chung dùng để tách sóng và trộn tần
– điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu
– điôt Zêne (ổn áp) dùng để ổn áp
3. ký hiệu của điôt:(sgk)
4. các thông số của điôt
– trị số điện trở thuần
– trị số điện trở ngược
– trị số điện áp đánh thủng
5. công dụng của điôt:
– điôt dùng để chỉnh lưu
– dùng để khuếch đại tín hiệu
II. Tranzito:
1. cấu tạo và phân loại tranzito
a. cấu tạo:
tranzito gồm hai lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại
các dây dẫn ra được gọi là các điện cực
b. phân loại: (sgk)
– tranzito PNP
– tranzito NPN
2. ký hiệu tranzito: Sgk
3. các số liệu kỹ thuật của tranzito
– trị số điện trở thuận
– trị số điện trở ngược
– trị số điện áp đánh thủng
4. công dụng của tranzito
– dùng để khuếch đại tín hiệu
– Dùng để tạo sóng
– dùng để tạo xung
III. Tirixto:
1. cấu tạo tirixto
Gồm 3 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại
Các dây dẫn ra được gọi là các điện cực
2. ký hiệu: hình 4-2 sgk
3. các số liệu kỹ thuật:
– IAđịnh mức
– UAKđịnh mức
– UGK
4. công dụng:
– dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển:
5. nguyên lý làm việc:
– khi chưa có điện áp dương UGK tirixto không dẫn điện dù UAK > 0
– khi UAK và UAGK đồng thời dương thì tirixto dẫn điện.khi tirixto dẫn điện UGKkhông còn tác dụng, dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi UAK= 0.
IV. Triac và điac:
1.Cấu tạo: Là linh kiện bán dẫn có cấu trúc 4 lớp có 3 điện cực là A1, A2 và G
2.Ký hiệu và các thông số cơ bản: SGK
3.Công dụng: – dùng điều khiển trong mạch điện xoay chiều
4.Nguyên lý làm việc: Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở cho dòng điện đi từ A1 sang A2
– khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở dòng điện đi từ A2 sang A1 điac khong có cực điều khiển nên được mở bằng cách nâng cao điệp áp ở hai cực