Tội giết người được quy định thế nào trong luật hình sự?

Hành vi giết người là gì? Tội giết người được quy định thế nào trong luật hình sự? Các yếu tố cấu thành tội giết ngưởi ra sao? Giết người rồi khắc phục hậu quả có được miễn án tù không? Giết người rồi tự tử thì ai chịu trách nhiệm? Các câu hỏi này sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp cụ thể kèm ví dụ minh họa trong bài viết dưới đây.

Hành vi giết người là gì?

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.

Tội giết người được quy định thế nào trong luật hình sự?Tội giết người được quy định thế nào trong luật hình sự?

Tội giết người được quy định thế nào trong bộ luật hình sự?

Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người phạm tội giết người có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Thêm vào đó, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Cấu thành tội phạm của tội giết người

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Chủ thể

Chủ thể của tội giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan

Hành vi

Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.

Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:

+ Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh, bóp cổ … nhằm giết người khác.

+ Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm (phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác … nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp.

Hậu quả

Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Khách thể

Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Phân biệt giữa tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, tội giết người đã hoàn thành, với tội cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến chết người

Tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Như vậy, tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt là người phạm tội cố ý thực hiện hành vi giết người nhưng không thực hiện được đến cùng (không tước đoạt được sinh mạng của người khác) vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Ví dụ: Do có mâu thuẫn từ trước nên A đã có ý định muốn giết B, do đó, khi đi hẹn gặp nhau, A đã mang theo một con dao nhọn và lợi dụng lúc B sơ hở và đâm 03 nhát liên tiếp vào ngực B. Thấy B nằm im, A nghĩ rằng B đã chết nên bỏ đi. Tuy nhiên, nhờ được cấp cứu kịp thời nên B đã không chết. Hành vi của A là cấu thành của tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Tội giết người đã hoàn thành

Đối với tội “giết người” đã hoàn thành, người phạm tội cố ý tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Nếu không phải là do cố ý trực tiếp (cố ý có dự mưu, cố ý xác định) thì cũng là cố ý gián tiếp (cố ý đột xuất, hoặc cố ý không xác định), tức là không cần quan tâm đến hậu quả.

Ví dụ: Tương tự như trường hợp ở ví dụ 01, Do có mâu thuẫn từ trước nên A đã có ý định muốn giết B, do đó, khi đi hẹn gặp nhau, A đã mang theo một con dao nhọn và lợi dụng lúc B sơ hở và đâm 03 nhát liên tiếp vào ngực B. A bỏ mặc B đang chảy máu và không quan tâm đến sống chết của B, hậu quả là B chết do mất máu quá nhiều.

Tội cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến chết người

Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

Ví dụ: A và B đi nhậu với nhau, trong lúc nhậu do bất đồng quan điểm nên A đã dùng tay đánh vào mặt và làm B ngã xuống, đầu va đập trúng bậc thềm xi măng gây chấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Tuy A đánh B nhưng không mong muốn B chết, do đó hành vi của A là cấu thành của tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.

>> Xem thêm:

Khung hình phạt đối với tội giết người

Khung 01 (khoản 3 Điều 123)

Người nào chuẩn bị phạm tội giết người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung 02 (khoản 2 Điều 123)

Người nào phạm tội giết người nếu không thuộc các trường hợp nêu tại khung 03 dưới đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Khung 03 (khoản 1 Điều 123)

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

Hành vi phá thai có phải là hành vi giết người không?

Giết người là hành vi cố ý tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự . Khách thể của tội giết người là tính mạng của con người. Đối tượng tác động của tội giết người là thân thể con người đang sống. Trong đó, cuộc sống của một con người được tính từ thời điểm được sinh ra cho đến khi chết đi. Thai nhi không được xem là một con người đang sống cho đến khi được sinh ra và còn sống. Do đó, hành vi phá thai không được xem là hành vi giết người.

Giết người rồi tự tử thì ai chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm hình sự

Người có hành vi giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Tuy nhiên, nếu người này đã chết (đã tự tử thì theo quy định tại khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trong trường hợp vụ việc chỉ có một người duy nhất là hung thủ và có kết luận là người này đã chết mà không cần tái thẩm đối với người khác thì Viện kiểm sát không khởi tố vụ án hình sự.

Như vậy, trường hợp tội phạm giết người đã tự tử thì không khởi tố vụ án hình sự.

Giết người rồi tự tử thì ai chịu trách nhiệm?Giết người rồi tự tử thì ai chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Vì hung thủ đã giết người nên người thừa kế của hung thủ có nghĩa vụ bồi thường về tính mạng, tài sản và tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân.

Giết người rồi khắc phục hậu quả có được miễn án tù không?

Căn cứ Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự:

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác,người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, chỉ có thể đề nghị miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng. Tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng, do đó, giết người rồi khắc phục hậu quả không được miễn án tù.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về tội giết người bị xử lý như thế nào. Nếu còn vấn đề pháp lý khác mà quý khách cần được tư vấn giải đáp từ luật sư. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá