Tội giết người bị phạt bao nhiêu năm tù, khi nào bị tử hình ?

Hiện anh Thanh bị gãy 02 cọng xương sườn, nếu anh Thanh làm khó và yêu cầu tôi bồi thường. Thì tôi kiện anh Thanh tội giết người không thành tại khoản 2 Điều 93 và khoản 3 Điều 52 của Bộ luật hình sự được không? (Trong lúc rượt chém chỉ có tôi và vợ tôi không có ai làm chứng, vì lúc 22g đêm)

Tôi không qua vì thường tôi đi viếng xong là về chứ không thích nhậu nhẹt ở đám tang. Thế thì a Thanh thô tục chưỡi tôi, tôn nhịn và ra về nhà tôi. Khoảng 30 phút sau anh Thanh này chạy xe máy rất nhanh về nhà mình lấy dao chém cò dài 6 tấc rộng 1,5 tấc lưỡi bén chạy đến nhà tôi rất nhanh, trên tay cầm dao xong thẳng vào nhà khi tôi đang ngồi ngay cửa đi. Tôi liền chạy sang hiên nhà (nhà ở quê) nhưng anh Thanh cố tình rượt chém tôi (chưa gây thương tích). Khi không chạy thoát tôi chụp được 01 ống sắt dài 1 m phi 20 đánh vào hông lưng anh Thanh 02 cái. Anh Thanh bỏ dao thì dừng lại và gọi CA xã đến lập biên bản thu giữ xe máy và con dao trên để chờ xử lý.

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi tình huống sau: Tôi đi đám tang gặp a Thanh cũng là khách đi viếng, anh này có uống rượu nhưng chưa xỉn. yêu cầu tôi phải qua bàn kế bên để nhậu chia buồn trong khi tôi đang ngồi uống trà ở bàn khác với nhiều người khác.

 

Trả lời:

Căn cứ Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ nhất, hành vi tấn công của người có hành vi vi phạm phải là đang hiện hữu xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.

Thứ hai, người phòng vệ có sự chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi tấn công ngay cả những trường hợp có biện pháp khác tránh được sự tấn công (sự chống trả này phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể và để đánh giá được hành vi phòng vệ là cần thiết, phù hợp là tương đối phức tạp cà cần phải dựa vào một số căn cứ sau: tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra, sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công, tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng…).

Nếu hành vi chống trả của người phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì đó là vượt quá phòng vệ chính đáng và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự và các hành vi tương ứng như: giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng.

Như vậy ở đây trường hợp của bạn là trường hợp phòng vệ chính đáng. Đối với tình huống của anh thì ở đây cần xem xét tình huống phòng vệ của anh là dùng ống típ sắt dài 1m phi 20 đánh vào hông lưng anh Thanh 2 cái để chống chả lại hành vi a Thanh dùng dao chém cò dài 6 tấc rộng 1,5 tấc để rượt đuổi chém anh nhằm gây thương tích và nguy hiểm hơn là có thể cướp đi tính mạng. Ở đây do hậu quả của hành vi rượt đuổi chém người của anh Thanh chưa có hậu quả xảy ra, nhưng từ hành vi nguy hiểm là cầm dao rượt đuổi chém người của anh Thanh như vậy là rất nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của con người.

Về vấn đề thứ 2 là anh muốn kiện anh Thanh về tội giết người chưa đạt tại khoản 2 Điều 93 và khoản 3 Điều 52

Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 123 bộ luật hình sự  năm 2015 quy định về tội giết người thì bạn không thể kiện anh Thanh về tội này được.