Tội Vô Ý Làm Chết Người: Đi Tù 12 Năm (Bộ Luật Hình Sự Mới)

Tội vô ý làm chết người là một trong những tội vi phạm đến quyền sống của con người. Bởi trong các quyền con người thì quyền thiêng liêng và cao quý nhất chính là quyền sống.Khi hành vi xâm phạm đến quyền sống của con người không những gây thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự an toàn xã hội. Hành vi xâm phạm đến tính mạng con người thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội.

Tội vô ý làm chết người là một trong những tội vi phạm đến quyền sống của con người. Bởi trong các quyền con người thì quyền thiêng liêng và cao quý nhất chính là quyền sống.Khi hành vi xâm phạm đến quyền sống của con người không những gây thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự an toàn xã hội. Hành vi xâm phạm đến tính mạng con người thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội.

Pháp luật hình sự đã quy định hành vi vô ý làm chết người là một tội phạm độc lập thể hiện sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi vô ý làm chết người. Vậy người phạm tội này bị phạt bao nhiêu năm tù?

Kính mời Quý khách hàng, Quý độc giả cùng Hãng Luật Thành Công tìm hiểu bài viết tư vấn chi tiết của Luật sư dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý tội vô ý làm chết người

– Tội vô ý làm chết người được quy định trong bộ luật Hình sự hợp nhất số 01/VBHN-VPQH (Hợp nhất Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Bổ sung Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018);

2. Tội vô ý làm chết người là gì?

Tội vô ý làm chết người là hành vi gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật trong điều kiện sinh hoạt thông thường, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện một cách vô ý.

Theo Bộ Luật Hình Sự, tội vô ý làm chết người là:

– Hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước;

– Hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

3. Các dấu hiệu cấu thành Tội vô ý làm chết người

Để truy cứu trách nhiệm về Tội vô ý làm chết người thì cơ quan có thẩm quyền phải có nghĩa vụ chứng minh người phạm tội có các hành vi để đủ yếu tố cấu thành về tội danh này, ngược lại nếu không chứng minh được có hành vi vi phạm thì không được buộc tội.

Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 BLHS 2015 nếu như hành vi của họ đáp ứng đủ các dấu hiệu cấu thành của tội phạm này. Bao gồm:

a. Mặt chủ thể tội vô ý làm chết người

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đểu có thể là chủ thể của tội vô ý làm chết người.

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chủ thể của tội vô ý làm chết người phải có độ tuổi từ đủ 16 trở lên.

b. Mặt khách thể tội vô ý làm chết người

Khách thể của tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

c. Mặt chủ quan tội vô ý làm chết người

Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người và tội giết người.

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự thì vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

– Vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hậu quả đó.

– Vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra và dẫn đến làm chết người.

d. Mặt khách quan tội vô ý làm chết người

Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Ví dụ:

• Người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người.
• Một người mở cửa sổ, cánh cửa đã đập vào đầu cháu bé đang chơi bên đường làm cháu bé bị chết.
• Tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, chất nổ và các công cụ hỗ trợ; sử dụng điện,…không đảm bảo an toàn.

Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

Đối với tội vô ý làm chết người cần có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.

Một số lưu ý của Luật sư Hãng luật Thành Công

BLHS quy định hành vi vô ý làm chết người trong một số lĩnh vực hành chính thì không phạm tội vô ý làm chết người mà phạm những tội riêng như:

– Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260);
– Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267);
– Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay (Điều 277);
– Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295)

4. Mức phạt trách nhiệm hình sự đối với Tội vô ý làm chết người

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm người phạm tội vô ý làm chết 01 người.

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm người phạm tội vô ý làm chết 02 người trở lên

Một số lưu ý của Luật sư Hãng luật Thành Công

1. Không phải mọi trường hợp vô ý làm chết người đều bị xử lý theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự.

2. Nếu vô ý làm chết người đồng thời thỏa mãn cấu thành tội riêng biệt khác quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật Hình sự thì xử lý theo các tội riêng biệt ấy.

Ví dụ: Y tá tiêm loại thuốc cần phải thử trước phản ứng của người được tiêm với thuốc nhưng y tá đã không thử trước phản ứng dẫn đến bệnh nhân chết thì sẽ bị xử lý về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự.

6. Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

6.1. Khái niệm vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

– Quy tắc nghề nghiệp là những vi phạm quy tắc thuộc phạm vi một ngành, một nghề, một lĩnh vực do Nhà nước, Bộ, ngành quy định, như: quy tắc điều trị trong các bệnh viện, quy tắc khai thác gỗ trong rừng, quy tắc an toàn khi mắc điện…

– Quy tắc hành chính do pháp luật hành chính quy định hoặc do các cơ quan hành chính ban hành. Những quy tắc này có thể do các cơ quan hành chính Trung ương ban hành như: Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, các ngành, nhưng cũng có thể do các cơ quan hành chính ở địa phương hoặc một đơn vị sản xuất quy định. Ví dụ, đánh mìn khai thác đá trái với quy định của Bộ xây dựng làm chết người qua đường…

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hành vi của con người không thực hiện đúng hoặc coi thường quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính, không tuân thủ theo những quy tắc đó nên đã dẫn đến hậu quả chết người.

6.2. Trách nhiệm hình sự:

– Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tùy vào tình huống và mức độ hậu quả nặng nhẹ mà Tòa án sẽ có kết quả luận tội khác nau. Do đó, nếu bạn có bất kỳ khúc mắc nào về Tội vô ý giết người hoặc các vấn đề liên quan đến luật pháp có thể liên hệ ngay với Hãng luật Thành Công theo địa chỉ dưới đây: