Tình hình sử dụng điện ở nước ta và các giải pháp tiết kiệm điện

Thực trạng ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng bán hàng; nhiều đường phố, điện chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều phòng làm việc buông rèm và bật đèn, không tận dụng ánh sáng tự nhiên; đèn quảng cáo bố trí quá nhiều và phần lớn dùng bóng đèn tròn sợi đốt

Những năm qua, chương
trình tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng ở nước ta mới
chỉ bước đầu được nghiên cứu, triển khai. EVN đã chủ động đề ra các kế hoạch cụ
thể hàng năm. Mức tiêu hao nhiên liệu và tỷ lệ điện dùng cho sản xuất điện (còn
gọi là điện tự dùng) luôn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao. Tỷ lệ điện
dùng để truyền tải và phân phối điện (tổn thất điện năng) liên tục thực hiện
thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao và đã có mức giảm đáng kể từ 24,0%
(1993) xuống 12,09% (2004). EVN đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ điện dùng để
truyền tải và phân phối điện từ 0,2÷0,3 %/ năm để đến năm 2010 tỷ lệ điện dùng
để truyền tải và phân phối điện của toàn EVN giảm xuống dưới 10%. Nhìn sang một
số nước trong khu vực, tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện năm 2000
tại Philipinnes 12%, Ấn Độ 23%, Bangladet 30%.

Sử dụng ánh sáng tự nhiên giúp tiết kiệm điện (Ảnh
minh hoạ)

Trong sử dụng điện,
nhiều hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã bố trí lại thiết bị dùng điện trong các
giờ trong ngày, tránh sản xuất trong giờ cao điểm (từ 18giờ – 22 giờ) tăng sử
dụng điện trong giờ thấp điểm (từ 23giờ – 04 giờ) để giảm chi phí tiền điện do
giá điện trong giờ cao điểm cao hơn từ 2,8 – 3,1 lần với giá điện trong giờ thấp
điểm. Nhiều hộ gia đình đã tiết kiệm điện trong sinh hoạt; nhiều cơ quan, doanh
nghiệp đã thực hành nội quy, quy chế sử dụng điện tiết kiệm trong cơ quan, tổ
chức của mình; một số tuyến đèn đường đã có hệ thống tự động điều chỉnh số lượng
đèn chiếu sáng theo từng khoảng giờ từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng. Các loại bóng
đèn có hiệu suất cao, tiêu thụ điện ít (đèn compact, đèn ống huỳnh quang “gầy”
-T8…) đã được bán và tiêu thụ rộng rãi. 

Tuy nhiên, thực trạng ở
nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất là ở khu vực công
cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng bán hàng; nhiều đường
phố, điện chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều phòng làm
việc buông rèm và bật đèn, không tận dụng ánh sáng tự nhiên; đèn quảng cáo bố
trí quá nhiều và phần lớn dùng bóng đèn tròn sợi đốt. Ở nhiều thành phố lớn, đèn
trang trí được treo trên cây, số lượng đèn nhiều làm sáng rực cả khoảng không
gian. Nhiều nơi mắc đèn ngõ xóm bằng bóng dây tóc nóng sáng 100-300W, hiệu suất
chiếu sáng của bóng đèn kém, ánh sáng không đều, chỗ sáng chỗ tối, gây lãng phí
điện.

Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến sử dụng điện lãng phí, chưa hợp lý, như: thiếu các tiêu chuẩn trong xây dựng
(chiếu sáng, thông gió, điều hòa không khí,…) phù hợp với điều kiện khí hậu
của Việt Nam; thiếu vốn để đầu tư, thay đổi thiết bị, công nghệ mới có hiệu suất
cao, nhất là thay các loại đèn tròn sợi đốt bằng đèn compact hay đèn ống huỳnh
quang; chưa tạo được thói quen sử dụng điện tiết kiệm; thiếu các quy định và
chính sách cụ thể trong việc khuyến khích sử dụng các thiết bị gia đình (bếp
điện, tủ lạnh, điều hòa…) tiết kiệm điện, có hiệu suất cao và chưa làm tốt
công tác quản lý thị trường nhằm chống các loại hàng nhập lậu có chất lượng xấu,
tiêu thụ điện lớn; chính sách giá điện chưa thật sự thúc đẩy hộ dùng điện sinh
hoạt thực hiện tiết kiệm điện, nhất là với hộ gia đình có mức thu nhập khá; hoạt
động tuyên truyền tiết kiệm điện chưa thường xuyên và hình thức chưa phong phú;
chưa thực hiện các biện pháp về hành chính để chống lãng phí điện (xử phạt hành
chính, giao định mức sử dụng điện và thực hiện cấp ngân sách chi cho điện tiêu
dùng các công sở nhà nước theo định mức giao).

Hiện nay Việt Nam có tỉ
lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%. Trong khi đó tỉ lệ này ở
các nước chiếm 15-23%. Vân Nam – Trung Quốc: 12-13%, Hàn Quốc: 14,4%, Đài Loan:
21,7%, Thái Lan: 22%, Ba Lan: 22,5%. Tỷ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt cao
là một yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong giờ cao điểm tối,
ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư hệ thống điện. Điện sử dụng cho chiếu sáng
chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng là do khả năng tiếp cận với nguồn
điện quốc gia ngày càng mở rộng trong cả nước, do đời sống dân cư ngày càng được
nâng cao và quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy trong Chỉ thị
tiết kiệm điện của Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh đến các yêu cầu, biện
pháp tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng trong cơ quan công sở, chiếu sáng đô
thị và chiếu sáng trong sinh hoạt.

Ở một số nước, đứng
trước tình trạng thiếu điện, chính quyền địa phương đã áp dụng các biện pháp
mạnh nhằm tập trung điện cho sản xuất, hạn chế sử dụng điện lãng phí.

– Tại Trung Quốc, điện
thiếu nghiêm trọng, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn ở Trung Quốc đều phải tiết
giảm điện, như: TP Bắc kinh có 5.000 xí nghiệp đã phải nghỉ luân phiên do cắt
điện. Các giải pháp để hạn chế tình hình thiếu điện của Trung Quốc là phấn đấu
đạt tỷ lệ tiết kiệm điện ít nhất là 8% trong toàn xã hội, đối với các công trình
xây dựng thì tỷ lệ này là 10%. Tại tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, tuy có tỉ lệ điện
ánh sáng sinh hoạt 12% nhưng vẫn quy định hạn chế sử dụng máy điều hoà nhiệt độ.

– Tại Thái Lan, Thủ
tướng kêu gọi sự hợp tác của người dân trong chiến dịch tắt bớt đèn không cần
thiết trong vòng 5 phút từ 20h45’ mỗi ngày, ngoài ra người dân nên tắt máy điều
hòa nhiệt độ 1 giờ/ngày trong giờ ăn trưa và các hộ dân tắt một bóng đèn trong
1giờ/ngày, Thái Lan sẽ tiết kiệm được 620 triệu bath/năm (tương đương 246 tỷ
đồng Việt Nam).

– Tại thủ đô Jakarta
(Indonesia), Công ty Điện lực quốc gia cũng đang kêu gọi người dân tắt bớt ít
nhất 2 bóng đèn trong giờ cao điểm từ 17giờ – 22giờ.

– Nhật Bản phát động
chương trình tiết kiệm đó là nhân viên ăn mặc “mát mẻ hơn khi đi làm”
để hạn chế bật điều hòa.

Ở nước ta, qua khảo sát
cho thấy việc dùng điện còn nhiều lãng phí. Trong tháng 5/2005, miền Bắc thiếu
điện nghiêm trọng, bệnh viện, trường học bị cắt điện, một số nhà máy không có
điện sản xuất, công nhân xây dựng điện đã làm việc thâu đêm để đường dây 500kV
kịp đóng điện tăng thêm công suất chi viện cho miền Bắc. Trong khi đó nhiều cơ
quan, nhà hàng, khách sạn dùng điện trang trí, quảng cáo mới 5 giờ chiều đã bật
đèn quảng cáo sáng cả khoảng trời, nhiều hộ gia đình dùng điện quá lớn, tiền
điện thanh toán từ 5-12 triệu đồng/tháng. Các cơ quan đài báo đã kịp thời phản
ảnh những bài viết, những đoạn phim trong chương trình thời sự về sự lãng phí
điện.

Đã đến lúc chúng ta phải
đặt vấn đề có tính cấp bách và tập trung công tác thực hành tiết kiệm và chống
lãng phí điện năng.

Các giải pháp tiết
kiệm điện

Thủ tướng Chính phủ đã
có Chỉ thị về việc thực hiện tiết kiệm điện trong sử dụng điện (chỉ thị số
19/2005/CT-TTg ngày 02/6/2005). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện
nghiêm các biện pháp tiết kiệm trong sử dụng điện.

Các giải pháp tiết kiệm
điện, gồm:

Tiết kiệm điện trong sản
xuất kinh doanh điện năng; EVN đã xây dựng chương trình giảm tỷ lệ tổn thất điện
năng từ 0,2 – 0,3 %/ năm để đến năm 2010 tỷ lệ tổn thất điện năng của toàn EVN
giảm xuống dưới 10%; Thực hiện nghiêm các định mức suất tiêu hao nhiên liệu
(than, dầu, khí/ kWh), gắn liền với việc thưởng phạt đối với các đơn vị thực
hiện đạt và không đạt chỉ tiêu quy định.

Từ cơ quan EVN đến các
nhà máy điện, Công ty truyền tải, Công ty Điện lực, Điện lực và Chi nhánh điện
phải thực hiện nghiêm các biện pháp tiết kiệm trong sử dụng điện theo văn bản số
4144/CV-EVN-KD&ĐNT, ngày 15/8/2005 của EVN chỉ đạo các đơn vị trực thuộc.    

Nâng cao
hiệu suất chiếu sáng bằng cách tăng cường sử dụng các loại đèn chiếu sáng có
hiệu suất cao, tiêu thụ năng lượng ít, sử dụng đèn compact, đèn ống huỳnh quang
“gầy” T8, chấn lưu điện tử… ; tận dụng ánh sáng tự nhiên trong chiếu sáng.

Tiết kiệm điện trong
chiếu sáng đường phố: Tiết giảm 50% công suất của hệ thống chiếu sáng công cộng,
đồng thời có phương thức vận hành hợp lý để tiết kiệm điện, thực hiện chế độ bật
đèn muộn từ 19 giờ trở đi và tắt sớm lúc 4giờ30’ sáng. Chiếu sáng đường phố đang
là nhu cầu cần thiết của xã hội, nhưng sử dụng  hợp lý điện chiếu sáng công
cộng, tránh lãnh phí sẽ tiết kiệm điện đáng kể và tiết kiệm ngân sách của địa
phương, nên cần được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, các sở ban
ngành địa phương trong việc phê duyệt thiết kế xây dựng và cải tạo hệ thống
chiếu sáng và tổ chức kiểm tra thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hành sử dụng điện
hợp lý và tiết kiệm ở cơ quan và nơi công cộng, tích cực chống sử dụng điện lãng
phí. Chính phủ đã quy định mỗi bộ ngành, địa phương tiết kiệm ít nhất 10% điện
năng sử dụng hàng ngày. Các biện pháp thực hiện, đó là: tắt các thiết bị dùng
điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc; tận dụng tối đa ánh
sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong
phòng giảm; giảm ít nhất 50% số lượng đèn chiếu sáng chung ở hành lang, khu vực
sân, vườn, hàng rào. Khi thay đèn ống huỳnh quang chỉ dùng đèn ống huỳnh quang
“gầy” (T8, T5), thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact; Chỉ sử dụng điều hòa
nhiệt độ khi thật cần thiết và chỉ để chế độ làm mát (từ 250C trở
lên) và dùng quạt điện thay thế điều hoà nhiệt độ khi thời tiết không quá nóng.
Lượng điện sử dụng của các cơ quan hành chính sự nghiệp khoảng 1.280 triệu kWh
năm 2005, nếu thực hiện được sẽ tiết kiệm được khoảng 128 triệu kWh/năm (gấp đôi
lượng điện cấp cho các tỉnh như: Hà Giang, Điện Biên, Kon Tum).

Tiết kiệm điện trong các
hộ gia đình: Bố trí sử dụng điện sinh hoạt hợp lý, hạn chế sử dụng đồng thời các
thiết bị tiêu thụ nhiều điện (điều hoà nhiệt độ, bàn là, bếp điện, bình đun nước
nóng, máy bơm…) vào giờ cao điểm tối (18giờ – 22giờ), rút nguồn và tắt các thiết
bị điện khi không cần thiết sử dụng.

Bố trí thời
gian sử dụng điện trong ngày một cách hợp lý đối với các hộ sử dụng điện sản
xuất và kinh doanh dịch vụ, thông qua việc thực hiện  bán điện theo 3 giá, giúp
hộ dùng điện giảm chi phí tiền điện đến mực thấp nhất và nâng cao hiệu quả vận
hành hệ thống điện. Thực hiện chương trình giá điện theo thời gian, đến nay EVN
đã lắp đặt được 58.272 công tơ 3 giá và cắt giảm khoảng 400 MW trong giờ cao
điểm, giảm được vốn đầu tư cho nhà nước gần 400 triệu USD. Kế hoạch này đang
được đẩy mạnh hơn nữa, lắp đặt công tơ 3 giá cho cả các hộ có mức tiêu thụ điện
20 kVA, hoặc 2.000 kWh/tháng trở lên.

Phát triển hoạt động
kiểm toán năng lượng, là các hoạt động đo lường, đánh giá tiềm năng tiết kiệm
điện và đề xuất các biện pháp giảm suất tiêu hao điện năng trong các doanh
nghiệp, siêu thị, tòa nhà cao tầng. Kết quả kiểm toán năng lượng tại một số xí
nghiệp, khách sạn cho thấy: Nếu các đơn vị này thực hiện các biện pháp thông qua
kiểm toán năng lượng sẽ tiết kiệm điện ít nhất là 10% (có doanh nghiệp tiết
kiệm  được 30-40%) lượng điện năng tiêu thụ bằng các biện pháp không tốn kém
nhiều kinh phí, như: thay các bóng đèn tiết kiệm điện, sử dụng thiết bị điện hợp
lý, thay đổi thói quen sử dụng điện, trang bị các thiết bị tự động điều khiển
động cơ điện. Hiện nay, Bộ Công thương đang triển khai chương trình kiểm toán
năng lượng cho các cơ quan, trụ sở, khách sạn… Chương trình này nhằm giúp
khách hàng sử dụng điện tìm ra những khâu sử dụng điện chưa hợp lý, lãng phí và
hỗ trợ đầu tư thay đổi dây truyền công nghệ theo các kiến nghị sau khi kiểm
toán, giúp khách hàng tiết kiệm điện.

Võ Khắc Hoàng