Tỉnh Tây Ninh – Thông báo đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021
Tỉnh Tây Ninh – Thông báo đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021
Thông báo đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021
Nhằm xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2021 phục vụ thiết thực mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, giải quyết những vấn đề cấp thiết của ngành và địa phương, nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn, Sở KH&CN Tây Ninh xin thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở thực hiện năm 2021.
1. Căn cứ đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN
- Căn cứ Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy hoạch phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
– Căn cứ Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 10/7/2013 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 30/01/2013 của Tỉnh ủy Tây Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Hội nhập quốc tế;
– Căn cứ Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
– Căn cứ Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh;
– Căn cứ vào mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện, thành phố, các sở, ban, ngành trong tỉnh,
2. Yêu cầu khi xây dựng đề xuất nhiệm vụ KH&CN (cấp tỉnh, cấp cơ sở)
2.1. Yêu cầu chung:
– Có đủ căn cứ về tính cấp thiết và triển vọng đóng góp của các kết quả tạo ra vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;
– Đáp ứng các tiêu chí của nhiệm vụ KH&CN (đề tài, đề án, dự án SXTN, nhiệm vụ KH&CN tiềm năng cấp tỉnh) quy định tại các Điều 4, 5, 6, 8 của Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh;
– Đáp ứng các tiêu chí của nhiệm vụ KH&CN (dự án KH&CN cấp tỉnh) quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND và Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh;
– Có địa chỉ ứng dụng các kết quả chính được tạo ra và được cơ quan, tổ chức trong tỉnh cam kết sử dụng kết quả khi nhiệm vụ KH&CN hoàn thành. Tổ chức, cơ quan ứng dụng kết quả dự kiến phải có năng lực để tiếp nhận và triển khai một cách hiệu quả kết quả tạo ra;
– Có yêu cầu thời gian (tính từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm có kết quả) phù hợp để đảm bảo tính khả thi cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
2.2. Một số yêu cầu khác khi đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở:
– Đáp ứng quy định tại Điều 28, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ: “nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cấp cơ sở là nhiệm vụ KH&CN nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN của cơ sở và do Thủ trưởng cơ sở ký hợp đồng thực hiện, bao gồm đề tài và dự án KH&CN cấp cơ sở”;
+ Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở thuộc sở, ban ngành đề xuất: Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh tổ chức xác định danh mục thực hiện trong kế hoạch năm 2021 theo quy định trước khi gửi về Sở KH&CN xem xét.
+ Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở thuộc UBND huyện, thành phố đề xuất: Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định ngân sách cấp huyện không có nhiệm vụ chi nghiên cứu KH&CN, do đó ngoài những nhiệm vụ do Lãnh đạo tỉnh giao, cần tập trung triển khai nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, ứng dụng từ kết quả của các đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu đạt kết quả tốt, phục vụ xây dựng nông thôn mới và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Ngoài ra, UBND huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có thể đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN cấp thiết tại địa phương và phối hợp, đề xuất các sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh xây dựng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp Bộ theo quy định.
3. Định hướng xây dựng đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN
3.1. Trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp:
– Chú trọng nghiên cứu ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi: các giống có năng suất và chất lượng cao, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh ở địa phương, kháng sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn hàng nông sản xuất khẩu (nông sản sạch); nghiên cứu chuyển giao, nhân rộng các mô hình trên các cây trồng, vật nuôi chủ lực, tiềm năng của tỉnh theo xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững (an toàn sinh học, VietGAP, hữu cơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…), để nâng cao chất lượng, năng suất và tiết kiệm chi phí sản xuất;
– Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như: ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cao trong canh tác (tưới tiết kiệm, cơ giới hóa, hạn chế tình trạng rửa trôi xói mòn đất canh tác và cạnh tranh của cỏ dại, tận dụng ánh sáng,… trong sản xuất rau sạch, rau an toàn); Ứng dụng cơ giới hóa ở hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp như: máy làm đất chuyên dùng, máy rạch hàng, máy bón phân, máy cắt cỏ, bơm chuyên dùng tưới rau, hoa, cỏ, xe chuyên dùng chở vật tư, sản phẩm,…; Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm…; thực hiện các mô hình chuyển đổi từ cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, chú trọng đến các loại cây ăn quả có tiềm năng của tỉnh như bưởi, cam, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, dứa, nhãn, …
– Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao trong sản xuất chăn nuôi; đặc biệt công tác phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước; nhập nuôi các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái.
– Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu tổn thất nước để nâng cao hiệu quả, khai thác sử dụng công trình thủy lợi, cụ thể là giảm thiểu tổn thất nước ngọt trên kênh dẫn, nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp, phát huy hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất.
– Nghiên cứu đề xuất các vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung theo cánh đồng lớn ở các trang trại, phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp.
– Xây dựng những mô hình mẫu để nhân ra diện rộng cho các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông hộ như sau:
+ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tân Biên, tại xã Thanh Bình huyện Tân Biên: tập trung sản xuất khoai mì và mía ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, các công nghệ chính cần áp dụng là sử dụng giống tốt, chất lượng cao tưới tiết kiệm nước, ứng dụng cơ giới trong thu hoạch mía và khoai mì…
+ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Dương Minh Châu, tại xã Phước Minh huyện Dương Minh Châu: hướng sản xuất rau sạch, hoa, cây cảnh, nuôi thủy đặc sản, chăn nuôi. Trong đó, các công nghệ chính cần áp dụng là công nghệ nhà lưới, nhà kính, sản xuất rau theo quy trình VietGAP, sản xuất và cung ứng giống các loại rau, hoa, cây cảnh…
+ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Cầu tại xã Tiên Thuận huyện bến Cầu: tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, nuôi thủy sản, ứng dụng các công nghệ cao như sản xuất và cung ứng giống lúa và giống thủy sản chất lượng cao, thực hiện quy trình sản xuất lúa theo VietGAP…
– Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, trong đó tập trung phát triển các loại rau quả công nghệ cao. Khuyến khích đề xuất các đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; đề xuất các giải pháp, mô hình chuyển giao ứng dụng phát huy lợi thế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa.
3.2. Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ:
– Xây dựng các hệ thống thông tin về đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp; xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; nghiên cứu triển khai các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động hành chính công, quản lý các doanh nghiệp.
– Nghiên cứu, lựa chọn, chuyển giao công nghệ tiên tiến, phù hợp phục vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến, bảo quản (nông, lâm sản; thực phẩm; khoáng sản), nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu.
– Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN mới nhằm hạn chế, ngăn chặn suy thoái, ô nhiễm môi trường đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất tập trung, các khu công nghiệp và các làng nghề; ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới trong việc phòng, chống ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu; trong điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng tài nguyên khoáng sản, đất đai làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý;
– Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, đánh giá mức độ an toàn đập, hồ chứa nước, công trình phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra; lĩnh vực giám sát, đánh giá và cảnh báo ô nhiễm môi trường; các công nghệ trong xử lý nước thải công nghiệp, bệnh viện, làng nghề và sinh hoạt với chi phí hợp lý; các công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện môi trường.
– Nghiên cứu đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải; ưu tiên hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý chất lượng không khí.
3.3. Lĩnh vực khoa học y, dược:
– Nghiên cứu ứng dụng KH&CN tiên tiến hỗ trợ trong việc phòng, chống dịch bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng; các phương pháp chữa bệnh mới, phác đồ điều trị bệnh hiện đại;
– Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; nghiên cứu các giải pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng; giải pháp bảo tồn và phát triển cây dược liệu tỉnh Tây Ninh; ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh.
3.4. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn:
– Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh các loại hình dịch vụ: dịch vụ công, dịch vụ phát triển du lịch; giải pháp khai thác tốt tiềm năng và phát triển mô hình du lịch sinh thái – văn hóa – nhân văn tỉnh Tây Ninh; giải pháp hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh gắn với phát triển du lịch;
– Nghiên cứu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quảng bá các sản phẩm trọng điểm, chủ lực và có lợi thế ở địa phương, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
– Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng các giải pháp tăng cường liên kết KH&CN, giáo dục, đào tạo và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học và công nghệ.
4. Biểu mẫu và thời gian gửi đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2021
– Biểu mẫu và các căn cứ đề xuất nhiệm vụ KH&CN xin vui lòng truy cập trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN theo địa chỉ website http://sokhcn.tayninh.gov.vn.
– Thời gian nhận đề xuất: Đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2021 đề nghị gửi về Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh trước ngày 31/03/2020, theo địa chỉ:
Số 211, đường 30/4, phường II, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
ĐT: 0276.3825849; Email: [email protected]
Văn bản đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN xin gửi bản giấy (có ký tên, đóng dấu) và bản điện tử để thuận tiện trong việc tổng hợp và đề phòng thất lạc.
Sở KH&CN chỉ thông báo kết quả các nhiệm vụ KH&CN của các tổ chức, cá nhân có đề xuất được phê duyệt trong kế hoạch năm 2021.
Trân trọng./.
Link website vui lòng xem
Nhằm xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2021 phục vụ thiết thực mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, giải quyết những vấn đề cấp thiết của ngành và địa phương, nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn, Sở KH&CN Tây Ninh xin thông báo đến các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở thực hiện năm 2021.- Căn cứ Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy hoạch phát triển hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;- Căn cứ Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 10/7/2013 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 30/01/2013 của Tỉnh ủy Tây Ninh về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Hội nhập quốc tế;- Căn cứ Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;- Căn cứ Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh;- Căn cứ vào mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, huyện, thành phố, các sở, ban, ngành trong tỉnh,2.1. Yêu cầu chung:- Có đủ căn cứ về tính cấp thiết và triển vọng đóng góp của các kết quả tạo ra vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;- Đáp ứng các tiêu chí của nhiệm vụ KH&CN (đề tài, đề án, dự án SXTN, nhiệm vụ KH&CN tiềm năng cấp tỉnh) quy định tại các Điều 4, 5, 6, 8 của Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh;- Đáp ứng các tiêu chí của nhiệm vụ KH&CN (dự án KH&CN cấp tỉnh) quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND và Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 của UBND tỉnh Tây Ninh;- Có địa chỉ ứng dụng các kết quả chính được tạo ra và được cơ quan, tổ chức trong tỉnh cam kết sử dụng kết quả khi nhiệm vụ KH&CN hoàn thành. Tổ chức, cơ quan ứng dụng kết quả dự kiến phải có năng lực để tiếp nhận và triển khai một cách hiệu quả kết quả tạo ra;- Có yêu cầu thời gian (tính từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm có kết quả) phù hợp để đảm bảo tính khả thi cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN.2.2. Một số yêu cầu khác khi đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở:- Đáp ứng quy định tại Điều 28, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ: “nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước cấp cơ sở là nhiệm vụ KH&CN nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN của cơ sở và do Thủ trưởng cơ sở ký hợp đồng thực hiện, bao gồm đề tài và dự án KH&CN cấp cơ sở”;+ Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở thuộc sở, ban ngành đề xuất: Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh tổ chức xác định danh mục thực hiện trong kế hoạch năm 2021 theo quy định trước khi gửi về Sở KH&CN xem xét.+ Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở thuộc UBND huyện, thành phố đề xuất: Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định ngân sách cấp huyện không có nhiệm vụ chi nghiên cứu KH&CN, do đó ngoài những nhiệm vụ do Lãnh đạo tỉnh giao, cần tập trung triển khai nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, ứng dụng từ kết quả của các đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu đạt kết quả tốt, phục vụ xây dựng nông thôn mới và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.Ngoài ra, UBND huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan có thể đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN cấp thiết tại địa phương và phối hợp, đề xuất các sở, ban, ngành liên quan trong tỉnh xây dựng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp Bộ theo quy định.3.1. Trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp:- Chú trọng nghiên cứu ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi: các giống có năng suất và chất lượng cao, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh ở địa phương, kháng sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn hàng nông sản xuất khẩu (nông sản sạch); nghiên cứu chuyển giao, nhân rộng các mô hình trên các cây trồng, vật nuôi chủ lực, tiềm năng của tỉnh theo xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững (an toàn sinh học, VietGAP, hữu cơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…), để nâng cao chất lượng, năng suất và tiết kiệm chi phí sản xuất;- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như: ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cao trong canh tác (tưới tiết kiệm, cơ giới hóa, hạn chế tình trạng rửa trôi xói mòn đất canh tác và cạnh tranh của cỏ dại, tận dụng ánh sáng,… trong sản xuất rau sạch, rau an toàn); Ứng dụng cơ giới hóa ở hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp như: máy làm đất chuyên dùng, máy rạch hàng, máy bón phân, máy cắt cỏ, bơm chuyên dùng tưới rau, hoa, cỏ, xe chuyên dùng chở vật tư, sản phẩm,…; Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm…; thực hiện các mô hình chuyển đổi từ cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, chú trọng đến các loại cây ăn quả có tiềm năng của tỉnh như bưởi, cam, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, dứa, nhãn, …- Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao trong sản xuất chăn nuôi; đặc biệt công tác phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước; nhập nuôi các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái.- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu tổn thất nước để nâng cao hiệu quả, khai thác sử dụng công trình thủy lợi, cụ thể là giảm thiểu tổn thất nước ngọt trên kênh dẫn, nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp, phát huy hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất.- Nghiên cứu đề xuất các vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung theo cánh đồng lớn ở các trang trại, phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp.- Xây dựng những mô hình mẫu để nhân ra diện rộng cho các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông hộ như sau:+ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tân Biên, tại xã Thanh Bình huyện Tân Biên: tập trung sản xuất khoai mì và mía ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, các công nghệ chính cần áp dụng là sử dụng giống tốt, chất lượng cao tưới tiết kiệm nước, ứng dụng cơ giới trong thu hoạch mía và khoai mì…+ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Dương Minh Châu, tại xã Phước Minh huyện Dương Minh Châu: hướng sản xuất rau sạch, hoa, cây cảnh, nuôi thủy đặc sản, chăn nuôi. Trong đó, các công nghệ chính cần áp dụng là công nghệ nhà lưới, nhà kính, sản xuất rau theo quy trình VietGAP, sản xuất và cung ứng giống các loại rau, hoa, cây cảnh…+ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Cầu tại xã Tiên Thuận huyện bến Cầu: tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, nuôi thủy sản, ứng dụng các công nghệ cao như sản xuất và cung ứng giống lúa và giống thủy sản chất lượng cao, thực hiện quy trình sản xuất lúa theo VietGAP…- Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, trong đó tập trung phát triển các loại rau quả công nghệ cao. Khuyến khích đề xuất các đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; đề xuất các giải pháp, mô hình chuyển giao ứng dụng phát huy lợi thế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa.3.2. Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ:- Xây dựng các hệ thống thông tin về đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp; xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; nghiên cứu triển khai các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động hành chính công, quản lý các doanh nghiệp.- Nghiên cứu, lựa chọn, chuyển giao công nghệ tiên tiến, phù hợp phục vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến, bảo quản (nông, lâm sản; thực phẩm; khoáng sản), nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu.- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN mới nhằm hạn chế, ngăn chặn suy thoái, ô nhiễm môi trường đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất tập trung, các khu công nghiệp và các làng nghề; ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới trong việc phòng, chống ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu; trong điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng tài nguyên khoáng sản, đất đai làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý;- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, đánh giá mức độ an toàn đập, hồ chứa nước, công trình phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra; lĩnh vực giám sát, đánh giá và cảnh báo ô nhiễm môi trường; các công nghệ trong xử lý nước thải công nghiệp, bệnh viện, làng nghề và sinh hoạt với chi phí hợp lý; các công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện môi trường.- Nghiên cứu đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải; ưu tiên hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý chất lượng không khí.3.3. Lĩnh vực khoa học y, dược:- Nghiên cứu ứng dụng KH&CN tiên tiến hỗ trợ trong việc phòng, chống dịch bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng; các phương pháp chữa bệnh mới, phác đồ điều trị bệnh hiện đại;- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; nghiên cứu các giải pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng; giải pháp bảo tồn và phát triển cây dược liệu tỉnh Tây Ninh; ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh.3.4. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn:- Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh các loại hình dịch vụ: dịch vụ công, dịch vụ phát triển du lịch; giải pháp khai thác tốt tiềm năng và phát triển mô hình du lịch sinh thái – văn hóa – nhân văn tỉnh Tây Ninh; giải pháp hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh gắn với phát triển du lịch;- Nghiên cứu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quảng bá các sản phẩm trọng điểm, chủ lực và có lợi thế ở địa phương, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.- Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn xây dựng các giải pháp tăng cường liên kết KH&CN, giáo dục, đào tạo và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học và công nghệ.- Biểu mẫu và các căn cứ đề xuất nhiệm vụ KH&CN xin vui lòng truy cập trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN theo địa chỉ website http://sokhcn.tayninh.gov.vn.- Thời gian nhận đề xuất: Đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2021 đề nghị gửi về Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh trước ngày 31/03/2020, theo địa chỉ:Số 211, đường 30/4, phường II, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.ĐT: 0276.3825849; Email: [email protected]ăn bản đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN xin gửi bản giấy (có ký tên, đóng dấu) và bản điện tử để thuận tiện trong việc tổng hợp và đề phòng thất lạc.Sở KH&CN chỉ thông báo kết quả các nhiệm vụ KH&CN của các tổ chức, cá nhân có đề xuất được phê duyệt trong kế hoạch năm 2021.Trân trọng./.Link website vui lòng xem tại đây.