Tìm hiểu về vật lý trị liệu hô hấp ở trẻ – Vỗ rung long đờm – Bệnh viện đa khoa Hà Nội
Trẻ nhỏ với hệ hô hấp còn chưa hoàn thiện, cộng thêm sự thay đổi thời tiết và môi trường khiến trẻ chưa kịp thích ứng và rất dễ gặp các bệnh lý hô hấp. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ tiến triển nặng và trở thành bệnh khó chữa.
Vật lý trị liệu là một phương pháp hỗ trợ chữa bệnh không cần dùng thuốc. Đây là một chuyên ngành được nghiên cứu nhằm điều trị bằng việc ứng dụng các phương pháp vật lý lên cơ thể, mục tiêu để hỗ trợ phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Vật lý trị liệu Hô hấp Nhi là phương pháp điều trị hỗ trợ được áp dụng ở trẻ em với mục đích cải thiện chức năng hô hấp, giúp phổi giãn nở hơn, tăng cường sức cơ hô hấp và tống xuất các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi hệ hô hấp, trả lại hệ hô hấp bình thường cho trẻ nhỏ.
Quy trình thực hiện phương pháp Vật lý trị liệu hô hấp
Tuỳ thuộc tình trạng mỗi trường hợp cụ thể, các bác sĩ, chuyên gia sẽ chỉ định số lần thực hiện phương pháp cho trẻ nhỏ. Thông thường thời gian thực hiện cho mỗi lần từ 10 đến 15 phút với 4 bước: Thông rửa mũi, hỉ mũi, chặn gốc lưỡi và kỹ thuật tăng luồng khí thở ra.
Bước 1: Thông rửa mũi, đặt trẻ nằm nghiêng, nhỏ mũi nhằm làm lượng đờm nhớt trong trẻ được loãng ra, hỗ trợ đưa đờm nhớt ra khỏi hệ hô hấp
Bước 2: Kỹ thuật “hỉ mũi” thực hiện trong thì thở giúp tống xuất đờm nhớt tại vùng mũi- trên hầu họng ra ngoài. Kỹ thuật viên dùng ngón tay đóng kín miệng trẻ và đồng thời bịt lỗ mũi trên nhằm khiến lượng đờm tồn động được tống xuất ở lỗ mũi dưới, dùng khăn sạch lau và tiếp tục bơm nước muối và hỉ mũi cho đến khi không còn dịch mũi chảy ra.
Sử dụng khí dung để làm loãng đờm nhớt tích tụ ở trong hệ hô hấp và dễ đưa ra ngoài
Bước 3: Kỹ thuật “Chặn gốc lưỡi”: giúp đẩy đờm từ vùng hầu họng ra khỏi miệng. Khi quan sát thấy chuẩn bị trẻ thở ra, nhân viên y tế dùng ngón tay đặt dưới gốc lưỡi rồi dùng lực nhẹ nhàng di chuyển ngón cái để đưa đờm nhớt và các chất tiết nhầy họng ra khỏi miệng nhờ lực đẩy của không khí đang thở ra.
Bước 4: Kỹ thuật tăng luồng khí thở là “chìa khoá vàng” của kỹ thuật, kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ tạo một lực đẩy mạnh với vận tốc tương đương một cơn ho để kích thích trẻ ho, tống nốt lượng đờm nhớt còn lại ra ngoài.
Những đối tượng được chỉ định áp dụng phương pháp
Các bệnh lý về hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt như bệnh lý viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn
Viêm nghẹt mũi, không điều trị thành công khi nhỏ mũi với nước muối sinh lý
Viêm tiểu phế quản
Viêm xẹp thuỳ phổi
Người có bệnh mãn tính gây ứ đọng đờm nhớt như bệnh hô hấp mãn tính, bệnh thần kinh- cơ
Người bệnh trước sau và sau khi tiến hành phẫu thuật lồng ngực
Trẻ đang được chuyên gia thực hiện kỹ thuật tăng luồng khí thở ra
Những lưu ý khi thực hiện phương pháp
Các chuyên gia khuyên gia đình, ba mẹ của trẻ không nên tự ý thực hiện phương pháp này tại nhà, đặc biệt là tại bước 4 của kỹ thuật vì tại bước này cần sự chỉ định của bác sĩ và do các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản thực hiện để tránh các nguy cơ không mong muốn.
Nên cho trẻ ăn trước khi thực hiện dịch vụ khoảng 2 giờ và sử dụng khí dung cho trẻ để lượng đờm loãng ra, dễ dàng tống xuất khi thực hiện dịch vụ.
Sau khi trẻ thực hiện kỹ thuật, gia đình có thể ôm ấp trẻ để trẻ bé giảm khóc, an tâm hơn và có thể uống nước ấm, và trẻ có thể ăn, uống sữa sau 10 phút thực hiện dịch vụ.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến 3 tuổi rất dễ mắc các bệnh hô hấp, gia đình nên có biện pháp giữ ấm trẻ trong thời tiết lạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Lên lịch tiêm phòng cho con đầy đủ, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc lá.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ em để tăng đề kháng
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội với đội ngũ bác sĩ chuyên môn, công tác tại các bệnh viện tuyến Trung Ương, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng và lên phác đồ chữa trị cho các bệnh lý của trẻ em. Liên hệ hotline của chúng tôi để được đặt lịch khám chữa bệnh cùng chuyên gia.