Tìm hiểu về sterol và stanol thực vật

Tìm hiểu về sterol và stanol thực vật

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số thành phần tự nhiên có trong các loại thực phẩm có tác dụng rất tốt cho tim mạch. Trong đó các chất tồn tại từ tự nhiên như sterol và stanol thực vật được chứng minh có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu – thành phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một chế độ ăn đảm bảo giàu sterol và stanol thực vật sẽ giúp giảm chất béo chuyển hóa, chất béo no, tăng lượng chất xơ từ đó giảm lượng choresterol trong máu và góp phần duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Một chế độ ăn đảm bảo giàu sterol và stanol thực vật sẽ góp phần duy trì một trái tim khỏe mạnh

(Một chế độ ăn đảm bảo giàu sterol và stanol thực vật sẽ góp phần duy trì một trái tim khỏe mạnh)

Sterol và stanol thực vật là gì?

Sterol và stanol thực vật hay còn được gọi là “phytosterol”, là các chất tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau củ, dầu thực vật, quả hạnh và các loại hạt.

Vai trò của phytosterol với sức khỏe con người

Phytosterol có một số tác dụng quan trọng với sức khỏe con người như:

  • Giúp giảm acid uric và cholesterol trong máu.

  • Chống oxi hóa, chống loét, chống nấm.

  • Chống xơ vữa động mạch.

  • Làm bất hoạt những chất độc trong tế bào.

  • Điều hòa miễn dịch.

  • Kháng ung thư.

  • Cải thiện lưu thông tuần hoàn và mạch vành tim.

Các Sterol và stanol thực vật (phytosterol) có cấu trúc hóa học giống với cholesterol nên chúng chiếm lấy chỗ trên thụ thể của màng ruột từ đó cạnh tranh sự hấp thu chất này ở ruột, cholesterol không được hấp thu sẽ được đào thải qua phân từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sterol và stanol thực vật có thể giúp giảm trung bình 6% đến 14% lượng cholesterol trong máu chỉ trong bốn tuần.

Cấu trúc so sánh giữa cholesterol và một số sterol và stanol thực vật

(Cấu trúc so sánh giữa cholesterol và một số sterol và stanol thực vật)

Chế độ ăn bao nhiêu Sterol và stanol thực vật thì tốt nhất?

Một chương trình giáo dục về cholesterol cấp quốc gia khuyến cáo chế độ ăn bảo vệ tim mạch cần lượng sterol và stanol thực vật đảm bảo mỗi ngày là 2g/ngày.

Những loại thực phẩm nào có chứa Sterol và stanol thực vật?

Sterol và stanol thực vật (phytosterol) có nhiều trong các loại thực phẩm như: mầm, cám lúa mỳ, đậu phụ, dầu thực vật (ngô, vừng và dầu oliu), quả hạnh… Ngoài ra chúng cũng có trong một số loại rau củ và trái cây khác nhưng với lượng ít hơn.

Bảng thể hiện hàm lượng phytosterol trong một số loại thực phẩm

(Bảng thể hiện hàm lượng phytosterol trong một số loại thực phẩm)

Rất khó để có thể bổ sung đủ lượng sterol và stanol thực vật từ các loại thực phẩm tự nhiên. Nên một số công ty thực phẩm đã bắt đầu bổ sung sterol và stanol thực vật vào các chế phẩm như sữa, sữa chua, nước cam, ngũ cốc…

Ngoài ra, sterol và stanol thực vật (phytosterol) cũng có thể được bổ sung trực tiếp bằng đường uống nhưng cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng Sterol và stanol thực vật

Sterol và stanol rất hữu ích trong việc giảm lượng cholesterol trong máu nhưng việc bổ sung lượng quá lớn các hợp chất này có thể gây nên các hiện tượng buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy và thậm chí là gây cản trở sự hấp thu các vitamin hòa tan trong chất béo. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước dùng các sản phẩm thực phẩm có bổ sung các chất này. Ngoài ra, Sterol và stanol thực vật cũng không thể thay thế các loại thuốc làm giảm lượng cholesterol, do đó trong các trường hợp cần sử dụng thuốc phải tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sỹ.

Xem thêm

Dòng nguyên liệu chống oxy hóa oxyphyte

Nattokinase – Nguyên liệu dành cho bệnh tim mạch

Tài liệu tham khảo

1. De Jong, Plat, J and Mensink, RP (2003) Metabolic effects of plant sterols and stanols (review). Journal of Nutritional Biochemistry, 14: 362-9.

2. European Commission (2002) General view of the Scientific Committee on Food on the long-term effects of the intake of elevated levels of phytosterols from multiple dietary sources, with particular attention to the effects of beta-carotene

3. Katan, MB, Grundy, SM, Jones P et al (2003) Efficacy and safety of plant stanols and sterols in the management of blood cholesterol levels. Mayo Clinic Proceedings, 78: 965-78.

4. Law, M (2000) Plant sterol and stanol margarines and health. Lancet 320: 861-4

hông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nasol Quốc Tế

Hotline: 0387 368 760

Email: [email protected]      Web: nasol.com.vn