Tìm hiều về nghề thợ hồ (thợ nề) trong lĩnh vực xây dựng

Thợ hồ hay là thợ nề, phụ hồ là những người làm công việc lao động chân tay trong lĩnh vực xây dựng. Công việc khá vất vả và cực nhọc, đặc biệt là về mùa nóng. Tuy công việc cực nhọc, nhưng thu nhập của nghề này so với mặt bằng chung xã hội không cao. Ngoài ra còn tiềm ăn nhiều nguy cao rủi ro, an toàn lao động.

Thợ hồ (nề) là thợ gì ?

tho ho - Tìm hiều về nghề thợ hồ (thợ nề) trong lĩnh vực xây dựng

Thợ hồ (hay thợ nề) là khái niệm dùng để chỉ về những người lao động phổ thông hay lao động tay chân mang tính tự do trong lĩnh vực xây dựng, họ thường đảm nhiệm công việc tiếp xúc với vật liệu xây dựng.

Định nghĩ về thợ nề (thợ hồ) theo wiki

Thợ hồ (hay thợ nề) là khái niệm dùng để chỉ về những người lao động phổ thông hay lao động tay chân mang tính tự do trong lĩnh vực xây dựng, họ thường đảm nhiệm công việc tiếp xúc với vật liệu xây dựng. Tùy theo tính chất công việc, họ còn được phân loại thành phụ hồ (phụ trách việc nhỏ nhặt như xách nước, trộn hồ, trộn vữa, xách hồ, khuân gạch, đào đất, vác cây, gạch ngói, khiêng tôn, quét vôi…) hoặc thợ xây (phụ trách việc xây dựng thành các kết cấu)… Tuy nhiên, trong một công trường xây dựng chuyên nghiệp, thợ hồ thường chưa đạt đến trình độ có thể đọc hiểu, phân tích và lý luận bản vẽ kỹ thuật như kỹ sư xây dựng hay có thể đóng trần, lắp đặt các thiết bị điện, nước như kỹ sư cơ điện.

Nhìn chung trong lĩnh vực xây dựng dân dụng không chuyên ở Việt Nam, thợ hồ thông thường ít được đào tạo qua trường lớp, phần đông họ đều tự học hỏi từ người đi trước, lẫn nhau hoặc kinh nghiệm tự tích lũy qua công việc. Những người thợ đi lên bằng con đường tự học thường bắt đầu bằng công việc lao động đơn giản là phụ hồ, rồi thợ phụ, cho đến khi họ trở thành những người thợ lành nghề là thợ chính, hoặc đảm trách việc quản lý nhóm là cai thợ. Cũng có một số người thợ hồ sau này tự quy tụ, tổ chức các nhóm thợ lại để mình trở thành cai thầu.

Thợ hồ thường không được nhận lương theo tháng mà là tiền công, được lãnh theo ngày (công nhật), vì vì thế cũng ít có những hợp đồng lao động với chủ thầu. Nhìn chung đây là công việc rất vất vả vì thời gian làm việc kéo dài, có lúc từ sáng sớm đến tối muộn, thậm chí làm cả ngày Chủ nhật; chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tái tạo sức lao động không đảm bảo khoa học nên thợ hồ là một trong những ngành nghề dễ xảy ra tai nạn lao động. Đây được xem là nghề ít hoặc không cần vốn ban đầu, chỉ cần sức lao động và kỹ năng khéo léo, kinh nghiệm và thường dành cho những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

>> Mời Anh em thầu XD và thợ hồ tham khảo bài viết: Xây nhà trọn gói

Những Công việc chính của thợ nề (thợ hồ)

Công việc của thợ nề thường chủ yếu là trộn hồ, trộn vữa, mang hồ, đào đất, mang cây, nâng tấm sắt, quét vôi, v.v … nói chung, từ những công trình nhỏ đến nặng.
Hầu hết những người thợ nề này đều tự học, bắt đầu làm thợ phụ cho thợ chính, cho đến khi họ trở nên lành nghề và trở thành thợ chính.

Tất cả dưới sự chỉ đạo của nhà thầu chỉ tuân theo thiết kế có sẵn, họ không cần phải suy nghĩ thêm nữa, chỉ cần làm việc máy móc để hoàn thành công việc. Công việc đầu tiên của thợ nề là giúp thợ chính như mang nước, mang hồ, nâng gạch, đào đất … Những công việc đơn giản hơn như trộn hồ, quét vôi … tất cả những thứ này đều là chân tay, vì vậy nó thường phải có sức khỏe tốt. Phụ hồ đôi khi phải mang hơn 300 thùng vữa.

Thời gian thăng cấp từ phụ nề lên thợ nề là khoảng từ 6 tháng đến 1 năm, nhiều khi còn có thể nhanh hơn nếu họ chịu khó chăm chỉ, cần vù và hòa nhã với mọi người. Cũng có một số trường hợp các công trình thiếu thợ chính trầm trọng. Đó cũng chính là cơ hội tốt cho phụ nề, họ sẽ có cơ hội được đào tạo cấp tốc để trở thành thợ chính. Đó là cũng là quãng thời gian quan trọng trong quãng đời người thợ, khi phụ nề vượt qua họ sẽ thành thợ chính, đánh dấu 1 cột mốc để trở thành người thợ giỏi.

Lúc còn phụ nề, các công việc đa phần khá máy móc, chỉ là nghe gì làm đó. Còn khi trở thành thợ chính hay thợ nề thì việc phải tự học thêm khả năng đọc bản vẽ, đọc dự toán, đọc bản vẽ kết cấu. Những yếu tố khá mới này thường được chính các thợ chính đi trước hay các kỹ sư chỉ lại.

Vì làm trả lương theo ngày, thợ nề làm chui thường có luật lệ riêng cho thợ trong nghề. Thường là chia ra thành các nhóm, người đứng đầu nhóm thường gọi là “cai”. Trong giới thợ nề thì “cai” chính là người quyền lực nhất trong nhóm, vì là người quản lý tối cao, nên thợ nề không dám cãi lại cai, cũng như ý kiến về những việc làm sai của cai.

Do yếu tố công việc, nên công việc của người thợ nề, thơ hồ rất đa dạng, từ lúc mới đào hố cho đến lúc hoàn thiện:

Giai đoạn đầu: Đào móng: Chọn độ cao công trình, chọn độ sâu độ sâu để làm phần móng. Chỉ cho bên làm sắt loại sắt để làm sắt vỉ món, cổ móng, đà kiềng.
Giai đoạn tiếp theo: Dựng sắt cột và đổ cột: Thợ chính làm việc với thợ sắt và cốp pha để làm khuôn để đổ cột bê tông. Đổ xong thì tiến hành xây tường.
Giai đoạn cuối: Hoàn thiện: Giai đoạn xây tô, tô tường, quét vôi, lát gạch nền, ốp gạch tường.
tho ho tho ne - Tìm hiều về nghề thợ hồ (thợ nề) trong lĩnh vực xây dựng

Công việc chính của người thợ hồ là xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống theo chỉ đạo của cai thầu trên cơ sở bản thiết kế. Một người thợ hồ khi bắt đầu bằng việc xách nước, xách hồ, khuân gạch, đào đất, vác cây, gạch ngói, khiêng tôn khi đã làm quen với việc lao động đơn giản họ được giao việc trộn hồ, phụ quét vôi, phụ đóng trần… Phụ nề phải xách được 200 – 300 xô vữa mỗi ngày, cho đến khi thợ nề chính là mỗi ngày xây, trát ít nhất phải đạt 10 – 12m2 tường.

Nhọc nhằn nghề thợ hồ.

Những người thợ chính hoặc cai sẽ kèm cặp và đưa dần họ lên thành thợ phụ. Thời gian từ lao động đơn giản lên thành thợ phụ thường từ 6 tháng đến 1 năm. Thời gian học việc sẽ nhanh hơn đối với người học việc chăm chỉ hòa đồng với mọi người. Trong công trình có những lúc công việc rất căng thẳng và sẽ dẫn đến tình huống thiếu thợ chính.

Lúc đó, những người thợ phụ được đào tạo cấp tốc để làm thợ chính, bắt đầu làm từ việc dễ đến khó dần. Giai đoạn này rất quan trọng, ai vượt qua sẽ được công nhận là thợ chính, nếu không vượt qua được thì phải tiếp tục làm thợ phụ. Thợ chính cũng được chia thành nhiều bậc, tùy theo mức lương.

Khi thành thợ chính, người thợ thường phải tự học thêm về cách đọc bản vẽ. Người thợ lúc này rất cần bổ sung kiến thức về đọc dự toán, đọc bản vẽ kiến trúc, đọc bản vẽ kết cấu. Thường có thể học ngay tại công trường do cai hoặc các kỹ sư chỉ lại.

Công việc của người thợ hồ rất đa dạng, bắt đầu từ hố móng của công trình đến lúc hoàn thiện, ngoài những công việc đơn giản trên thì những công việc cơ bản, quan trọng chính yếu của thợ hồ lành nghề (thợ chính) gồm:

Đào móng: Công việc đào móng rất đơn giản, đó là công việc lao động phổ thông. Tuy vậy, cần có người thợ chính để lấy độ cao của công trình, xác định độ sâu của móng, xác định vị trí móng, cân móng cho vuông góc, song song. Khi đào móng thì người thợ làm sắt phải bắt đầu. Người thợ chính phải chỉ cho họ cần loại sắt nào để làm sắt vỉ móng, cổ móng, đà kiềng.

Sắt cột và đổ cột: Khi đã hoàn tất móng và đà kiềng, bắt đầu vào sắt cột và đổ cột. Người thợ chính phải làm việc với thợ sắt và thợ cốp-pha để chuẩn bị sắt, khuôn cho việc đổ cột bê tông. Đổ cột xong, có thể xây tường bao ngay.

Lắp đặt, hoàn thiện: Giai đoạn tiếp là việc lắp đặt cửa, làm cầu thang (đây là một việc khó nhất), chạy các chỉ tường, mũ cột, làm các công trình phụ, tô tường, quét vôi, sơn, lát gạch nền, ốp gạch tường.

Không giống như những công ty, cơ sở hay những nhóm thợ có chức năng pháp nhân, giấy phép hành nghề rõ ràng – thợ hồ làm chui có những luật lệ và quy tắc hoạt động riêng, chỉ trong nghề mới hiểu.

Về mặt tổ chức, người đứng đầu nhóm thợ được gọi là “cai”. “Cai” là người có quyền lực nhất trong nhóm, “cai” là cha là mẹ, nói gì thợ – phụ phải nghe, “cai” làm gì có lỡ sai cũng không được nói, càng tuyệt đối không được nói ra những sai phạm trong quá trình thi công cho nhà thầu hoặc chủ nhà biết. Đó là điều cấm kỵ.

>> Mời anh em cùng tham khảo: Báo giá xây biệt thự trọn gói mới nhất 2022

Thu nhập của nghề thợ hồ (nề) như thế nào ?

Lương thợ hồ bao nhiêu 1 tháng?

Với số lượng công việc nhiều và nặng nhọc thì những người thợ hồ sẽ được nhận lương như thế nào?

Lương thợ hồ 2019 giao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng

Theo đó lương thợ hồ hiện nay được trả theo 2 hình thức là nhận lương theo số lượng ngày công và nhận lương khoán.

Nhận lương theo số lượng ngày công

Đây là hình thức trả lương thợ hồ phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, cứ đến cuối tháng, thợ hồ sẽ nhận được mức lương dựa trên số ngày công mình làm được. Với thợ chính, mức lương hiện nay khoảng 350.000 đồng/ngày, thợ 320.000 đồng/ngày và thợ phụ nhận khoảng 250.000 đồng/ngày.

Lưu ý: Lương thợ hồ 2019 của mỗi doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ có những sự chênh lệch nhất định.

Nhận lương theo hình thức khoán công trình

Với hình thức này, các thợ hồ sẽ nhận được mức lương dựa trên khối lượng công việc hoàn thành. Lương khoán được trả căn cứ vào hợp đồng giao khoán việc.

Hình thức nhận lương khoán thường được áp dụng cho những công trình xây dựng dân dụng như nhà ở, công trình phụ,…

Chẳng hạn, chủ nhà sẽ khoán thợ hồ quét vôi toàn bộ phần tường nhà với tiền công 10 triệu. 5 – 7 thợ hồ sẽ cùng nhận hợp đồng này và làm xong trong khoảng 2 – 3 rồi nhận tiền công và chia đều cho tất cả mọi người.

Theo tìm hiểu thực tế thì các thợ hồ sẽ nhận được khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng tùy theo vị trí công việc. Đây là một mức lương khá cao so với những công việc chân tay khác như bảo vệ, lao công,.. Ngoài ra đa phần các thợ hồ xây nhà hiện nay cũng được bao ăn ở nên số tiền mà họ dành dụm được mỗi tháng là khá cao.

Về thờ hồ – nghề xây dựng vất vả nhưng thu nhập không cao. Đã có một số báo viết về đề tài này như báo Thanh Niên.

Tuyển thợ hồ (nề) ở đâu ?

Theo truyền miệng của các thầu xây dựng: Với những công trình đòi hỏi yêu cầu cao, sự khéo tay thì xu hướng sẽ thích thợ miền trung bởi họ chăm chỉ, khéo tay.

Hiện nay việc tuyển thợ hồ cũng khá khó. Do nhu cầu công việc họ có nhiều hơn, làm công nhân tại các công ty có thu nhập cao và ổn định hơn.

Tìm hiểu về tổ ngề xây dựng và mâm cúng 

Bất cứ một ngành nghề nào cũng đều có nguồn cội của mình, trong đó có nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây). Việc cúng tổ nghề hằng năm là một việc làm cần thiết được duy trì qua nhiều thế hệ con cháu. Đa số những người làm nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) đều không mấy quan tâm tới việc tổ chức giỗ tổ nghề, thường thì những người ở vị trí và vai trò nhà thầu, là người đại diện cho một doanh nghiệp xây dựng thì lễ cúng này hết sức quan trọng.

Lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ nề, thợ hồ, thợ xây) mang ý nghĩa ghi nhớ công ơn người sáng lập nghề.

Chính vì vậy, lễ cúng này không được phổ rộng một cách đại chúng và có ít người biết đến. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần tìm hiểu về các thông tin có liên quan đến lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) nếu như bạn muốn tổ chức lễ cúng này được tốt nhất. Lễ cúng thực chất chính là lời nhắc nhở với con cháu trong nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) luôn nhớ tới nguồn cội của mình để lao động xứng đáng với công ơn kiến tạo ra nghề của ông tổ và thế hệ ông cha.

Người nên làm lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) sẽ là người làm trong ngành xây dựng nói chung và người chuyên làm về lĩnh vực xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) nói riêng. Ai là xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) thì cần phải biết về ngày giỗ tổ nghề này để định kỳ hằng năm sẽ dành thời gian và công sức để chuẩn bị buổi lễ cúng thật chu đáo.

Vào dịp cúng tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây), nhiều doanh nghiệp xây dựng hoặc cá nhân chuyên làm nghề xây dựng cũng sẽ làm mâm cúng bài bản để làm lễ tạ ơn ông tổ đã ban cho nghề này cũng như cầu mong sẽ được may mắn và thuận lợi trong quá trình làm nghề vừa đảm bảo an toàn lao động vừa có lộc kinh doanh.

Việc bố trí mâm cúng giỗ tổ nghề cũng cần phải có kiến thức nhất định về tâm linh để có thể chuẩn bị được kỹ càng mâm cúng sao cho buổi lễ diễn ra được tốt nhất, mang lại may mắn và sự phát triển trong tương lai.

Trước khi tổ chức lễ cúng tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây), bạn cần phải chắc chắn về sự thành tâm, thật sự coi trọng ngày này và phải sắm sửa mọi thứ thật chu đáo.

Ý nghĩa của mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây)

Ở nước ta, ngành xây dựng là một trong các ngành có liên quan đến nhiều nghề nhất bao gồm nghề thợ mộc, nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) và nghề thợ cơ khí. Trong năm, cứ đến ngày giỗ tổ nghề thì những ai làm trong cả 3 nghề này đều sẽ tổ chức lễ cúng tâm linh để làm giỗ ông tổ nghề.

Truyền thuyết về lịch sử Trung Quốc có kể lại rằng vào thời Lục quốc phân tranh, có một người thợ mộc có tay nghề rất tài giỏi. Người thợ mộc này là người nước Lỗ, sau khi được vua yết kiến thì đã theo lệnh nghiên cứu và làm ra con diều bằng gỗ trong thời gian 3 năm liền. Con diều này có khả năng rất đặc biệt là nhờ vào hướng gió mà có thể chở được một người bay trên không trung để do thám tình hình quân sự của quân đội nước Tống ở biên cương. Người thợ mộc này được biết đến với cái tên là Lỗ Ban, có danh tiếng vang lừng và được tôn sùng là bậc thầy trong nghề thợ mộc của nước Lỗ.

Trước thời gian Lục quốc phân tranh khoảng 500 năm, cũng tại nước Lỗ có một người làm nghề xây dựng tên là Công Thư Ban, đây là con của Lỗ Chiêu Công, là người chỉ huy tất cả thợ xây dựng đền đài cung điện thời bấy giờ. Ông này đã nghiên cứu và chế tạo ra 2 loại dụng cụ để phục vụ cho công việc xây dựng được nhanh và chuẩn xác. Hai dụng cụ đó là “ quy” tương tự như chiếc compa của ngày nay và “ củ” là một chiếc thước bọt nước thời cổ xưa. Cũng chính vì vậy mà từ thời đó xuất hiện câu nói là “ làm theo quy củ” đã được lưu truyền trong dân gian cho đến tận bây giờ.

Tương truyền rằng Mạnh Tử có hạ bút tán dương và ca ngợi Công Thư Ban rằng Công Thư Ban thật tinh xảo, nếu không có thước compa và thước thủy thì chắc chắn không tạo thành được mặt hình tròn và hình vuông phẳng được. Truyền thuyết cũng kể lại rằng giới thợ vào thời bấy giờ đều gọi là ông Lỗ Công Thư Ban, lâu ngày thì gọi với cái tên là Lỗ Ban. Ông Lỗ Công Thư Ban đã nghiên cứu thiên văn, địa lý và kết hợp với 8 quẻ Bát quái để sáng tạo ra cây thước Lỗ Ban riêng biệt dùng trong nghề mộc và dùng cho cả nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây), nó được dùng để phục vụ cho việc đặt đòn mái, đo khuôn nhà và khuôn cửa.

Lỗ Ban – Người sáng lập ra nghành xây dựng ( Thợ hồ, thợ xây, thợ nề)

Quá trình làm nghề của 2 ông vào từng thờ thế khác nhau nhưng những kỹ thuật và dụng cụ vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Cho đến nay, người dân đã hình thành những làng nghề về lĩnh vực này. Hàng năm, để tưởng nhớ ơn khai sáng và kiến tạo nghề, người dân thường tổ chức lễ cúng tôn thờ ông tổ và thế hệ đời trước đã mang nghề đến với thế hệ con cháu.

Đứng trên góc độ về “ tôn sư trọng đạo” mà nói thì lễ giỗ tổ được tất cả người thợ trong làng nghề đều tổ chức một cách nghiêm túc và long trọng, duy trì định kỳ 1 năm 1 lần theo ngày âm lịch. Ngày xưa, cúng giỗ tổ cần phải có lễ Tam sên, cả làng nghề được phân theo từng nhóm thợ mà sẽ có sự đóng góp tiền bạc tương ứng để lo tổ chức lễ giỗ. Chủ lễ thường là một người thợ có uy tín và tay nghề cao hoặc là người lớn tuổi nhất trong làng nghề ra đứng ra bái lễ.

Trong ngày này, những người thợ mới vào nghề sẽ được làm lễ nhập môn để ra mắt ông tổ. Lễ vật mà người thợ mới cần phải chuẩn bị đó là một con gà trống luộc, một chai rượu trắng và một thẻ nhang thơm. Lễ vật được đặt lên bàn thờ ông tổ rồi khấn vái 3 vái, 3 lạy. Chủ lễ sẽ tiếp nhận lễ vật dâng cúng và trao lại cho người thợ mới một ly rượu trắng, sau đó người thợ mới sẽ lễ phép nâng chén rượu mời người thợ mà họ định tôn làm thầy để thọ giáo. Người thợ thầy sẽ uống cạn ly với ý nghĩa rằng họ sẽ truyền dạy nghề cho môn đồ thật tận tình, trọn nghĩa.

Qua nhiều năm chiến tranh, việc cúng giỗ tổ làng nghề đã bị mai một dần và gần như bị lãng quên. Tuy nhiên, sau thời chiến chuyển sang thời bình, nhiều làng nghề được phục hồi lại và dần khôi phục lại các truyền thống thờ cúng tâm linh. Nhiều lễ cúng giỗ tổ trong đó có lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) được tổ chức công phu, tỉ mỉ và quy mô hoành tráng. Những ai làm nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) vào ngày giỗ tổ nghề sẽ tìm về làng nghề để cùng tham gia lễ cúng với mong muốn tạ ơn và được che chở, phù hộ cho công việc ngày càng ăn nên làm gia.

Giỗ ông tổ nghề còn thể hiện tinh thần “ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và sự “ tôn sư trọng đạo” để nhớ tới công ơn của ông tổ nghề cũng như các bậc tiền nhân đã có công khai sáng, truyền dạy, gìn giữ và phát triển nghề. Đây cũng là dịp để người trong nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) được khuyến khích, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn. Do vậy mà ngày giỗ ông tổ nghề nói chung và giỗ ông tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) nói riêng luôn là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa thờ cúng cần được lưu giữ đến muôn đời sau.

Nghi thức cúng giỗ tổ nghễ xây dựng, thợ hồ.

Khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật xong, lên đèn, thắp nhang, toàn bộ quá trình này, chủ lễ cần phải ăn mặc trang phục chỉnh tề, đồ dài hoặc âu phục. Chủ lễ làm chủ bái và khấn vái với nội dung để cảm tạ công ơn của ông Tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) đã khai sáng ra nghề và những bậc tiền bối đã góp phần để nâng cao, phát triển nghề nghiệp của mình để có được đời sống sung túc. Đồng thời cũng để cầu mong nghề nghiệp ngày càng được thuận lợi và phát đạt. Lễ cúng ông tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) sau khi kết thúc thì tất cả các thợ thầy sẽ cùng quây quần để thụ lộc, cùng nhau chuyện trò, trao đổi với nhau về công việc.

Nghi thức cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) chuẩn phong tục Việt.

[Bài cúng to thợ hồ, Ngày cúng tổ thợ hồ, Mâm lễ cúng to nghề xây dựng, Mâm cúng to nghề, Trái cây cúng tổ nghề xây dựng]Cũng cần phải lưu ý với bạn về cách chọn hoa tươi trong lễ cúng giỗ ông tổ nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) sao cho mang lại ý nghĩa may mắn, tài lộc nhất. Gia chủ đừng quá câu nệ hoặc vẽ vời phải mua những loại hoa thật đắt tiền, bởi chỉ cần hoa mua về vừa tươi vừa mới, không có biểu hiện héo úa hoặc dập cánh hoa hay cành bị gãy là đều tốt.. Một số loại hoa thường được dùng trong lễ cúng ông tổ nghề rất ý nghĩa đó là hoa cúc, hoa cát tường hoặc hoa đồng tiền. Nếu có thể bạn nên lựa chọn một trong những loại hoa này và nên chọn hoa có màu vàng bởi ý nghĩa của màu hoa và loài hoa cũng như tên gọi của nó.

Hoa có màu sắc vàng tươi sáng thường gắn với tên gọi là “vạn thọ”, nó tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy. Trong các dịp lễ cúng quan trọng, trong đó có lễ cúng ông tổ nghề, nhất là nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) luôn có sự góp mặt của các loài hoa này. Cùng với đó chính là lời nguyện cầu về sức khỏe luôn trường thọ để có thể gắn bó với nghề lâu dài, đồng thời cầu cho toàn bộ anh em trong nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây) luôn được trong ngoài bình an và gặp được nhiều may mắn.

Lễ cúng ông tổ nghề là một lễ cúng rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có nghề xây dựng ( thợ hồ, thợ nề, thợ xây). Liên hệ ngay với dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng Việt Nam để đặt trọn gói mâm cúng cũng như các dịch vụ khác đi kèm.

 

Thợ hồ “mùa xây dựng” 

“Cò” báo Chưa tin rằng vào thời điểm này kiếm thợ hồ khó như vậy, chúng tôi tự tách ra đi tìm chứ không dựa vào những hiểu biết và quan hệ của những người thợ đã gặp. Mua một tờ báo có chuyên trang quảng cáo mảng xây dựng, sửa chữa. Hóa ra, thợ hồ cũng tự đăng quảng cáo nhan nhản, nội dung rất hấp dẫn, đọc xong bảo đảm ai kẹt thợ sẽ mê liền.

Chúng tôi quan tâm đến nhiều mẩu quảng cáo hấp dẫn như “có thợ miền Trung, giỏi nghề, trung thực” hay như “bảo hành dài hạn, không ứng tiền trong thời gian thi công” hay như “không ngại xa, ít cũng nhận”… Rất tha thiết, tận tình. Bốc điện thoại, gọi một số cảm thấy quảng cáo “dễ thương” nhất, nhận ra người chủ đang ở công trường, tiếng đập phá, cưa xẻ ầm ầm… “Đang kẹt rồi, không đi được”. Người chủ dập máy ngay, không cho tôi nói thêm câu thứ hai. Gọi đến số thứ hai, thứ ba, đều nhận được những câu trả lời tương tự. Và họ trả lời rất lạnh nhạt, khác với những nội dung dễ thương, mời gọi.

Nhưng kiên nhẫn gọi, chúng tôi đã gặp được một nhóm khác – không kẹt việc, ăn nói thật sự dễ thương. Trong số này, ai nấy đều nhiệt tình xin địa chỉ nhà, hẹn tới khảo sát, báo giá ngay… Trước khi chia tay còn “thòng” lại “anh là chủ nhà hay bên công ty xây dựng vậy”. Được biết, người gọi là chủ nhà, họ hào hứng hơn, hẹn gặp liền. Anh bạn tên Khanh là dân thầu xây dựng đi cùng cười khẩy “cứ thử đi” một cách rất khó hiểu khiến tôi chột dạ.

Những tay “buôn”  công trình

Chúng tôi hẹn gặp để “thảo luận trước” với một người đăng quảng cáo tên Bình. Anh này cầm bản vẽ dúi vô tay người đi cùng rồi chốc chốc lại chạy ra ngoài, nghe điện thoại của ai đó nhờ sửa nhà, sửa cửa… Ngắm nghía một hồi cái bản vẽ dày cả chục trang, có vẻ quá sức hiểu biết của mình, “ông anh” đi cùng này trả lại cho Bình: “Cái này phải qua coi thực tế mới được”. Bình thì liên hồi phân bua: “Ông anh này làm cùng, mai là có thợ xuống, đảm bảo anh làm đẹp, thợ giỏi…”. Khanh khều tôi: “Nó không có người, không biết làm đâu, dẹp đi!”. Có vẻ như đã bị “bắt bài”, anh em Bình leo lên xe máy, bình thản chạy thẳng, coi như không chuyện gì xảy ra.

Đến người thứ hai, chúng tôi gặp một tay “nổ” vung trời: “Nhà gì anh cũng xây được tuốt, cái này (bản vẽ) làm khỏe re, hai tháng bao xong, thợ thuyền mai làm anh kéo xuống chục đứa, đánh tốc hành cho em…”. Khi Khanh hỏi thử vài câu về kết cấu móng, cột, quy cách xây dựng căn bản, tay này gạt phắt đi: “Quan trọng gì em, miễn xây đẹp, chắc cho em là được. Làm sai anh sửa không tính phát sinh…”. Tay thợ này già sọm, má hóp môi thâm, mắt đen sì, có kinh nghiệm một chút sẽ phát hiện hắn xì-ke bởi mình mẩy phát ra cái mùi rất đặc trưng của dân nghiện.

Khanh lắc đầu chán nản: “Đã nói rồi, đừng tốn công, thợ thuyền gì bọn này mà kêu, hên là nó chưa biết nhà đó”. Ông bạn phân tích: “Nên nhớ, thợ giỏi, thợ đàng hoàng giờ làm không hết việc, cần chi quảng cáo. Tụi này là “cò”, nhận hợp đồng về khoán lại, ông ký với nó là chết…”. Theo Khanh thì đó là một thực tế của cả ngành xây dựng chứ chẳng riêng gì mấy tay “cò” tầm thấp này: “Tụi nó có chút đầu óc kinh doanh, biết chút nghề, muốn làm “cai”, làm giàu trên mồ hôi nước mắt thợ, thế thôi”.

“Cai” và luật im lặng

Không giống như những công ty, cơ sở hay những nhóm thợ có chức năng pháp nhân, giấy phép hành nghề rõ ràng – thợ hồ làm chui có những luật lệ và quy tắc hoạt động riêng, chỉ trong nghề mới hiểu. Về mặt tổ chức, người đứng đầu nhóm thợ được gọi là “cai”. “Cai” là người có quyền lực nhất trong nhóm, “cai” là cha là mẹ, nói gì thợ – phụ phải nghe, “cai” làm gì có lỡ sai cũng không được nói, càng tuyệt đối không được nói ra những sai phạm trong quá trình thi công cho nhà thầu hoặc chủ nhà biết. Đó là điều cấm kỵ.

Vì không tìm qua các công ty đàng hoàng, cũng không chịu nghe lời anh em – anh Tiến ở Thủ Đức (TP.HCM) tự mình tìm thợ hồ qua báo. Một tay “cai” tìm tới tận nhà anh, ký hợp đồng viết tay, lúc đầu rất nhẹ nhàng, lịch sự. Sau giai đoạn này, “cai” cho người mang đồ nghề đến để trong nhà, đưa người xuống thi công nhỏ giọt. Hằng tuần, hằng tuần, anh Tiến đều hối “sao có ít người làm vậy” thì “cai” tìm mọi cớ để thoái thác, câu giờ, hỏi đám thợ, ai cũng nín thinh. Sau này, anh Tiến mới biết ngay từ đầu, hợp đồng của mình đã bị bán cho một nhóm thợ khác. Trước khi làm tại đây, nhóm thợ này đã bị “bịt mồm” không được nói ra chuyện làm ăn này.

Trong quá trình thi công thì nảy ra đủ thứ việc: thợ đói, thợ khát, thợ mè nheo đòi tiền cà phê… thì đều đến tai anh Tiến, anh Tiến lo. Nhưng hễ có kêu chỉnh sửa, góp ý xây lại chỗ này chỗ kia… thì đám thợ đều lặng thinh không làm theo, “có gì hỏi “cai”, tôi chỉ làm thuê, không biết”… Càng nhịn thì càng bức xúc. Đến mức không thể chịu nổi, anh Tiến nghe theo lời giám sát, cho “cai” này nghỉ. Tiền công vẫn phải trả đủ dù cho những sai phạm trong quá trình thi công nhóm thợ này không hề khắc phục hay trừ lại tiền công cho anh Tiến.

Câu giờ, chạy “show”

Buộc lòng cắt hợp đồng với nhóm thợ này, anh Tiến còn gặp khó khăn hơn khi kêu tiếp nhóm thợ khác: Khi nhắc đến công trình đang làm dang dở, hoặc đã đến tận nơi khảo sát… các nhóm thợ sau đều tìm cách thoái thác một cách tế nhị. Chỉ đến khi nhờ tới một công ty xây dựng đàng hoàng, anh Tiến mới vỡ lẽ ra được một điều: Thợ hồ rất ngại, thậm chí kiêng cữ trong việc nhận lại công trình dang dở. Thứ nhất, họ sợ nhóm thợ trước quay lại đánh lộn vì tội… cướp công trình. Sau đó là sợ, nghi ngờ những cái “dớp” trước đây như công trình đã từng xảy ra tai nạn, đánh lộn, xung đột về tiền nong… nên thợ cũ mới bỏ đi.

Có một ám hiệu, có thể coi như là một lời cảnh cáo: Nếu công trình dang dở, nhóm trước đã bỏ đi nhưng còn để lại một số đồ nghề, nhóm sau đến, thấy như vậy chắc chắn chột dạ, không thể nhận công trình, đề phòng bất trắc.

***

Không hẳn tất cả những thợ hồ làm ăn riêng lẻ đều nằm trong những trường hợp trên. Và không phải thợ hồ nào cũng mắc phải những thói xấu, mánh lới như vậy. Theo những người có kinh nghiệm trong nghề thì tốt nhất vẫn nên chọn những công ty, cơ sở có chức năng xây dựng, có đội thi công đàng hoàng để đặt niềm tin. Tiền công có thể mắc hơn tìm thợ riêng lẻ bên ngoài nhưng lại đem đến sự đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình… Trường hợp xây dựng, sửa chữa nhỏ lẻ, nếu tìm thợ ngoài thì chủ đầu tư cũng nên thận trọng xem xét, tìm hiểu xuất xứ, tay nghề, đạo đức của thợ trước, đồng ý rồi mới ký hợp đồng chặt chẽ, đàng hoàng.

Phóng sự của Thiếu Gia
Nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/tho-ho-mua-xay-dung-bai-2-manh-mung-doi-tho-193107.html

Hoặc trên báo tuổi trẻ có bài viết:

Thợ nề… SV

TT – Nghỉ hè, trong khi không ít SV đắn đo chuyện công việc làm thêm “có khỏe không” thì trên những công trường xây dựng ở Huế những ngày này đang có các thợ nề “đặc biệt”: SV.

Ilxd30wa - Tìm hiều về nghề thợ hồ (thợ nề) trong lĩnh vực xây dựngHai chàng thợ nề SV với giàn côppha trên công trường dịp hè này – Ảnh: V.L.

TT – Nghỉ hè, trong khi không ít SV đắn đo chuyện công việc làm thêm “có khỏe không” thì trên những công trường xây dựng ở Huế những ngày này đang có các thợ nề “đặc biệt”: SV.

“Tiền công như thế là khá lắm!”

Đó là câu trả lời của đa số thợ nề SV, như Anh, chàng SV năm 3 ngành sử Trường ĐHDL Phú Xuân (Huế), khi được hỏi tại sao lại chọn công việc nặng nhọc này để làm. Anh quê ở Anh Sơn, Nghệ An, cho biết cả hai mùa hè đều không về nhà mà ở lại Huế để đi làm thợ nề.

“Nhà đông anh em, là con cả trong gia đình nên mình phải ở lại làm tích góp một ít đỡ đần bố mẹ, tạo cơ hội cho các em ở quê có điều kiện học tập tiếp” – Anh tâm sự.

Cùng làm với Anh còn có Dũng quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình, cũng là SV năm 3 ngành sử Trường ĐHDL Phú Xuân. Cả ngày đi làm nhưng buổi tối Dũng đăng ký học thêm chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.

Riêng Hồng quê ở Nam Đàn, Nghệ An, đã tốt nghiệp khoa ngữ văn hơn một năm nay; xin nhiều nơi chưa được một công việc ổn định nên cũng đi làm thợ nề nghiệp dư với mức lương khoảng 40.000 đồng/ngày.

“Ở miền Trung, thu nhập làm thêm một ngày như thế là khá lắm – một bạn cho biết – nếu siêng năng và đủ sức khỏe, sau khi trừ tiền ăn, ở mấy tháng hè cũng có thể dành dụm được cả triệu đồng cho năm học mới”. Được biết, với nhu cầu xây dựng hiện nay ở miền Trung, thợ nề đang là một công việc dễ kiếm việc làm thêm.

Để nhận được tiền công như thế, như những thợ nề khác, thợ nề SV cũng phải bốc vác vật liệu xây dựng, trộn hồ đổ bêtông, đóng dỡ côppha khá thành thạo. “Ớn nhất là tháo dỡ côppha ở những căn nhà cao tầng khi chênh vênh trên độ cao hàng chục mét mà không có dụng cụ an toàn” – một thợ nề SV bảo. Tất nhiên chuyện đôi tay thư sinh bị đinh đâm, gỗ quẹt trầy da chảy máu là chuyện hằng ngày…

Khi hỏi về việc lựa chọn công việc làm thêm, các bạn đều cho biết cũng có một số công việc khác để làm nhưng tiền công thường rất thấp, chẳng hạn phụ bán ở các quán cà phê chỉ được 400.000 – 500.000đ/tháng.

Như vậy còn chật vật trong việc trang trải cho cuộc sống hằng ngày chứ nói gì đến việc tích góp cho năm học mới. Tuy nhiên, một bạn cho biết thêm: thật ra, với SV các tỉnh miền Trung, như Huế chẳng hạn, việc làm thêm cho SV và cơ hội chọn lựa công việc làm thêm không nhiều như TP.HCM, Hà Nội…

Thời gian biểu của cánh thợ nề SV khá căng. Dũng đi làm cả ngày tối về đi học thêm nên hầu như chẳng lúc nào có thời gian rỗi. Còn Anh cười: “Đêm về thì coi lại một chút bài vở, sách báo là lăn ra ngủ”.

Chút tâm tình chủ thợ

Chuyện cũng bình thường khi có những người chủ không cần biết thợ nề là SV hay không, nhưng cũng may mắn khi có những người chủ ít nhiều ưu tiên cho cánh thợ nề SV của mình. Anh Thương ở phường Phước Vĩnh (TP Huế) luôn có trong tay hơn 15 thợ nề chuyên nghiệp, nhưng hè con số này tăng lên do sự gia nhập của những thợ nề SV.

Hè nào cũng vậy, ít nhất 5-6 SV xin vào làm ở tổ thợ của anh. Thật ra, theo anh Thương, không chỉ hè, ngay trong thời gian học chính khóa, một số SV nếu đủ sức khỏe vẫn tìm đến đây để một buổi làm, một buổi học.

Anh Thương cho biết mình có những nguyên tắc rất riêng với những thợ nề SV để họ có điều kiện thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo việc học tập (như cho các thợ nề SV nghỉ sớm hơn để về đi học chẳng hạn).

Dịp hè này, dãy nhà trọ của anh chỉ thu 50% số tiền của các SV không về quê mà ở lại đi làm. Dũng, Anh… lâu nay trọ tại nhà anh được anh coi như con cháu trong gia đình. Có những lúc anh phải đánh thức các bạn dậy để kịp đi làm, rồi những đồng tiền ứng trước khi có việc cần trong học hành; viên thuốc lúc ốm đau…

“Làm gì thì làm, tôi cho rằng việc làm đó trước hết phải không ảnh hưởng đến việc học”, anh Thương bảo. Có lẽ vì vậy mà dù vất vả nhưng hầu hết thợ nề SV làm nơi đây đều có kết quả học tập khá…

VIẾT LAM / https://tuoitre.vn/tho-ne-sv-157977.htm

Khi tình hình dịch bệnh phức tạp, thợ hồ cũng như các nghề khác bị ảnh hưởng trực tiếp

Thợ hồ có phải là lao động tự do không? 

(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Duy Khánh (tỉnh Đồng Tháp) hỏi, thợ hồ có phải là lao động tự do không? Có được hưởng tiền hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không? Nếu được thì thủ tục thế nào?
Bạc Liêu: Lao động tự do nào được hỗ trợ…
Đồng Tháp hỗ trợ 5 đối tượng lao động tự…
Lái xe ba gác có thuộc đối tượng lao động…
Sóc Trăng: Hỗ trợ lao động tự do và một…
Về vấn đề này, UBND tỉnh Đồng Tháp trả lời như sau:

Việc xác định thợ hồ có phải là lao động tự do hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phát sinh theo quy định của Bộ luật Lao động ngày 20/11/2019.

Căn cứ quy định tại điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, ngày 16/7/2021, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định 964/QĐ-UBND-HC hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, đối tượng hỗ trợ được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 1 Quyết định 964/QĐ-UBND-HC.

Đề nghị ông Khánh liên hệ với UBND xã Phương Trà, thông tin cụ thể ông thuộc đối tượng nào để cán bộ xã có cơ sở hướng dẫn ông làm hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

Chinhphu.vn

>> Các bạn tham khảo thêm: Thiết kế nhà đẹp

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT