Tìm hiểu về chuyên ngành quản lý nhà nước – HUBT – HUBT

Chuyên ngành quản lý nhà nước là một ngành học khá mới mẻ. Do đó không nhiều bạn sinh viên có nhu cầu đăng ký vào học tập tại chuyên ngành này. Bài viết sau của Sinhvienhubt.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chuyên ngành Quản lý nhà nước và cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này.

Tìm hiểu về chuyên ngành quản lý nhà nước – HUBT 1

Tổng quan về ngành Quản lý nhà nước

Ngành quản lý nhà nước (Tên Tiếng Anh: State Management) là một ngành học về những thủ tục hành chính nhà nước, nghiên cứu một cách tổng quát nhất về những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, về tư tưởng của Nhà nước trong các hoạt động chính trị – xã hội. Từ đó sinh viên có thể nêu lên những sáng kiến, giải pháp hoặc quan điểm cá nhân tới những vấn đề còn tồn tại trong thủ tục hành chính và các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.

Tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân quản lý nhà nước đáp ứng các mục tiêu sau:

  1. Trung thành với Đảng, nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
  2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức.
  3. Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả.
  4. Trở thành một đồng nghiệp tận tình, một cộng sự tốt, biết làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, đồng đội, tận tâm.
  5. Thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc.
  6. Người lao động sáng tạo và không ngừng đổi mới.
  7. Hiểu biết xã hội
  8. Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc

Tổng quan về ngành Quản lý nhà nước 1

Nội dung kiến thức của ngành quản lý nhà nước

Kiến thức cơ bản

  • Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học, Pháp luật đại cương).
  • Các kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu khoa học, kinh tế học phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu các giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn (Tâm lý học đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Lịch sử văn minh thế giới, Tổ chức sự kiện).
  • Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

Kiến thức đại cương

  • Kiến thức về khoa học quản lý
  • Kiến thức về khoa học pháp lý
  • Kiến thức về khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
  • Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính

Kiến thức chuyên ngành

  • Kiến thức chuyên ngành quản lý nhân sự trong khu vực công
  • Kiến chức chuyên ngành thiết kế và phân tích tổ chức bộ máy nhà nước
  • Kiến thức chuyên ngành hoạch định và phân tích chính sách công
  • Kiến thức chuyên ngành quản lý về kinh tế, tài chính công
  • Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, tôn giáo, dân tộc,…

Kiến thức nghiệp vụ

  • Kiến thức về tin học văn phòng
  • Kiến thức về tiếng anh chuyên ngành
  • Kiến thức về nghiệp vụ hành chính

Kiến thức nghiệp vụ 1

Các kỹ năng bổ trợ trong quá trình học

Kỹ năng cứng

  • Lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá về nhân sự.
  • Soạn thảo các loại văn bản quản lý nhà nước, văn bản hành chính.
  • Tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học, tổ chức hội họp, tiếp khách. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu cơ quan.
  • Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
  • Giải quyết các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực cơ bản như tư pháp, xây dựng, đất đai, chứng thực….
  • Phân tích chính sách, hoạch định các chính sách công trong các ngành và lĩnh vực cụ thể.
  • Có khả năng nghiên cứu khoa học hành chính, khoa học quản lý.

Kỹ năng mềm

– Phân tích vấn đề: Khả năng khảo sát, phân tích vấn đề về quản lý hành chính. Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc quản lý nhà nước

– Giải quyết vấn đề: Khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra đối với quản lý hành chính nhà nước.

– Làm việc theo nhóm: Kỹ năng theo nhóm gồm khả năng thích nghi và hòa nhập nhanh vào nhóm, phân công công việc, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên, hỗ trợ thành viên khác, trao đổi giữa các thành viên.

– Lập kế hoạch, quản lý thời gian: Lập được các kế hoạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các cơ quan hành chính nhà nước. Quản lý thời gian có hiệu qủa.

– Giao tiếp: Lắng nghe, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng.

– Tự học, tự đào tạo: có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.

– Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint); các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.

– Sử dụng tốt tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.

Cơ hội việc làm cho sinh viên học ngành quản lý nhà nước

– Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở vị trí quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư.

– Nghiên cứu viên về khoa học Hành chính, khoa học Quản lý ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sánh của Đảng và Nhà nước.

– Làm công tác giảng dạy về Khoa học Hành chính, khoa học Quản lý tại các cơ sở giáo dục.

Xem thêm: Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội

Mọi thắc mắc về chương trình Tuyển sinh – Đào tạo xin vui lòng để lại bình luận bên dưới để được tư vấn.

 1

Bình luận của bạn

comments