Tìm hiểu về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất

Ngày nay, doanh nghiệp chế xuất không ngừng được nhà nước đẩy mạnh để phát triển theo kịp thị trường thế giới và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Vậy doanh nghiệp chế xuất có cần nộp thuế không? Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Hãy cùng CNSG tìm hiểu nhé!

Đặc điểm của doanh nghiệp chế xuất

Theo quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh doanh, doanh nghiệp chế xuất là một loại hình doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được hoạt động trong các khu chế xuất hoặc trong các khu công nghiệp, các khu kinh tế.

Các doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu chế xuất tập trung sản xuất các mặt hàng để xuất khẩu. Vì vậy, nhà nước cũng ưu ái đưa ra nhiều ưu đãi về thuế, được miễn thuế xuất khẩu cho doanh nghiệp chế xuất.

chinh-sach-doi-voi-doanh-nghiep-che-xuat

Doanh nghiệp chế xuất thường được ngăn cách bên ngoài bởi hệ thống tường rào, tường chắn, cửa ra vào có công chức hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát. Các doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất có thể bán hàng hóa vào thị trường nội địa nhưng người mua hàng phải trả thuế nhập khẩu. Trong khi, các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp thì không được phép làm điều đó mà chỉ có thể xuất khẩu sang nước ngoài.

Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất

chinh-sach-doi-voi-doanh-nghiep-che-xuat

Chính sách thuế của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng theo quy định về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, cụ thể như sau:

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất gia công cho doanh nghiệp nội địa

  • Về thuế nhập khẩu: Khi doanh nghiệp chế xuất nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, thuế không tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau gia công mà tính vào trị giá của vật tư, nguyên liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng gia công. Trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất sản xuất hàng hóa sản xuất, gia công không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập từ nước ngoài sẽ không thu thuế quan doanh nghiệp nội địa. Ngược lại, nếu sản phẩm gia công được sản xuất từ nguồn nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì doanh nghiệp nội địa phải nộp thuế nhập khẩu theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

  • Về thuế GTGT: Doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Doanh nghiệp chế xuất khi gia công cho doanh nghiệp nội địa, nếu hoạt động gia công của doanh nghiệp chế xuất có liên quan trực tiếp đến việc mua bán hàng hóa tại Việt Nam thì doanh nghiệp chế xuất có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế GTGT 10%.

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất gia công cho doanh nghiệp chế xuất khác

  • Về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu: hàng hóa đưa đi gia công, sản xuất, tái chế tại doanh nghiệp chế xuất khác sẽ phải chịu bất kỳ khoản thuế quan nào bao gồm cả thuế xuất khẩu và  thuế nhập khẩu.

  • Về thuế GTGT: việc mua bán, trao đổi dịch vụ giữa các khu phi thuế quan với nhau sẽ không chịu thuế GTGT nên cả doanh nghiệp chế xuất đều không phải nộp thuế GTGT.

chinh-sach-doi-voi-doanh-nghiep-che-xuat

Doanh nghiệp chế xuất có phải nộp thuế nhập khẩu?

  • Nếu doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp chế xuất: theo quy định thì hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan nhưng phải xuất ra nước ngoài hoặc hàng hóa được xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu. Vì vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp chế xuất thì hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.

  • Nếu doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp nội địa thì khi hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu vào phải nộp thuế nhập khẩu, khi xuất hàng hóa vào doanh nghiệp chế xuất thì không phải nộp thuế và được hoàn số tiền thuế nhập khẩu đã nộp trước đó.

Những chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp chế xuất 

Nhà nước luôn quan tâm, đầu tư và tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp chế xuất sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, nhà nước thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp chế xuất:

chinh-sach-doi-voi-doanh-nghiep-che-xuat

  • Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: doanh nghiệp chế xuất khi bắt đầu dự án mới sẽ được hưởng 17% thuế xuất doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 2 năm sau đó và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

  • Ưu đãi về tiền thuê đất: doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất trong 7 năm.

  • Ưu đãi thuế xuất khẩu – nhập khẩu: doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu vực phi thuế quan nên không phải chịu thuế xuất khẩu và nhập khẩu.

Vừa rồi là những chia sẻ của CNSG về chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất. Ngoài đem đến những thông tin bổ ích về doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu. Chúng tôi còn sản xuất các mặt hàng xe nâng giúp di chuyển hàng hóa dễ dàng trong các khu doanh nghiệp. Quý khách có thể truy cập vào trang web xenangnhapkhau.com để tìm mua và đặt hàng nhanh chóng những sản phẩm xe nâng nhập khẩu chất lượng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số hotline 0987.115.148, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý khách.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.