Tìm hiểu về các loại bơ nấu ăn

Tìm hiểu về các loại bơ nấu ăn

Bơ nấu ăn có bao nhiêu loại và cách sử dụng ra sao. Loạt bài viết tìm hiểu về bơ này sẽ giúp bạn có tất cả kiến thức về bơ. Gọi là bơ nấu ăn để phân biệt với quả bơ.

Phân loại và phân biệt

Bơ có 2 loại là bơ động vật (tiếng Anh là Butter) và bơ thực vật (tiếng Anh là Margarine).

Đúng như tên gọi của nó, bơ động vật được làm từ sữa động vật còn bơ thực vật được làm từ dầu thực vật. Từ 2 loại chính này lại chia ra làm 2 loại là bơ lạt và bơ mặn. Nghĩa là cả bơ động vật và bơ thực vật đều có loại lạt và mặn. Sự khác nhau là bơ lạt không chứa muối còn bơ mặn thì có.

Bơ động vật ra đời trước, bơ thực vật ra đời sau và 2 loại này cạnh tranh nhau trên thị trường. Hiện nay bơ thực vật được tiêu thụ nhiều hơn. Đọc bài so sánh bơ động vật và bơ thực vật để biết chúng khác nhau ra sao và loại nào tốt cho sức khỏe hơn.

Các thương hiệu bơ trên thị trường có thể kể đến như bơ Tường An,  Meizan của Việt Nam,  bơ Anchor của New Zealand, bơ President của Pháp, bơ Cook & Bake Emborg của Bỉ …

Cách để phân biệt các loại bơ khi đi mua là đọc tên sản phẩm và thành phần các chất ghi trên bao bì. Ví dụ với bao bì tiếng Việt thì sẽ ghi là bơ thực vật hay bơ động vật, bơ lạt hay bơ mặn còn tiếng anh sẽ ghi là Butter (bơ động vật) hay Margarine (bơ thực vật) và Salt (loại mặn) hay Unsalted (loại lạt).

bơ lạt động vật anchor
Một loại bơ lạt động vật
bơ mặn động vật
Một loại bơ mặn động vật

Cách sử dụng

Béo béo, ngậy ngậy thơm thơm là cảm nhận khi ăn các món ăn sử dụng bơ. Bơ thường được dùng trong nấu ăn với 4 kiểu sau:

  • Thay thế hoặc kết hợp với dầu ăn khi làm các món chiên xào hoặc để nướng khi ăn đồ nướng.
  • Làm bánh kẹo
  • Quết lên bánh mì
  • Pha cà phê, được gọi là cà phê bơ.

Chọn loại bơ nào

Mỗi loại bơ của các hãng sẽ có sự khác nhau một chút về mùi thơm, độ béo, độ ngậy. Chọn loại bơ nào tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Chỉ có 1 lưu ý nhỏ là khi nấu các món ăn mà có sự yêu cầu khắt khe về tỉ lệ nguyên liệu (như là làm bánh) thì người ta hay dùng bơ lạt để không ảnh hưởng đến vị mặn nhạt của thành phẩm.