Tìm hiểu về các linh kiện điện tử cơ bản (Phần 1)
Tìm hiểu về các linh kiện điện tử cơ bản (Phần 1)
Nồi cơm điện, lò vi sóng, quạt điện, máy giặt,…là những vật dụng rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Thế nhưng ít ai biết rằng để tạo ra một thiết bị, vật dụng hữu ích như vậy nhà sản xuất phải sử dụng rất nhiều các linh kiện điện tử. Đó là những linh kiện gì? Bạn đã biết gì về những linh kiện điện tử này rồi? Theo dõi bài viết này và cùng cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic tìm hiểu về các linh kiện điện tử cơ bản bạn nhé!
Đầu tiên cùng xem linh kiện điện tử là gì mà nó lại có mặt trong hầu hết các thiết bị điện mà chúng ta thường dùng như vậy.
Linh kiện điện tử là gì?
Có nhiều cách hiểu khác nhau về linh kiện điện tử:
(1) Linh kiện điện tử là các phần tử rời rạc cơ bản có tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử.
(2) Linh kiện điện tử là một thành phần điện tử cơ bản có thể có trong một linh kiện riêng biệt (một thiết bị riêng lẻ hoặc một linh kiện rời rạc) có hai hay nhiều đầu nối điện. Những linh kiện này sẽ được kết nối với nhau, thường là bằng cách hàn vào một bảng mạch in, để tạo ra một mạch điện tử (một mạch riêng biệt) với một chức năng cụ thể (ví dụ như một bộ khuếch đại, máy thu radio, hoặc mạch dao động…).
(3) Nói một cách dễ hiểu những linh kiện mà khi ghép lại tạo nên mạch điện tử hay thiết bị điện tử được gọi là linh kiện điện tử.
Tầm quan trọng của linh kiện điện tử
Tầm quan trọng của linh kiện điện tử với thiết bị điện tử
Linh kiện điện tử là thành phần quan trọng nhất tạo nên các thiết bị, máy móc điện tử.
Linh kiện điện tử trong một CPU máy tính
Linh kiện điện tử trong máy điện thoại
Các thiết bị, máy móc không có các linh kiện điện tử thì không thể sử dụng điện để hoạt động được.
Các thiết bị điện tử khi bị hư một linh kiện điện tử bất kỳ thì có thể dẫn tới hoạt động sai hoặc không thể tiếp tục hoạt động. Và khi đó bạn buộc phải sửa chữa, thay thế linh kiện điện tử đó để tiếp tục sử dụng được thiết bị điện tử đó.
→ (1) Linh kiện điện tử là thành phần chính tạo nên các thiết bị điện tử. Nếu xem các thiết bị điện tử là con người thì linh kiện điện tử chính là bộ não, là xương sống.
Có thể bạn quan tâm: Sửa chữa điện tử công nghiệp tại Đà Nẵng
Tầm quan trọng của các thiết bị điện tử với đời sống và sản xuất
* Trong đời sống
Bạn cứ thử tưởng tượng, nếu không có các thiết bị điện tử thì vào trời nắng nóng bạn vẫn phải dùng quạt giấy để làm mát và phải nấu cơm bằng củi than, phải giặt áo quần bằng tay,… Các máy móc, thiết bị điện tử giúp cho cuộc sống của bạn đỡ vất vả hơn và tiện lợi hơn rất nhiều.
* Trong sản xuất
Những công việc tưởng chừng như đơn giản như nấu cơm, giặt đồ hay làm mát mà không có máy móc điện tử đã thấy bất tiện đến nhường nào rồi. Bạn hãy thử tưởng tượng một dây chuyền sản xuất, một công ty hằng ngày phải làm ra bao nhiêu sản phẩm mà không có sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc điện tử thì sẽ ra sao?
→ (2) Các thiết bị điện tử giúp cho cuộc sống con người tiện lợi hơn và sản xuất với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.
Từ (1) và (2) ta có thể thấy được linh kiện điện tử có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người.
Các bạn xem thêm ở bài viết: Tầm quan trọng của linh kiện điện tử trong ngành công nghiệp
Phân loại linh kiện điện tử
Nhìn bên ngoài thì bạn sẽ thấy một chiếc nồi cơm điện hay một chiếc máy quạt có vẻ rất đơn giản. Nhưng thật ra nó không đơn giản chút nào, bên trong nó bao gồm rất rất nhiều các linh kiện điện tử được mắc nối với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. Tương tự, các máy móc, thiết bị điện tử khác cũng vậy, càng hiện đại, càng tiện ích thì các linh kiện tạo nên nó càng nhiều và càng phức tạp. Do đó người ta phân loại các linh kiện điện tử này ra thành các nhóm để dễ kiểm soát và dễ thay thế, sửa chữa khi hư hỏng.
Có rất nhiều cách phân loại linh kiện điện tử, tuy nhiên cách mà cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic chuẩn bị giới thiệu với bạn sau đây là cách phổ biến nhất. Theo cách phân loại này, linh kiện được chia thành 3 loại chính:
Linh kiện điện tử chủ động
Linh kiện điện tử chủ động là loại linh kiện tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC để cho ra nguồn tín hiệu mới.
Trong mạch tương đương thì linh kiện điện tử chủ động được biểu diễn bằng một máy phát tín hiệu.
Một số linh kiện điện tử chủ động thường gặp như:
Linh kiện điện tử – Diode
Diode là linh kiện điện tử thụ động và phi tuyến, nó chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các tính chất của các chất bán dẫn.
* Cấu tạo:
Diode được chế tạo bởi hợp chất giữa Silic, Photpho và Bori. 3 nguyên tố này được pha tạp với nhau tạo ra hai lớp bán dẫn loại P và loại N được tiếp xúc với nhau.
Cấu tạo của diode – linh kiện điện tử Vietnic
* Ký hiệu và hình dạng của Diode:
Diode có ký hiệu và hình dáng như sau:
Ký hiệu và hình dáng của Diode – cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic
* Ứng dụng của Diode
Diode thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch ghim áp phân cực cho transistor hoạt động…
* Một số loại Diode thường dùng
+ Diode Zener (Diode ổn áp)
Ví dụ:
Linh kiện điện tử Vietnic – Diode zener 1W (3.3V –> 36V)
+ Diode thu quang (Photodiode)
+ Diode phát quang
Ví dụ:
+ Diode biến dung
+ Diode xung
Ví dụ:
Linh kiện điện tử – Diode FR208
+ Diode chỉnh lưu
Ví dụ:
Diode chỉnh lưu cầu 25A D25xB80 D25xB60
+ Diode Schottky
Ví dụ:
Xem thêm tại bài viết: Khái niệm, cấu tạo, hoạt động và cách phân cực cho Diode
Linh kiện điện tử – Transistor
Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.
* Tầm quan trọng của transistor
Transistor là chìa khóa cho hầu hết các hoạt động của các thiết bị điện tử hiện đại, từ các bộ vi xử lý cao cấp đến những cục sạc điện thoại mà bạn thường dùng hằng ngày.
* Phân loại transistor
Có 3 loại transistor chính:
+ Transistor lưỡng cực (BJT)
Ví dụ:
2SC1815 C1815 – 50V 0.15A – linh kiện điện tử Vietnic
+ Transistor hiệu ứng trường (FET, MOSFET)
Ví dụ:
IGBT 25N120 – cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic
+ Transistor mối đơn cực – UJT
Có thể bạn quan tâm: Transistor là gì? Có bao nhiêu loại transistor?
Linh kiện điện tử bị động
Linh kiện điện tử bị động là linh kiện điện tử có thể hoạt động mà không cần cung cấp nguồn điện.
Linh kiện điện tử bị động có quan hệ tuyến tính với điện áp, dòng, tần số.
Một số loại linh kiện điện tử bị động thường gặp như:
Linh kiện điện tử – Điện trở
Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.
* Cấu tạo
Điện trở được làm từ hợp chất cacbon và kim loại. Tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.
* Hình dáng và ký hiệu
+ Hình dạng: Trong thiết bị điện tử điện trở có hình dạng như sau:
+ Ký hiệu của điện trở:
* Phân loại điện trở
Có nhiều cách phân loại điện trở, cách được sử dụng phổ biến nhất là phân loại theo chức năng của điện trở. Theo cách phân loại này có các loại điện trở như sau:
+ Điện trở chính xác
Ví dụ:
Linh kiện điện tử – Điện trở 0.22R – 1W/200PCS
+ Điện trở nóng chảy
Ví dụ:
Điện trở nóng chảy – linh kiện điện tử Vietnic
+ Điện trở nhiệt
Ví dụ:
Điện trở nhiệt NTC 10D-20 NTC47D NTC47
+ Điện trở quang
Ví dụ:
Quang trở GL5626 – linh kiện điện tử Vietnic
* Ứng dụng của điện trở
Điện trở có mặt ở trong mọi thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được trong mạch điện.
Điện trở thường được dùng để hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, điều chỉnh mức độ tín hiệu, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.
Các bạn xem thêm về linh kiện điện tử điện trở tại đây.
Linh kiện điện tử – Tụ điện
Tụ điện là một thiết bị có khả năng chứa điện tích và phóng ra điện tích khi cần.
* Cấu tạo của tụ điện
Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi.
Cấu tạo của tụ gốm
* Kí hiệu và hình dạng của tụ điện
Kí hiệu:Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor).
Hình dáng thực tế của tụ điện:
Tụ gốm
* Phân loại tụ điện
Có 3 loại tụ điện:
+ Tụ không phân cực: bao gồm tụ gốm, tụ giấy và tụ mica
Ví dụ:
Tụ GỐM 104 – sản phẩm của cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic
Linh kiện điện tử – Tụ giấy cao áp 330nF/250V
Tụ mica
+ Tụ phân cực: tụ hóa
Ví dụ:
Tụ 1000UF – 35V – sản phẩm của cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic
+ Tụ xoay
Ví dụ:
* Ứng dụng của tụ điện
Tụ điện là một trong những linh kiện điện tử thụ động phổ biến nhất trong các mạch điện. Nó được dùng để:
+ Làm linh kiện để ổn định điện áp trong các bo mạch nguồn.
+ Tụ điện là một linh kiện quan trọng trong các mạch tạo xung, tạo dao động
+ Tụ điện được dùng trong các mạch nguồn, mạch sạc vợt muỗi, mạch giảm tốc độ quạt,…
+ Tụ điện dùng để tạo độ lệch pha giữa hai cuộn dây trong động cơ xoay chiều một pha, quạt, máy bơm nước,…
Có thể bạn quan tâm: Linh kiện điện tử – Tụ điện. Giới thiệu và Ứng dụng trong thực tế
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu sơ qua về linh kiện điện tử và một số loại linh kiện điện tử cơ bản. Ở phần 1 này, bạn đã biết được tầm quan trọng của linh kiện điện tử, bạn cũng đã được chia sẻ về 2 loại linh kiện điện tử chủ động: diode, transistor và 2 linh kiện điện tử thụ động: điện trở, tụ điện. Phần 2 sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn các linh kiện điện tử còn lại và cách bảo quản linh kiện điện tử cũng như hướng dẫn bạn cách kiểm tra linh kiện điện tử đã hư hay còn tốt. Các bạn nhớ đón xem nhé!
Xem thêm các bài viết hữu ích:
1. Giới thiệu về Arduino và ứng dụng arduino
2. Hướng dẫn cách làm biển quảng cáo led
3. Cùng linh kiện điện tử Vietnic tìm hiểu vai trò của sửa chữa điện tử công nghiệp
4. Linh kiện điện tử Vietnic hướng dẫn chọn biến tần cho ứng dụng thực tế
5. Vietnic giới thiệu project điều khiển các thiết bị trong nhà với ESP8266