Tìm hiểu về bằng lái xe Ô TÔ gồm những bằng gì ?- Trung Tâm Nam Tiến

Tìm hiểu về bằng lái xe Ô TÔ gồm những bằng gì ?- Trung Tâm Nam Tiến

Tìm hiểu về bằng lái xe Ô TÔ gồm những bằng gì ?- Trung Tâm Nam Tiến sẽ cung cấp đến cho bạn kiến thức về tất cả các loại bằng lái xe ô tô.

Tim Hieu Ve Bang Lai Xe O To

Sau đây là bài viết của Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Nam Tiến sẽ cung cấp kiến thức cho bạn về tất cả các bằng lái xe ô tô ở Việt Nam mà bạn đang mong muốn tìm hiểu trước khi muốn lựa chọn để đăng ký học một khóa học lái xe mà bạn mong muốn học.

Tìm hiểu về bằng lái xe ô tô gồm những bằng gì? 

+ Bằng lái xe ô tô bao gồm: các hạng B1, B2, C, D, E và F.

Tham khảo thêm bài viết: >> Học lái xe ô tô Hà Nội  <<

Bạn cần điều kiện gì để có thể học và thi lấy bằng lái xe ô tô?

+ Điều kiện để bạn có thể đăng kí học và thi lấy bằng lái xe ô tô là:

– Bạn phải có đủ tuổi yêu cầu theo quy định để được học bằng lái xe ô tô.

– Bạn phải có giấy khám sức khỏe chứng nhận đủ điều kiện được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

– Bạn phải có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn hạn sử dụng.

– Nếu bạn là nước ngoài thì phải có giấy phép phù hợp. Liên hệ để được trao đổi chi tiết.

– Các bằng lái: D, E và F bắt buộc phải nâng hạng. Từ B2 hoặc C lên D, Từ D Lên E, Từ E lên F.

Thông tin thêm về bằng lái xe ô tô ?

+ Bằng lái xe ô tô là bằng được cấp theo tùy từng hạng lái xe theo quy định của của Bộ Giao Thông Vận Tải, tùy vào nhu cầu của người học.

+ Theo quy định của bộ giao thông vận tải những bằng lái các hạng cao hơn đều có thể lái được các dưới bằng đó.

+ Bằng lái xe ô tô B1, B2, C có thể học luôn khi đủ điều kiện.

+ Bằng lái xe ô tô D, E và F là các bằng bắt buộc phải nâng hạng.

Lưu ý: Bạn hãy đọc kỹ chi tiết về các bằng dưới đây để giúp bạn lựa chọn chính xác bằng mà bạn có nhu cầu và mong muốn học.

Xem thêm:> Tìm hiểu chi tiết về các loại bằng lái xe máy <

Tìm hiểu về bằng lái xe ô tô chi tiết nhất và đầy đủ nhất.

1.Bằng lái xe ô tô hạng B1 là gì?

– Bằng lái xe ô tô B1 là bằng:

  • Đây là bằng phổ biến nhiều người học vì rễ học và thi lấy bằng.
  • Giấy phép lái xe Hạng B1 (Số tự động) cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ô tô con số tự động đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải dưới 3500kg và ô tô chở người khuyết tật.
  •  Đây là bằng không được phép hành nghề kinh doanh vận tải, như các bằng B2, C, D, E và F thì có được phép.
  •  Bằng này không được phép lái bất cứ bất kỳ hạng ô tô nào trên nó và chỉ được lái xe được quy định ở hạng B1 thôi và các hạng lái xe máy.
  •  Người đủ 18 tuổi trở lên và điều kiện sức khỏe thật tốt sẽ đủ điều kiện học được bằng này.
  • Bằng lái xe ô tô hạng B1 có thời hạn 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ tính từ ngày cấp, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe. Thời hạn đổi bằng là sau 10 năm đổi lại 1 lần.

Hoc Lai Xe ô Tô B1 Tai Ha Noi

Xem thêm bài viết: >> Học lái xe ô tô B1 Hà Nội <<

2. Bằng lái xe ô tô hạng B2 là gì?

– Bằng lái xe ô tô B2 là bằng:

  • Đây cũng là bằng học phổ biến dành cho những người muốn đi làm kiếm tiền.
  • Giấy phép lái xe Hạng B2 (Số Sàn) cấp cho người được phép hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ô tô con số tự động và số sàn đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải dưới 3500kg và ô tô chở người khuyết tật.

  • Bằng lái xe B2 được nhà nước quy định mở rộng từ bằng lái B1. Vì vậy bằng B2 có thể lái được xe được quy định ở hạng B1.
  • Học viên hoàn toàn có thể học lái xe và thi luôn giấy phép lái xe B2 mà không cần phải thi qua bằng lái xe B1 tùy theo nhu cầu của người học.
  • Người đủ 18 tuổi trở lên và điều kiện sức khỏe thật tốt sẽ đủ điều kiện học được bằng này.
  • Bằng lái xe ô tô hạng B2 có thời hạn 10 năm tính từ ngày cấp. Quá 10 năm, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe.

Hoc Lai Xe O To B2 O Ha Noi

Xem thêm bài viết: >> Học lái xe ô tô B2 Hà Nội  <<

3. Bằng lái xe ô tô hạng C là gì?

– Bằng lái xe ô tô hạng C là bằng:

+ Giấy phép lái xe hạng C được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe ô tô con từ 4 đến 9 chỗ, xe tải, tải chuyên dùng, ô tô chuyên dụng hoặc máy kéo kéo theo rơ – moóc có trọng tải từ 3.500Kg trở lên và các loại xe đã được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2.

+ Bằng lái xe ô tô hạng C cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô tải (cả ô tô tải chuyên dùng), ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên, máy kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên.

+ Độ tuổi học bằng lái xe hạng C là 21 tuổi tính đến ngày thi sát hạch. Người học bằng lái xe ô tô hạng C phải có đủ sức khỏe theo quy định.

+ Bằng lái xe ô tô hạng C có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Quá 5 năm, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe.

+ Ngoài ra, độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Hoc Lai Xe O To Hang C Tai Ha Noi

Xem thêm bài viết: >> Học lái xe ô tô hạng C Hà Nội <<

4. Bằng lái xe ô tô hạng D là gì?

– Bằng lái xe ô tô hạng D là bằng:

+ Bằng lái xe ô tô hạng D theo quy định được quyền điều khiển các phương tiện quy định ở bằng lái xe ô tô hạng B, C và xe ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi.

+ Bằng lái xe ô tô hạng D là bằng lái xe hạng cao, để học và thi bằng lái xe ô tô hạng D bạn phải có đủ 100km lái xe an toàn và kinh nghiệm lái xe là 3-5 năm .

+ Điều kiện để được nâng dấu lên bằng lái xe ô tô hạng D là phải đủ 24 tuổi.

+ Để được nâng dấu lên bằng lái xe ô tô hạng D người lái xe phải có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên.

+ Do tính chất pháp lý bằng lái xe ô tô hạng D cho phép điều khiển xe ô tô chở 10 người trở lên nên giấy phép lái xe ô tô hạng D có yêu cầu cao hơn các hạng B , C . Người thi  bằng lái xe ô tô hạng D yêu cầu phải có kinh nghiệm lái xe và số km lái xe an toàn do đó không thể học bằng lái xe ô tô hạng D , E trực tiếp mà phải làm thủ tục nâng hạng bằng lái xe từ hạng B hoặc C lên hạng D và E.

+ Nếu muốn có bằng lái xe ô tô hạng D bạn cần phải có bằng lái xe ô tô hạng B2 hoặc hạng C và sẽ theo hình thức nâng hạng để có bằng lái xe ô tô hạng D .

+ Để nâng dấu bằng lái xe ô tô từ hạng B lên hạng D người lái xe cần có kinh nghiệm 5 năm lái xe và số km lái xe an toàn là 100.000km.

+ Có bằng lái xe hạng B2, C còn thời hạn sử dụng.

+ Ngoài ra, độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

+ Bằng lái xe ô tô hạng D có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Quá 5 năm, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe.

Nang Hang Giay Phep Lai Xe

Xem thêm bài viết: >> Nâng hạng giấy phép lái xe <<

5. Bằng lái xe ô tô hạng E là gì?

– Bằng lái xe ô tô hạng E là bằng:

+ Bằng lái xe hạng E (gọi tắt là bằng E) là loại bằng lái xe cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, máy kéo kéo một rơ moóc, các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2, C, D.

+ Người sở hữu bằng lái xe hạng E được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe điều khiển các loại phương tiện như: xe ô tô khách (kể cả ô tô khách cỡ lớn, 45 chỗ ngồi), xe du lịch, xe khách giường nằm, xe buýt, xe tải, xe taxi, xe bán tải.

+ Bằng E là loại bằng lái xe cấp cao, điều khiển những loại xe lớn, trọng tải thiết kế nặng, vì thế các tiêu chí và điều kiện để được sở hữu bằng E cũng cao hơn các loại bằng thấp hơn là B2 hay C. Vì thế, bạn không thể học – thi trực tiếp để được cấp bằng mà phải đáp ứng số năm kinh nghiệm lái xe và số km lái xe an toàn tương ứng theo quy định, tức đảm bảo được kinh nghiệm và kỹ thuật lái xe an toàn, tay lái tốt… thì mới đủ điều kiện đăng ký nâng hạng bằng lái xe 1 dấu (từ D lên E) hoặc nâng hạng 2 dấu (từ C lên E).

+ Bạn là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc/ học tập hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 24 tuổi trở lên tính đến ngày thi sát hạch

+ Có từ đủ 5 năm kinh nghiệm lái xe và 100.000km lái xe an toàn nếu nâng hạng từ D lên E; đủ 3 năm kinh nghiệm lái xe và 50.000km lái xe an toàn nếu nâng hạng từ C lên E.

+ Có trình độ học vấn tối thiểu từ cấp THCS trở lên

+ Có bằng lái xe hạng B2, C, D còn thời hạn sử dụng.

+ Ngoài ra, độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

+ Bằng lái xe ô tô hạng E có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Quá 5 năm, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe.

Thi Lay Bang

Xem thêm: >>Cấp đổi bằng lái xe ô tô <<

6. Bằng lái xe ô tô hạng F là gì?

– Bằng lái xe ô tô hạng F là bằng:

       Bằng lái xe hạng F là loại bằng được cấp cho người đã có bằng lái xe hạng B2, C, D hoặc E để điều khiển các ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 7.500kg, sơ mi rơ moóc và ô tô khách nối toa được quy định cụ thể như sau:

+ Bằng lái xe ô tô hạng F có thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp. Quá 5 năm, người sở hữu bằng lái phải làm thủ tục đổi bằng lái xe.

*Bằng FB2 lái được các loại xe gì?

+ Bằng FB2 được cấp cho người điều khiển các phương tiện được quy định cho bằng lái xe B2 có kéo rơ moóc và các phương tiện được quy định cho bằng B1 và B2 bao gồm:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

* Bằng FC lái được các loại xe gì?

+ Bằng FC được cấp cho người điều khiển các phương tiện được quy định cho bằng lái xe hạng C có kéo rơ moóc và các phương tiện được quy định cho bằng B1, B2, C và FB2 bao gồm:

+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng kể cả loại có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg và loại trên 3500kg.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc bao gồm loại có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg và loại trên 3500kg.

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

*Bằng FD lái được các loại xe gì?

+ Bằng FD được cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định cho bằng lái xe hạng D kéo rơ moóc và các phương tiện quy định cho bằng B1, B2, C, D và FB2 bao gồm:

+ Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

+ Máy kéo kéo một rơ moóc kể cả loại có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg và từ 3.500kg trở lên.

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên.

*Bằng FE lái được các loại xe gì?

+ Bằng FE được cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định cho bằng lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe ô tô chở khách nối toa, các loại xe được quy định cho bằng  B1, B2, C, D, E, FB2 và FD bao gồm:

+ Ô tô chở người bao gồm loại dưới 9 chỗ, từ 10 đến 30 chỗ và trên 30 chỗ ngồi

+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg và trên 3.500kg

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg và trên 3.500kg

+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.

– Bằng lái xe hạng F có thời hạn là 05 năm kể từ ngày cấp.

*Điều kiện đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi học:

+ Bằng FB2: đủ 21 tuổi trở lên.

+ Bằng FC: đủ 24 tuổi trở lên.

+ Bằng FD: đủ 27 tuổi trở lên.

+ Bằng FE: đủ 27 tuổi trở lên.

Đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của nhà nước.

Ngoài ra, độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

    Bằng F không thể học và thi trực tiếp mà phải thi nâng hạng từ các bằng B2, C, D và E. Tùy vào trường hợp nâng bằng từ bằng nào lên bằng F, sẽ có những điều kiện khác nhau cho người lái xe.

Cam kết đến bạn sau khi học xong khóa học lái xe ô tô tại Hà Nội của cơ sở Nam Tiến.

  1. Cam kết sau khi Học lái xe ô tô tại Hà Nội với Nam Tiến sẽ thi là đỗ, lấy bằng thật 100%.
  2. Kết thúc khóa học lái xe ô tô tại Hà Hội của Nam Tiến, bạn sẽ tự tin, lái xe an toàn khi tham gia giao thông.
  3. Trong quá trình đào tạo, giáo viên sẽ dạy cách giải quyết tình huống an toàn, hiểu luật giao thông đường bộ Việt Nam.
  4. Giáo viên đào tạo tâm huyết, nhiều năm kinh nghiệm.
  5. Cam kết không phát sinh chi phí trong khóa học.
  •  

    0927.679.222 

    Liên hệ: 

    Zalo

     hoặc  facebook.

    HotlineLiên hệ:hoặc

  •  Trực Tiếp:

    •  Cơ sở 1: 

      Số 34 , Trần Quý Kiên, Quận Cầu Giấy , Hà Nội.

    •  Cơ sở 2: 

      Khu 7 , Thị Trấn Trạm Trôi , Hoài Đức , Hà Nội.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết “Tìm hiểu về bằng lái ô tô gồm những gì?” của Trung tâm đào tạo lái xe Nam Tiến  . Nếu các bạn có nhu cầu học lái xe hãy liên hệ với chúng tôi một cách nhanh chóng nhất để được tư vấn và được hưởng các ưu đãi đặc biệt dành cho các bạn.