Tìm hiểu về Tết Trung thu truyền thống của Việt Nam

Tết Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt được diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch (Rằm Trung thu) hàng năm. Nhiều người nghĩ rằng Tết Trung thu chỉ là ngày của thiếu nhi, tuy nhiên có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải tìm hiểu để có thể biết chi tiết hơn về ngày lễ ý nghĩa này của dân tộc. Do đó, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của SATO nhé.

Xem thêm:

=> Cách làm bánh nướng Trung thu đơn giản bằng nồi cơm điện

Tìm hiểu về Tết Trung thu truyền thống của Việt Nam 1

Tết Trung thu không chỉ là ngày dành cho trẻ nhỏ mà đây còn là dịp để chúng ta bày tỏ sự thành kính, báo hiếu, biết ơn, ngày của tình thân hữu, của đoàn tụ gia đình… vv. Tết Trung thu còn được gọi là “Tết trông trăng”, vào ngày này, trẻ em rất mong đợi để được người lớn tặng đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân… rồi đến bánh nướng, bánh dẻo. Ở Việt Nam thường tổ chức bày cỗ, trông trăng gồm có bánh nướng – bánh dẻo, mía, hoa quả với màu sắc sặc sỡ… Tại thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát và đi xung quanh mâm cỗ bày trước sân, vừa ngắm trăng phá cỗ. Ngoài ra, ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em nhỏ được vui chơi thoả thích hơn nữa.
* Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu
Theo phong tục của người Việt, vào dịp này, bố mẹ sẽ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm đủ thứ đèn lồng thắp bằng nến để trẻ em rước đèn. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể, vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh nướng – bánh dẻo, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác tùy theo tập tục từng nơi.

Tìm hiểu về Tết Trung thu truyền thống của Việt Nam 2

Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp tết này, còn người Việt hay múa sư tử hoặc múa lân bởi người Việt quan niệm con lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xa xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, ngày tết này còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Người ta có quan niệm nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tơ tằm, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Tìm hiểu về Tết Trung thu truyền thống của Việt Nam 3

Tết Trung Thu là tết của trẻ em, ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn nổi bật với những cỗ đèn muôn màu sắc và hình thù khác nhau với những chiếc bánh dẻo, bánh nướng mà người ta gọi là bánh Trung Thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng. Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống… sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi dạo ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi ngày rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt khắp làng xóm. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra, trong đó người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em, các hoạt động đều rất náo nhiệt.

Tìm hiểu về Tết Trung thu truyền thống của Việt Nam 4

Làm bánh nướng bằng nồi cơm điện chất lượng

Bạn có muốn tự tay chế biến món bánh nướng thơm ngon cho dịp Trung thu sắp tới của gia đình mình không? SATO sẽ chỉ cho bạn cách làm bánh nướng Trung thu đơn giản bằng nồi cơm điện, đảm bảo ngon không kém ngoài hàng qua link gắn phía trên.
Qua bài viết trên đây bạn đã có thể hiểu chi tiết về ngày Tết Trung thu của người Việt rồi, SATO chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe và đón một mùa Trung thu vui vẻ, hạnh phúc bên người thân của mình nhé.

SATO