Tìm hiểu về Mẹ Quan Âm Bồ Tát. Cách cúng và văn khấn đầy đủ nhất 2022
Trong tín ngưỡng dân gian từ xưa đến nay, việc thờ cúng gia tiên, Thần Tài – Ông Địa hay Mẹ Quan Âm Bồ Tát đã trở thành những nét đặc trưng trong văn hóa người Việt. Mẹ Quan Âm Bồ Tát có vị trí quan trọng trong Phật giáo, nhất là Phật giáo Đại thừa. Ngoài các không gian chùa, tu viện, Mẹ Quan Âm cũng được nhiều Phật Tử thỉnh tượng về thờ tại gia. Nhưng lại rất ít người biết rõ cách cúng và khấn vái Mẹ Quan Âm Bồ Tát thế nào cho đúng nhất. Vậy nên hôm nay hãy cùng Nhang Phúc Lộc tìm hiểu tường tận nhé !!
Mẹ Quan Âm Bồ Tát là ai?
Mẹ Quan Âm Bồ Tát tiếng Phạn gọi là Avalokitesvara, nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Sau này, dân gian Trung Quốc tránh không gọi chữ Thế, chỉ còn Mẹ Quan Âm vì phạm húy với vua Lý Thế Dân nhà Đường.
Theo Kinh Bi Hoa, Ngài vốn là Thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật. Thái tử tin nghe theo Vua cha mà thành tâm nguyện cầu cả đời quán sát chúng sinh, cứu độ những con người lâm vào đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Ngài, ban Phật hiệu “Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai”.
Tới thời điểm hiện tại có rất nhiều truyền thuyết khác nhau kể về cuộc đời của Mẹ Quan Âm Bồ Tát. Tuy nhiên tại Việt Nam, Mẹ Quan Âm Thị Kính và Mẹ Quan Âm Diệu Thiện là hai truyền thuyết quen thuộc khi nhắc tới truyền thuyết về Mẹ Quan Âm Bồ Tát nhất.
Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngài, nhưng Mẹ Quan Âm Bồ Tát chính là hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ của chúng sanh. Người dân thường cúng dường Mẹ Quan Âm vào ngày vía, hay ngày rằm, mùng 1 hoặc những ngày đặc biệt của Mẹ,…
Ý nghĩa của việc thờ phụng Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Tượng Mẹ Quan Âm Bồ Tát thường được đặt ở vị trí quan trọng, nơi có không gian thanh tịnh. Vào mỗi dịp đặc biệt, hay những khi con người lâm vào một sự việc cấp thiết, người ta sẽ thành tâm dâng lễ, nguyện cầu được hóa giải.
Vị Bồ Tát có tấm lòng tại thế gian, theo dõi vạn vật để hóa giải mọi lầm than, dẫn dắt con người về đường hướng thiện. Cá thể Ngài thành một tượng Phật, thỉnh về thờ phụng là việc thể hiện sự thành kính. Mẹ Quan Âm Bồ Tát biểu thị cho tinh thần đại bi. Đây cũng là đặc trưng cho tinh thần “Giác tha” của đạo Phật.
Tượng mẹ quan âm bồ tát
Ngài chiếu khắp cõi chúng sinh để cứu độ những người đau khổ. Tìm những tiếng kêu oán thán của muôn loài, giác ngộ chúng sanh thoát khỏi cõi u minh. Ngài cũng là vị Bồ Tát che chở cho những người phụ nữ sắp sinh nở, giúp họ bình an qua khỏi. Những ai cầu con trai, hay hiếm muộn Ngài ban phước cho có đinh tử.
Đôi khi, chỉ cần ngắm nhìn tượng Ngài, sẽ làm cho lòng thanh tĩnh, dẫn lối tư tưởng về đúng mực, tránh có quyết định sai lầm.
Cách cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát tại nhà
Để có được cách thờ cúng Mẹ Quan Âm tại nhà đúng theo lễ nghi, phong tục, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: Lựa chọn hướng đặt bàn, ngày cúng, cách bày trí và cả việc chuẩn bị văn khấn sao cho thành tâm, hợp lễ.
Hướng đặt bàn thờ Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Hướng tốt nhất để bạn đặt bàn thờ Mẹ Quan Âm là phía hướng ra cửa chính/cửa sổ lớn hoặc ban công của ngôi nhà.
Bạn cũng cần phải đảm bảo hướng nhìn của Mẹ Quan Âm không bị bất cứ vật gì che chắn làm ảnh hưởng. Như vậy, vừa có thể duy trì được sự tôn nghiêm và đáp ứng các yếu tố về mặt phong thủy
Bên cạnh đó, đặt bàn thờ cũng cần phù hợp tuổi mệnh gia chủ và các yếu tố về phong thủy tạo sự hài hòa, thuận tiện hơn cho việc thờ cúng thường xuyên trong gia đình.
Hướng dẫn cách bày trí bàn thờ Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Một điều quan trọng khi thờ cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát mà bạn cần quan tâm là việc sắp xếp, bài trí bàn thờ.
Chính giữa của bàn thờ là tượng Phật và theo cùng là một bát hương dưới chân Phật. Hai bên của nơi thờ tự là hai cây đèn và ở hai bên đèn là hai ly nước sạch. Hai bên ở phía sau sẽ là 2 bình hoa cùng 2 đĩa hoa quả. Đây là cách sắp xếp đúng nhất cho bàn thờ Mẹ Quan Âm Bồ Tát.
Bàn thờ Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Hướng dẫn cách cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Sau khi chuẩn bị lễ vật, sắp xếp bàn thờ Phật, gia chủ tiến hành dâng hương lên Phật. Lưu ý: trước khi dâng hương, gia chủ cần kiêng giới, ăn chay và làm nhiều việc thiện để thể hiện cái tâm và giúp việc thờ cúng được diễn ra thuận lợi, linh thiêng.
Vào mỗi buổi sáng, gia chủ mặc áo tràng và quỳ trước bàn thờ Phật, thắp một nén hương và đánh 3 tiếng chuông sau đó lạy ba lạy.
Vào mỗi tối, gia chủ sau khi vệ sinh tắm rửa, lên bàn thờ Mẹ Quan Âm thắp ba nén nhang và đánh 1 hoặc 3 tiếng chuông. Trường hợp đọc kinh thì nên đọc bài kinh thờ Phật.
Trên đây là cách thực hiện việc thờ cúng mẹ Mẹ Quan Âm mỗi ngày tại nhà chuẩn nhất theo phong tục, lễ nghi.
Lưu ý: Trong cách cúng mẹ Mẹ Quan Âm tại nhà gia chủ cũng cần chú ý một vài điểm sau:
- Hai ly nước trên bàn thờ phải được thay thường xuyên. Nước dùng là nước lọc, tinh khiết.
- Nên lấy tàn nhang trên bàn thờ hàng ngày. Vệ sinh bàn thờ thường xuyên và không để nơi thờ cúng bẩn.
- Không nên thờ Phật và để hình Phật trong phòng ngủ, nên thờ và đặt ở những nơi linh thiêng trong gia đình.
- Không nên đặt bàn thờ Phật ngang hoặc nằm dưới bàn thờ gia tiên trong gia đình.
Mâm lễ cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát gồm những gì?
Mẹ Quan Âm Bồ Tát vốn xuất thân là người nhà Phật. Vì thế, đồ cúng lễ gia chủ cần chuẩn bị phải là đồ chay, không cần quá cầu kì mà phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình. Dưới đây là một mâm cúng lễ đơn giản tại nhà.
- Nhang hương
- Hoa tươi (nên chọn hoa huệ, hoa cúc vàng, hoa sen,…)
- Hoa quả tươi (nên chọn những loại quả có thân hình tròn, căng mọng và màu sắc tươi sáng như cam, bưởi, lê, quýt,…)
- Bánh kẹo, phẩm oản
- Đĩa xôi chay
Ngày cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Thờ cúng Mẹ Quan Âm Bồ Tát gia chủ cũng cần quan tâm nhiều đến những ngày cúng mẹ Mẹ Quan Âm.
Người Việt thường thực hiện nghi lễ thờ cúng vào 3 ngày: 12/2 âm lịch, 19/6 âm lịch và 19/9 âm lịch – ngày vía Mẹ Quan Âm. Những ngày này được biết lần lượt là ngày sinh của Mẹ Quan Âm, ngày Mẹ Quan Âm xuất gia và ngày người thành Phật.
Cách cúng và văn khấn Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Văn khấn Mẹ Quan Âm Bồ Tát
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.
Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Con xin cung kính lễ lạy:
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,
Tam Bảo khắp mười phương (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát (2 lần)
Tri ân
Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát. Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân (1 lạy).
Cầu an
Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.
Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (1 lạy).
Cầu siêu
Con cũng thanh tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.
Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,
Những vong linh con đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ,
Cho những vong linh tên: …
Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ (1 lạy)
Sám hối
Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con đã gây tạo trong kiếp sống hiện tại.
Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do bởi Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.
Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, từ tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).
Hồi Hướng/ Phát Nguyện
Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.
Con xin hồi hướng, chia sẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân (tên)… Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.
Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.
Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy).
Tham khảo thêm: Cách cúng Thần Tài đầy đủ nhất 2021