Tìm hiểu thêm về bón phân cho rau, củ, quả trồng tại nhà

Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dụng cụ trồng rau sạch… đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Hiện nay, trồng rau sạch trên sân thượng hay ban công không còn xa lạ với mỗi gia đình. Ai cũng muốn sở hữu một vườn rau sạch tại nhà. Tuy nhiên, hiện tại (2015) việc trồng rau cách khoa học tổng hợp như sử dụng:
Tháp rau[tooltip url=”http://www.thaprau.com/2015/08/gioi-thieu.html” title=”(?)”]Trồng rau xếp tầng bằng phương pháp thổ canh ủ hữu cơ tự động[/tooltip], thủy canh[tooltip title=”(?)”]Dùng dung dịch dinh dưỡng tổng hợp, không dùng đất[/tooltip], hay Aquaponics[tooltip title=”(?)”]Mô hình vừa nuôi cá vừa trồng rau[/tooltip]… còn chưa phổ biến. Người dân phố thị vẫn cơ bản áp dụng cách trồng thổ canh truyền thống với thùng xốp, chậu nhựa.

Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dụng cụ trồng rau sạch… đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Việc bón phân đúng cách đòi hỏi người trồng phải có sự hiểu biết về các loại phân cũng như liều lượng dùng để cây phát triển an toàn.

1. Kiến thức căn bản

– Người trồng rau cần trang bị chút kiến thức, hiểu biết về cây rau mình canh tác, loại phân bón mình định dùng để từ đó sử dụng phân bón cho cây trồng được hợp lý. Ví dụ như rau ăn lá thì cần hàm lượng đạm (đa lượng) là chính, còn trung, vi lượng như Mg, Mn, Zn, S, K… thì cần ít. Do đó đa phần chỉ cần bón phân hữu cơ là đủ. Ngoài ra để đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, chỉ cần bổ sung một chút phân lân và kali. Đối với rau ăn củ, quả như đậu đỗ các loại, cà chua, khoai tây, khoai lang, bầu, bí, mướp… thì ngoài hàm lượng đạm ra, còn cần một lượng lớn lân và đặc biệt là kali.

+ Lân thì cần cho giai đoạn ra hoa, đậu quả, tham gia vào các quá trình quang hợp,…

+ Kali chống rụng quả,…

– Nếu phải sử dụng phân vô cơ thì phải chọn phân có hàm lượng N, P hay K không được thấp dưới mức tối thiểu 5%. Nếu thấp hơn mức này có thể được xếp là các loại phân khoáng. 

– Ưu điểm của phân bón hữu cơ là không làm chai đất, đất ít bị rửa trôi và có chứa nhiều nguồn đạm hữu ích. Nhược điểm là có chi phí cao tính theo hàm lượng đạm. 

Phân hữu cơ trùn quế

– Ưu điểm phân vô cơ là chi phí sản xuất thấp, cây trồng dễ hấp thụ nhưng lại có nhược điểm là gây tổn thất nhanh, làm nghèo đất và gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Riêng phân đạm, loại phân bón khá phổ biến có thể được phân thành 2 loại, một là loại hòa tan nhanh hoặc ngấm nhanh và hai là hòa tan chậm và ngấm chậm. Phân đạm tan nhanh là phân được sản xuất từ các muối vô cơ dễ hòa tan như sunfat amon, nitratamon, phôtphát amon và nitrat amon. Trên thị trường bày bán một số loại phân vô cơ có tên thương hiệu uy tín như: phân DAP, phân Ure, Phân NPK, phân lân…

– Sử dụng phân đạm không hợp lý có thể gây ô nhiễm nguồn đất và nước. Để hạn chế nên bón thành đợt riêng, mỗi đợt cách nhau 2-3 tuần kết hợp với tưới tiêu hợp lý để hạn chế bay hơi hoặc làm nghèo đất. Cần chú ý thời gian cách li để không còn dư lượng đạm trong rau thu hoạch.

2. Chọn loại phân bón  

– Phân bón có thể được phân thành nhóm hữu cơ và vô cơ. Phân hữu cơ thường có gốc từ sản phẩm phụ, xác động thực vật, các cơ cấu sống, còn phân vô cơ là loại phân bón tổng hợp (phân hóa học). Về cơ bản nguồn đạm của 2 loại phân này không khác nhau đối với cây trồng.

– Cách trồng rau truyền thống thường sử dụng cả phân hữu cơ và vô cơ. Một số phân hữu cơ thường dùng là phân cá, phân bò, phân bánh dầu, phân trùn quế,… Đặc điểm chung của các loại phân này là hàm lượng đạm tương đối nhiều nên sử dụng trong trồng rau ăn lá hoặc giai đoạn đầu của các loại cây trồng rất tốt.

Phân đạm (vô cơ)

3. Bón hợp lý, cân đối

– Cần biết tương đối cụ thể từng giai đoạn phát triển của cây để bón phân hợp lý cho cây trồng. Ví dụ như giai đoạn phát triển thân lá thì cây cần gì, giai đoạn ra hoa, đẻ nhánh cây cần gì, giai đoạn dưỡng quả cây cần gì. (Tham khảo các sách khuyến nông, các hướng dẫn kỹ thuật trồng để tìm ra được hàm lượng N P K hợp lý của từng loại cây trồng).

– Để quyết định lượng phân cần bón thì trước tiên phải nắm chắc hàm lượng dưỡng chất của từng loại phân. Ví dụ đối với phân bón NPK nếu ghi 16.16.8 có nghĩa là 16% Nitơ, 16% Phốt pho và 8% Kali.

Phân NPK-S 16-16-8-8 Lâm Thao

– Cần tuân thủ nguyên tắc bón phân 5 đúng: Đúng chủng loại phân; Đúng nhu cầu sinh lý của cây; Đúng nhu cầu sinh thái; Đúng vụ và thời tiết; Đúng phương pháp.

4. Cách bón phân

– Có 3 cách bón chủ yếu: Bón bề mặt, bón cho đất và phun lá. Các phương pháp này áp dụng tùy theo từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón và dạng cây trồng.

+ Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phốt pho thì ít hiệu quả hơn. Có thể dùng tay để rắc đều trên bề mặt. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt.

+ Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây trồng, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất.

+ Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả, nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây trồng nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây trồng nhận được nhất là phốt pho và kali.

Sử dụng phân bón lá để bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng

– Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.

+ Đạm thì cần cho quá trình phát triển thân lá, nhất là từ giai đoạn cây con đến khi ra hoa.