Tìm hiểu tất tần tật về Chùa Hà ở Hà Nội

Chùa Hà ở Hà Nội là một trong những địa danh nổi tiếng, mang đậm nét văn tâm linh truyền thống của dân tộc ta. Vậy nếu bạn chưa biết chùa Hà nằm ở đâu Hà Nội, nơi đây có quang cảnh ra sao, thờ ai mà lại linh thiêng tới vậy, mọi người khi tới đây thường mong cầu điều gì. Thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về lịch sử xây dựng chùa Hà ở Hà Nội

Chùa Hà hiện nay đang được tọa lạc tại số 86 Chùa Hà, thuộc phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Nổi tiếng với sự linh thiêng và là một trong những chứng nhân lịch sử, khi đã được xây dựng cách đây rất nhiều năm.

Theo như những ghi chép của lịch sử trước đây, địa danh đã được xây dựng từ đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) tính đến nay đã là hàng nghìn tuổi. Lúc đầu chùa có tên là Thánh Đức tự, kết hợp với Đình Bối Lập, tạo thành một cụm di tích văn hóa Đình – Chùa Hà thời bấy giờ. Trước khi Hà Nội thay đổi tên các tuyến phố thì chùa Hà được tọa lạc hay thuộc địa phận của làng Vòng ( Dịch Vọng).

chua-ha-o-ha-noi

Chùa Hà ở Hà Nội được dựng lên bởi một gia đình có truyền thống làm gốm sứ, rất giàu có tại vùng quê Bối Khê. Lý do là muốn góp công đức, làm việc thiện. Cho tới hiện tại, lăng mộ thờ gia đình này vẫn được lưu giữ tại phía trong khuân viên của chùa Hà. Phía bên tay phải của chùa chính là ngôi đình cổ thờ 2 vị Triệu Chí Thành và Chu Lý, 2 vị thành hoàng này theo sổ sách ghi chép lại thì đều là những vị tướng dưới thời Triệu Việt Vương.

Trước đây, chùa Hà được xây dựng lên hoàn toàn bằng gỗ quý. Nhưng trải qua biết bao năm tháng lịch sử mai một, ngôi chùa đã được trùng tu rất nhiều lần, nhằm giữ lại những nét văn hóa lịch sử cốt lõi lâu đời của dân tộc. Hiện tại, toàn bộ chùa Hà đã khoác lên mình một dáng vẻ trang trọng, to đẹp, khang trang hơn rất nhiều và trở thành điểm tới tham quan của rất nhiều người dân không chỉ riêng Hà Nội mà còn khắp mọi nơi đổ về.

Xem thêm: Tổng hợp 42 địa điểm du lịch tâm linh ở Hà Nội được yêu thích nhất.

Quang cảnh của ngôi chùa Hà tại Hà Nội

Tổng thể của khu di tích chùa Hà ở Hà Nội khá rộng lớn, để có thể miêu tả một cách chi tiết và đầy đủ nhất lối kiến trúc đặc sắc này, chúng ta tạm chia thành 2 phần, là phần chính điện Chùa Hà và Đình Bối Hà

quang-canh-ngoi-chua-ha

Cảnh quan kiến trúc của chùa Hà

Nơi đây, sở hữu một không gian rộng lớn giữa lòng thành phố Hà Nội.Từ phía ngoài nhìn vào sẽ thấy ngay đầu tiên chính là phần cổng Tam quan được xây 2 tầng và tất nhiên có phần cầu thang để đi lên tầng 2. Phần lối đi lên này được đặt phía bên trái của cổng.

Phía tầng dưới đúng như cái tên Tam quan, nó được chia thành 3 gian với 12 trụ cột được xây dựng nổi hẳn lên trên mặt của đường. Kết hợp với 3 vòm cửa, ở giữa là vòm chính lớn nhất và 2 bên nhỏ hơn. Ở phía tầng trên thì được xây dựng theo kiểu chồng diêm với đinh mái thượng được đắp tỉ mỉ hình mặt trời lửa nổi bật trên hình hổ phù ở chính giữa, phía 2 bên đầu kìm được đắp hình rồng có đuôi xoắn, phần mái lợp theo kiểu giả ngói. Và treo một chiếc chuông làm bằng đồng. Được nhận định là có từ thời Tây Sơn, nhưng vẫn được bảo quản rất tốt.

Chiếc chuông này có chiều cao là 1m20, phần chu vi của đáy chuông lên tới 1m80. Có lẽ, nó đã được chế tạo bởi bàn tay của người thợ rất chuyên nghiệp. Tạo nên một vẻ đẹp vô cùng tinh tế, phần trên bốn múi của chuông được khắc nội dung của văn chuông, còn phần dưới lại là tứ linh vật tạo sự may mắn vững chãi: Long Ly Quy Phượng. Bốn hình con vật được chạm toát lên sự sinh động, cách điệu đặc biệt.

kien-truc-chua-ha

Đi sâu vào trong sẽ là vườn cây xanh mát, hồ nước bán nguyệt có cây đa và sân chùa rộng. Phía bên cạnh của hồ nước bán nguyệt là phần bia mộ mới được phục chế gần đây, với 4 mặt là chữ Hán được khắc tỉ mỉ theo các tài liệu đến từ Viện nghiên cứu của Thánh Đức Tự bi. Phía bên phải của hồ cũng là cũng là bia nhưng có tới 18 tấm được dựng lên để ghi chép về việc gửi hậu và tu sửa tại chùa

Không gian chùa Hà nhìn ra hướng tây, có Tiền Đường, thượng điện, tam bảo. Theo đó tòa phật điện của chùa được bố trí theo kiểu nhiều lớp. Bắt đầu từ lớp tượng A di Đà rồi xếp lớp các vị Phật và cuối cùng là Đức Ông.Đằng sau phần chính điện này chính là Điện thờ Đức Thánh Mẫu

Trước đây, tại chùa Hà còn được trưng bày rất nhiều các đồ vật cổ như bát hương hay là chĩnh, vại,… Tuy nhiên cho tới sau này chúng đã được thay thế bằng những đồ khác được chế tác bằng đồng.

Cảnh quan đình Bối Hà

Được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh, hướng về phía Tây. Khi nhìn vào sẽ thấy phía ngoài là phần thiên trụ, qua thiên trụ chúng ta sẽ vào tới khoảng sân đình rộng lớn. Sau đó sẽ là ban thờ 2 vị tướng tại đình.

Chùa Hà thờ những ai, mọi người mong cầu gì khi tới đây

Sau khi, đi qua một cách tổng quan nhất về quang cảnh chùa Hà ta cũng có thể thấy được rằng nơi đây thờ được thiết kế theo lối kiến trúc cổ xưa,. Chia làm nhiều gian nhà, nhiều khu vực riêng biệt khác nhau. Với những ban thờ Phật, ban thờ Thánh Mẫu. Còn bước sang tới Đình Bối Hà sẽ là nơi thờ tự vị tướng Triệu Chí Thanh.

Giống như nhiều ngôi chùa khác, những khách hành hương khi tới đây đều mong muốn cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người nhà. Bên cạnh đó, dạo những năm gần đây chùa Hà nổi lên là một địa điểm cầu duyên vô cùng linh thiêng của miền Bắc. Đã thu hút rất nhiều giới trẻ tới đây để lễ bái. Điểm thú vị ta thấy ở chùa Hà chính là nó không gắn kết với bất kỳ một tích nào nói về sự se duyên cả. Cái này được nhiều người biết tới hoàn toàn theo phương thức truyền miệng, nhiều người tới thấy linh ứng và kể lại cho nhiều người khác.

chua-ha-tho-ai

Bởi vậy, khi tới chùa Hà bạn sẽ cảm thấy rất thú vị đó. Vì xung quanh những con đường gần kề chùa hoa hồng được bán rất nhiều. Ai cũng biết đây là những bông hoa là đại diện của sắc đẹp và tình yêu lứa đôi.Cùng đó, là rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm đôi.

Xem thêm: Phủ Tây Hồ – Một địa điểm du lịch tâm linh ngay trung tâm Hà Nội

Đi chùa Hà ở Hà Nội cần lưu ý những gì

Thời gian chùa mở cửa Chùa Hà ở Hà Nội

Đây là một địa điểm tham quan tâm linh được rất nhiều du khách yêu thích, và có mong muốn tới để cầu duyên. Chính vì thế, mà thời gian mở cửa của chùa Hà là vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 cho tới chủ nhật. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những ngày thông thường chùa chỉ mở đón du khách thập phương tới từ 8h sáng cho tới 18h chiều. Riêng những này đặc biệt như rằm hay mùng 1 các tháng thì sẽ có thời gian đóng cửa muộn hơn, để những người dân bận rộn có thể tới để hành lễ

Cách sắm lễ khi tới Chùa Hà ở Hà Nội

Lưu ý việc sắm lễ khi tới chùa được coi là một trong những việc rất quan trọng. Bởi mỗi ban tại chùa đều thờ những vị thánh mẫu khác nhau. Vì vậy, việc chuẩn bị riêng các mâm lễ cúng thể hiện sự tôn kính, lòng tin, sự thành tâm khi tới lễ bái

  • Trước tiên là phần mâm lễ ở ban của Tam Bảo sẽ bao gồm có các đồ vật sau: thẻ hương một, một vỉ nến, hoa quả tươi và bánh kẹo. Ban Tam Bảo là ban được dựng lên để thờ Phật. Chính vì thế điều cấm kỵ chính là không được dân các món đồ ăn mặn.Đặc biệt hơn nữa chính là không cúng tiền vàng.
  • Tiếp theo là mẫm lễ tại ban của Đức Ông: Khác với thờ Tam Bảo, tại ban Đức Ông bạn có thể chuẩn bị các đồ lễ mặn như thịt luộc, gà luộc, xôi giò,.. Ngoài ra thì có thêm tiền, vàng, rượu, chè, thuốc lá. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện bạn hoàn toàn có thể sắm mâm lễ giống như mâm tại ban Tam Bảo nhưng nên có một chút tiền vàng, vì đây là món vật không thể thiếu.
  • Mâm lễ khi vào ban thờ Mẫu: Đối với ai tới đây cầu duyên thì rất cần quan tâm tới đồ lễ tại ban này. Bởi ban Mẫu là ban chính để cầu duyên. Mâm lễ tại ban bao gồm các món như Hoa tươi có 5 bông, tiền vàng, trầu cau, tiếp theo là bánh kẹo, và tiền lẻ 1k 2k 5k hoặc là 10k, 20k,.. tùy tâm mỗi người.

sam-le-khi-di-chua-ha

Như các bạn thấy mỗi âm lễ bái tại các ban đều sẽ có sự khác biệt, những điều quan trọng phải có. Vậy nên, hãy lưu ý những điều này tránh việc nhầm lẫn, rất tới phạm tội. Điều này được cho là cấm kỵ, không hay.

Xem thêm: Khám phá chùa Trấn Quốc – ngôi chùa linh thiêng lâu đời nhất Hà Nội

Thắp hương và khấn lễ tại Chùa Hà theo thứ tự như nào

Tại chùa Hà sẽ có một phòng nhỏ dành cho những người hành hương có thể sắp lễ mà mình mang tới thuận tiện trước khi vào lễ. Thứ tự để lễ bái tại chùa Hà rất đơn giản. Hãy nhớ rằng bạn dâng mâm lễ quả lên cả 3 ban trước. Sau đó, bắt đầu thắp hương, tổng sẽ có khoảng 5 năm nén hương. 3 nén bạn thắp ở 3 ban Đức Ông, Tam Bảo, Điện Mẫu những nơi vừa đặt mâm lễ. 1 nén tiếp theo bạn sẽ dâng tới ban của Đức Thánh Hiền và nén cuối cùng sẽ là lư hương chung lớn. Mỗi ban khi tới bạn vái 3 vái nhé.

Về việc khấn lễ xin lộc sẽ có sự khác biệt như sau: Tại ban Đức Ông ban xin khấn về đường công danh sự nghiệp. Ban Tam Bảo tượng trưng cho Phật ban nên in về sức khỏe, sự bình an cho bản thân và gia đình. Cuối cùng bạn vái lễ 2 lần tại 2 ban Đức Hộ Pháp phía 2 bên trái phải và 3 vái tại ban hai vị Thập Nhị Diêm Vương.

Tiếp theo là Lễ Mẫu Cầu Duyên, để có hiệu quả bạn nên thành tâm chắp tay hướng về phía ban. Và chuẩn bị bài khấn xin tình duyên để đọc. Bài khấn này bạn có thể tham khảo dễ dàng trên nhiều trang mạng khác nhau.

thap-huong-khan-le-tai-chua-ha

Hy vọng với bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp được đầy đủ các thông tin bạn cần tham khảo trước khi tới chùa Hà ở Hà Nội tham quan và lễ bái hành hương. Chúc các bạn sớm đạt được những điều mà mình mong muốn nhé!

Trang Chủ: Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Fanpage: https://www.facebook.com/denbachuakho

Hotline: 0964.881.678

5/5 – (1 bình chọn)