Tìm hiểu ngành nghề: Dinh dưỡng là gì? Học trường nào?
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển và phục hồi cơ thể. Đặc biệt là trong khám, chữa bệnh, các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe con người.
Vậy ngành Dinh dưỡng là gì? Học những gì? học ở đâu và ra trường có thể làm những công việc như thế nào? Hãy cùng tớ tìm hiểu toàn bộ trong phần dưới bài viết nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng (Nutrition) là một ngành học chuyên về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức mạnh và hỗ trợ phát triển toàn diện của cơ thể, nghiên cứu về các nguồn thực phẩm và các yếu tố dinh dưỡng của chúng, sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể, các chế độ ăn uống và cách quản lý chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe con người.
Sinh viên ngành dinh dưỡng sẽ học về tổng quan về dinh dưỡng, những nguyên tắc chính của dinh dưỡng và cách thực hiện dinh dưỡng hiệu quả.
Từ đó có thể hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người cũng như cơ chế, cách hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Dinh dưỡng chính là việc diễn giải các chất quan trọng với cơ thể con người có trong các loại thực phẩm, chúng giúp duy trì, tăng trưởng và đảm bảo sức khỏe của con người và thậm chí là cả các loài động vật khác. Dinh dưỡng bao gồm toàn bộ quá trình ăn – hấp thu – đồng hóa – sinh tổng hợp – dị hóa và bài tiết.
Ngành Dinh dưỡng có mã ngành xét tuyển đại học là 7720401.
2. Các trường đào tạo ngành Dinh dưỡng
Dưới đây mình đã tổng hợp danh sách các trường đào tạo ngành/chuyên ngành dinh dưỡng trên toàn quốc.
Các trường tuyển sinh ngành Dinh dưỡng năm 2022 và điểm chuẩn như sau:
Điểm chuẩn ngành Dinh dưỡng năm 2022 xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 23.25 điểm.
3. Các khối thi ngành Dinh dưỡng
Các khối bạn có thể sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học phía trên bao gồm với ngành Dinh dưỡng cũng không quá ít lựa chọn.
Các khối xét tuyển ngành Dinh dưỡng bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D08 (Toán, Anh, Sinh)
4. Chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng
Nếu bạn thắc mắc trong 4 năm học ngành Dinh dưỡng sẽ học những gì thì mời bạn tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Dinh dưỡng của trường Đại học Thăng Long.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
Logic và suy luận toán học
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Tiếng Việt thực hành
Pháp luật đại cương
Tiếng Anh sơ cấp 1, 2
Tiếng Anh sơ trung cấp 1, 2
Các bạn lựa chọn tiếng Pháp 1-2 hoặc tiếng Nhật 1A-1B hoặc tiếng Trung 1-2 hoặc tiếng Ý 1-2
Tiếng Pháp 1, 2
Tiếng Nhật 1A, 1B
Tiếng Trung 1, 2
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
A. Kiến thức cơ sở khối ngành
Tiếng Anh thực hành trong Y tế 1A
Tiếng Anh thực hành trong Y tế 1B
Tiếng Anh thực hành trong Y tế 2A
Tiếng Anh thực hành trong Y tế 2B
Xác suất thống kê y học
Lý sinh
Hóa hữu cơ – Hóa phân tích
Sinh học và di truyền
Hóa sinh
Vi sinh vật
Ký sinh trùng (
Thuốc và thực phẩm
Dinh dưỡng cơ sở
Tâm lý học đại cương
Đạo đức y học
Khoa học môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Truyền thông và giáo dục sức khỏe
Giải phẫu
Sinh lý học
Sinh lý bệnh – Miễn dịch
Khoa học thực phẩm
Dinh dưỡng cộng đồng 1
Thực phẩm và dinh dưỡng
An toàn vệ sinh thực phẩm
Giáo dục truyền thông dinh dưỡng 1
Dịch tễ học và phương pháp nghiên cứu trong dinh dưỡng
Ẩm thực Việt Nam
B. Học phần chuyên ngành
B1. Nhóm chuyên ngành Dinh dưỡng cộng đồng
Học phần bắt buộc
Dinh dưỡng cộng đồng 2
Giáo dục, truyền thông dinh dưỡng 2
Can thiệp dinh dưỡng
Dinh dưỡng và các bệnh mãn tính không lây tại cộng đồng
Triển khai, quản lý các chương trình dinh dưỡng tại cộng đồng
Kinh tế hộ gia đình và dinh dưỡng
Phát triển cộng đồng bền vững và dinh dưỡng
Dinh dưỡng thực phẩm và văn hóa xã hội
Thực tập chuyên ngành về đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở cộng đồng/giám sát dinh dưỡng/can thiệp dinh dưỡng ở cộng đồng/giáo dục,, tư vấn dinh dưỡng ở cộng đồng (4)
Học phần tự chọn
Dinh dưỡng ngành nghề và thể thao
Dinh dưỡng học đường
Dinh dưỡng theo lứa tuổi
Dinh dưỡng người cao tuổi
B2. Nhóm chuyên ngành Dinh dưỡng tiết chế
Học phần bắt buộc
Bệnh học dinh dưỡng 1
Bệnh học dinh dưỡng 2
Dinh dưỡng tiết chế trong điều trị bệnh mãn tính
Quản lý, điều hành dinh dưỡng tiết chế
Can thiệp dinh dưỡng tiết chế
Tư vấn dinh dưỡng tiết chế
Tổ chức, quản lý dinh dưỡng trong bệnh viện
Tin học ứng dụng trong dinh dưỡng tiết chế
Thực tập chuyên ngành về Nội khoa/Nhi khoa/Ngoại khoa/dinh dưỡng tiết cế và sức khỏe phụ nữ
Học phần tự chọn
Hóa sinh dinh dưỡng
Dinh dưỡng điều trị 1, 2
Kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam
III. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẶC CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dinh dưỡng
Sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp được học 2 chuyên đề tốt nghiệp bao gồm:
Chuyên đề tốt nghiệp: Dinh dưỡng cộng đồng
Chuyên đề tốt nghiệp: Dinh dưỡng tiết chế
IV. LỰA CHỌN TỰ DO
Lựa chọn từ 4 tín chỉ trở lên trong các học phần bổ trợ dưới hoặc trong các học phần được giảng dạy tại trường:
Phương pháp hùng biện và các thủ thuật tranh biện
Hát – Nhạc
Tâm lý và kỹ năng giao tiếp với người cao tuổi
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Cơ hội việc làm trong ngành dinh dưỡng rộng mở, bao gồm:
- Nhà báo viết về dinh dưỡng
- Giáo viên dinh dưỡng và y tế
- Chuyên viên dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe
- Nhà phân tích dinh dưỡng
- Nhà quản lý dinh dưỡng
- Chuyên viên dinh dưỡng cho đội tuyển thể thao
- Chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ em.
Ngành dinh dưỡng có nhiều cơ hội việc làm tại các cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, công ty thực phẩm và địa chỉ dinh dưỡng, trung tâm thể dục và sức khỏe, trung tâm dạy nấu ăn và các công ty sản xuất thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng còn có thể làm việc tại các trung tâm tư vấn dinh dưỡng, hoặc tự kinh doanh.
6. Mức lương ngành Dinh dưỡng
Mức lương cho chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, công ty và vị trí công việc.
Trung bình, mức lương cho một chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam khoảng từ 7 triệu đồng đến 15 triệu đồng một tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Các phẩm chất cần có để học ngành dinh dưỡng bao gồm:
- Sở thích về chủ đề dinh dưỡng và sức khỏe.
- Khả năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Khả năng tư duy logic và toán học.
- Sự tận tâm và chăm chỉ trong việc học tập và nghiên cứu.
- Khả năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt.
- Sự quan tâm đến sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của mình và người khác.
- Sự ham học hỏi và khát khao cập nhật kiến thức mới.
Trên đây là một số hiểu biết của mình về ngành Dinh dưỡng. Thông tin có một vài phần được tổng hợp từ thông tin tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Hi vọng phần nào giúp đỡ các bạn trong việc định hướng và lựa chọn ngành nghề cho tương lai.