Tìm hiểu ngành nghề: Địa lý học (Mã ngành: 7310501)
Địa lý học là ngành học thuộc nhóm ngành đào tạo về khoa học xã hội. Ngành Địa lý học có thể xét trường nào? Điểm chuẩn ngành Địa lý học ra sao? Chương trình học như nào? Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường có sáng không?
Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Địa lý học là gì?
Ngành Địa lý học hay Địa lý tự nhiên (Geography) là một ngành học chuyên sâu về tự nhiên, đô thị và sự tích cực của con người đối với thế giới xung quanh, cung cấp cho sinh viên kiến thức về địa lý, địa lý sinh thái, địa lý kinh tế, địa lý đô thị, địa lý môi trường, địa lý quốc gia và địa lý quốc tế.
Sinh viên sẽ được học các kỹ năng chẩn đoán, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến địa lý và môi trường, giúp họ có khả năng định hướng và quản lý các vấn đề địa lý trong tương lai.
Việt Nam hiện nay là một trong những đất nước có tiềm năng du lịch cực kì to lớn do vị trí địa lý và tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú. Chính phủ đã đầu tư nâng cấp và xây dựng mới nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy hoạch nhiều điểm du lịch để thu hút khách du lịch.
Những việc trên đã mở ra cơ hội cực lớn đối với sinh viên ngành Địa lý học. Các bạn có thể tham khảo rõ hơn những cơ hội nghề nghiệp ngành Địa lý học trong phần cuối bài viết nhé.
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Địa lý học
Có những trường nào đào tạo ngành Địa lý học?
TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Địa lý học cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Địa lý học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Điểm chuẩn ngành Địa lý học năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 20.5 (thang điểm 30).
3. Các khối thi ngành Địa lý học
Các khối xét tuyển ngành Địa lý học năm 2022 vào các trường đại học phía trên bao gồm:
- Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng
4. Chương trình đào tạo ngành Địa lý tự nhiên
Nếu bạn đang có thắc mắc rằng ngành Địa lý tự nhiên sẽ học những gì thì hãy cùng mình tìm hiểu thông qua chương trình đào tạo ngành Địa lý tự nhiên của trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN nhé.
Chi tiết chương trình học như sau:
I. KIẾN THỨC CHUNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
Tin học cơ sở 1
Tin học cơ sở 3
Tiếng Anh cơ sở 1, 2, 3
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng an ninh
Kỹ năng bổ trợ
II. KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Khoa học Trái đất và sự sống
III. KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Đại số tuyến tính
Giải tích 1, 2
Xác suất thống kê
Cơ – Nhiệt
Điện – Quang
Hóa học đại cương
Thực hành vật lý đại cương
IV. KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Địa lý học
Trắc địa đại cương
Bản đồ đại cương
Cơ sở viễn thám
Hệ thống thông tin địa lý
Học phần tự chọn, bao gồm:
Khoa học môi trường và Biến đổi khí hậu
Toán trong địa lý
Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa lý và môi trường biển
Quản lý tài nguyên và môi trường
V. KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Địa chất đại cương
Địa mạo học
Khí hậu – Thủy văn học
Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng
Địa lý và môi trường biển
Địa vi sinh và Sinh thái cảnh quan
Tai biến thiên nhiên
Dân số học và địa lý dân cư
Cơ sở quy hoạch và tổ chức lãnh thổ
Địa lý thế giới và khu vực
Địa lý Việt Nam
Thực tập thiên nhiên
Thực tập trắc địa đại cương
Thực tập cơ sở địa lý
Thực tập chuyên ngành
Niên luận
Học phần tự chọn, bao gồm:
Khoa học cảnh quan và ứng dụng
Kinh tế môi trường và kinh tế sinh thái
Phương pháp và công nghệ trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan và môi trườn
Phân loại thực vật và các hệ sinh thái rừng Việt Nam
Địa mạo động lực
Địa mạo ứng dụng
Địa chất và biến đổi môi trường trong Đệ tứ
Phương pháp nghiên cứu và lập bản đồ địa mạo
Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa mạo và tai biến thiên nhiên
Địa mạo bờ biển
Địa mạo và địa chất biển
Sinh thái học biển
Phương pháp nghiên cứu địa lý và môi trường biển
Quản lý biển
Bản đồ địa hình và Bản đồ số
Phân tích không gian
Xử lý ảnh số
Trực quan hóa địa lý
Phương pháo nghiên cứu địa lý nhân văn
Địa lý công nghiệp và đô thị
Địa lý nông nghiệp
Cơ sở kinh tế sinh thái
Địa lý xã hội
Địa lý du lịch
Tài nguyên và môi trường du lịch
Địa lý văn hóa và các dân tộc Việt Nam
Quy hoạch phát triển đô thị nông thôn
Quy hoạch bảo vệ môi trường
Ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch và tổ chức lãnh thổ
Cơ sở môi trường đất, nước, không khí
Địa chất môi trường
VI. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/HỌC PHẦN THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khóa luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
Đánh giá tác động môi trường
Thiết kế và thực hiện dự án
Địa lý vùng
Địa mạo trong quản lý đất đai
Bảo vệ tài nguyên và môi trường
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Cơ hội việc làm cho ngành địa lý học rất đa dạng, bao gồm các công việc như: chuyên viên địa lý, chuyên viên tài nguyên môi trường, quản lý dự án, giám sát đất đai, phân tích tài nguyên, quản lý môi trường, chuyên viên quản lý đất đai, nghiên cứu về môi trường và nhiều hơn nữa.
Sau khi tốt nghiệp, các chuyên gia địa lý học có thể làm việc trong các lĩnh vực như:
- Nghiên cứu địa lý: Thực hiện nghiên cứu về vấn đề địa lý, bao gồm sự phân bố dân cư, tình hình môi trường, sản xuất và phát triển kinh tế.
- Thiết kế khu vực: Tham gia vào việc thiết kế các khu vực mới hoặc cải tiến khu vực cũ, bao gồm cả các khu dân cư, công viên, trung tâm thương mại và các dự án kinh tế khác.
- Phát triển địa lý: Tham gia vào việc phát triển các khu vực hoặc vùng đất, bao gồm cả các hoạt động kinh doanh, dự án xây dựng và phát triển thương mại.
- Quản lý môi trường: Tham gia vào việc quản lý và bảo vệ môi trường, bao gồm việc giám sát và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh để giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
6. Mức lương ngành địa lý học
Mức lương cho các công việc trong ngành địa lý học tùy thuộc vào công việc cụ thể, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, vị trí công việc. Mức lương trung bình cho một chuyên gia địa lý học tại Việt Nam là khoảng 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng.
7. Các phẩm chất cần có
Để học ngành địa lý học, các phẩm chất cần có gồm:
- Sự quan tâm đến các vấn đề địa lý và lịch sử của các địa danh trong nước và trên thế giới.
- Sự tò mò và khám phá để tìm hiểu về các địa danh và địa lý trên toàn thế giới.
- Khả năng phân tích và tổng hợp dữ liệu địa lý.
- Sự tự học và chăm chỉ, có thể học từ các nguồn tài liệu và tài liệu địa lý.
- Khả năng tư duy logic với những vấn đề địa lý.
- Có khả năng hợp tác và làm việc nhóm tốt để có thể tìm hiểu về các địa danh và khu vực một cách tổng quát hơn.