Tìm hiểu khoa học nhân dạng
Đã qua nhiều thế kỷ tồn tại, lúc hưng thịnh, lúc trầm lắng, khoa học nhân dạng – môn khoa học thông qua nhận xét tướng mạo con người để đoán định lành dữ, hung cát – vẫn là môn khoa học thần bí đầy hấp dẫn.
Tự khám phá và chiêm nghiệm bản thân mình là một điều lý thú. Đến nay theo thời gian, cộng với sự phát triển không ngừng của trí tuệ và khoa học, nhận xét nhân dạng càng được phát triển dưới nhiều dạng thức với nhiều trường phái, nhiều thuyết khác nhau. Với bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu trên cơ sở những tri thức bài viết này mang đến cho những ai quan tâm đến môn khoa học này những hiểu biết nhất định.
Nội Dung Chính
1. Nhân dạng là gì
Thời xưa, trong thế giới Nguyên thủy, ông cha ta đã cùng chung sống với các loài dã thu. Sống, chết, tồn tại, nguy hiểm chẳng thể lường trước được. Sự việc thiên nhiên vạn hóa nên như thế nào, con người sẽ ra sao đều là những con số bí ẩn. Những câu trả lời chẳng biết từ đâu, khiến cha ông ta đành phó mặc, tất cả đều chờ đợi vậy!
Qua tổng kết kinh nghiệm, kết hợp thực tế với khoa học, kết hợp tư duy với hiện tượng tự nhiên, con người có xu hướng chú ý đến tổng thể tư duy hình tượng, vén được bức màn mù mịt, thoát khỏi bến mê.
Muốn vậy, việc trước tiên là tự khám phá và hiểu biết chính bản thân mình với tư cách là một cơ thể sống và một tế bảo xã hội.
Thực tế khoa học đã chứng minh được rằng hình dáng con người biểu hiện tính cách, phẩm chất số mệnh, thời vận…
Vậy nhân dạng là gì
Nhân dạng là những hình nét của từng người mà thông qua quan sát có thể đoán định được cái gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với con người đó. Những bộ phận cơ thể quan sát được trên thân thể con người như: hình dáng, xương, mặt, thân thể, tay chân, nốt ruồi v.v…
Khoa học về nhân dạng còn đi xa hơn là có thể xem xét đến hiện trạng trong con người biểu hiện ra ngoài như: mạch, khí sắc, dáng đi, những động tĩnh khi con người hoạt động. Cho nên, nhân dạng có thể nói cái cụ thể bên ngoài và những nét còn tiềm ẩn bên trong.
2. Quan sát nhân dạng
Quan sát nhân dạng là một khoa học tinh tế, biểu hiện trí tuệ nhận biết của loài người.
- Chỗ dựa của thuật quan sát nhân dạng là cần đề cập đến một cách cụ thể, tại sao quan sát nhân dạng lại giúp nắm được những điều thần bí của cả cuộc sống dài đằng đẵng của người mình đã quan sát?. Tại sao có những người thụ động trước “số mệnh”, trước hình thế tướng mạo mà cha mẹ đã sinh ra?, có thể biết trước để chống đỡ, xoay chuyển được không?, có thể quan sát nhân dạng để ứng xử, tránh mọi điều có thể tránh được không?, Tất cả lệ thuộc vào tài năng của từng người.
- Có nhiều ông thầy xem tướng ngồi ở đầu đường ngõ chợ mà lại có tài tùy cơ ứng biến phán những lời làm cho một số người coi như lời thần dạy?. Các ông thầy này có thật thà gì hay nhai lại những mớ lí lẽ hỗn độn?. Quan sát nhân dạng có thật linh nghiệm không?
Khi nói đến nhân dạng trước hết cần nói đến xuất phát hàm nghĩa của từ này:
Quan sát nhân dạng là việc xem xét, nhận định một vật xung quanh hình thể của nó. Đối tượng xem xét thường là đối tượng để đánh giá. Theo sự thay đổi hoàn cảnh sống và điều kiện làm việc, từ cuộc sống nguyên thủy trong rừng sâu tiến lên xã hội cày cấy, nội dung quan sát đã có nhiều thay đổi. Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đã kiến người dân xem các loại công cụ canh tác như trâu, bò, ngựa, vô cùng quan trọng. Chúng tự nhiên trở thành đối tượng để người ta xem xét, đánh giá. Người thời xưa đã nhận xét được tướng mạo của trâu, ngựa. Bác nông phu chọn trâu để cày phải xem vai, xem chân, đôi mắt. Chỉ cần xem dáng đi, thân hình, mắt chân, đôi tai là có thể chọn được con ngựa kéo xe tốt.
Con người do trời đất sinh ra là một sản vật có khí chất, tất nhiên chẳng ai giống ai về mọi mặt. Đối với con người, nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho rằng: “Đời sống của con người, ngay từ khi sinh ra đã có khí chất, mà tụ hợp được khí chất mới sống được nếu để tán phát sẽ chết ngay”. Từ đó nảy sinh ra các hiện tượng: Trái tính, thông minh, tư duy kém, thọ yểu, làm giặc, làm vua quan, điều lành, điều dữ, điều phúc, điều họa. Tất cả đều có liên quan đến đặc trưng có quy luật của hình thể con người.
Ở châu Âu người ta cũng có nhận xét tinh tế tỉ mỉ dựa vào biểu hiện nhân dạng: Xem xét một chàng trai có làm nên sự nghiệp gì hay không thì nên lắng nghe giọng nói từ thanh quản của anh ta phát ra; nhìn vào đôi chân có thể biết tướng đi đứng có dựng nổi cơ đồ được hay không. Nhận xét về cô gái tốt nhất là hãy nhìn vào đôi mắt của cô ta.
Tóm lại: Quan sát nhân dạng thực chất là một loại quan điểm đối với số mệnh. Nó là một học thuyết cho rằng đặc trưng hình thể của con người bộc lộ tính cách, vận hạn của người đó. Hay nói cách khác, quan sát nhân dạng là một loại quan điểm về cuộc sống vì nó thông qua lời nói, việc làm và hình thể của con người, đưa ra một loại giải thích gượng ép để phù hợp với đạo đức xã hội và tiêu chuẩn cuộc sống. Lại có thể nói, quan sát nhân dạng là một loại học thuyết dự báo cuộc sống, dự báo sinh mệnh, vì nó thông qua đặc trưng bản thể của con người dự báo động thái tương lai của con người.
Có một số người đến nay cứ đánh lộn giữa nhân dạng với việc “xem tướng” là không khoa học; có lúc lợi dụng mê tín. Thái độ của chúng ta là phải dùng nhãn quan khoa học để nghiên cứu lĩnh vực này, tức nhìn vấn đề này bằng những nghiên cứu khoa học.
3. Đặc trưng thần bí của quan sát nhân dạng
Nói đến đặc trưng thần bí của quan sát nhân dạng, trước hết nên điểm qua một số ý kiến các nhà nghiên cứu cổ đại về vấn đề này
Trong cách quan sát mặt người, nét mặt là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Cho nên trong các sách nói về nhân dạng đại bộ phận đều đề cập đến vấn đề này. Bí ẩn của cách quan sát nhân dạng là tìm những biểu hiện điển hình trong nét mặt.
Các nhà nghiên cứu cổ đại cho rằng điều bí ẩn của cách quan sát nhân dạng là không thể nào biết được, họ đã bỏ qua việc nghiên cứu các mối liên hệ tất nhiên khi nhận xét về tính tình chân thật, gian xảo sống lâu, chết yểu thể hiện trên nhân dạng. Ví như: “Sắc mặt trắng bệch, vàng như thóc chín, tím tái như sim. Thân thể khỏe mạnh trong cơ thể nhiều chất dinh dưỡng nhất định sẽ là “đại phú quý” vì sao? Những người có sắc mặt như thế, đương nhiên không phải là người lao khổ, thế thì phải là con em của gia định có điều kiện. Hay, da mặt dày: tính nết hiền hậu, hiếu thảo; da mặt mỏng: tính tình cần mẫn nhưng nghèo.
Đặc trưng của việc quan sát nhân dạng, chủ yếu biểu hiện ở một số mặt dưới đây:
Thứ nhất: Kết hợp tượng trưng bản thể của tướng mạo với số mệnh
Các nhà quan sát khoa học nhân dạng nhận định: tướng mạo với số mệnh có quan hệ bản chất. Trời đất vạn vật đều có tướng mạo. Tướng mạo là biểu hiện tinh vi sự luôn thay đổi của sinh mệnh vạn vật trời đất. Con người sống trong trời đất vạn vật, hình thái là sự phản ánh hình thái sinh mệnh của con người. Từ hiện trạng của hình thái sinh mệnh này có thể biết được tương lai.
Thứ hai: Khoa trương ám thị tướng mạo với trạng thái tâm lý
Tướng mạo của con người dù cho khác nhau nhưng có thể chia làm mấy loại chính như: Người phương Bắc, người phương Nam. Trong mỗi phương lại có thể chia người vung này, người vùng khác. Tướng mạo con người, lại được chia thành những nét đặc trưng tỉ mỉ, như loại người mũ cao thẳng dọc dừa, loại người gầy thấp…Người xưa, thường chú ý đến những sự khác nhau và giống nhau của tướng mạo con người, đó lức là quan sát nhân dạng để tìm ra một cơ sở vật chất. Quang trọng là, người ta còn gắn tướng mạo với trạng thái tâm lý có liên hệ. Loại liên hệ này trước hết là một loại ám thị, tức là từ cuộc sống của một lại người rút ra đặc trưng tướng mạo của loại người đó. Ví dụ: Từ tướng mạo các ông vua đời xưa, của các vị danh tướng mà các thầy tướng kết luận “những người nào có dáng kỳ lạ” đề là “thánh nhân”. Người Pháp người châu Âu đề cho rằng hoàng đế Na-pô-lê-ông là người có “kỳ hình dị tướng”, người Nga cho Ky-tu-dốp có nét hình dạng khác thường, người Trung Hoa cho Khổng Tử là có tướng mạo quái dị, miệng của ông giống như mỏ chim. Nếu căn cứ vào đó mà nói rộng ra, những người có nhân dạng quái tinh sẽ làm tiên làm thánh là nhiều không tưởng.
Thứ ba: Khó có thể kết hợp giữa tướng mạo với quan niệm luân lý.
Trong xã hội phong kiến, hiếu đễ trinh tiết là một trong những nội dung chủ yếu của luân lý. Điều kỳ quái là người ta đã đồng nhất loại quan niệm luân lý này với tướng mạo, tức là một con người không hiếu đễ trinh tiết là do tướng mạo lúc bố mẹ sinh ra. Điều này phải nói đến sự “chuyển đổi” thần bí. Cách quan sát nhân dạng cho rằng người có hiếu sẽ có phúc, bất hiếu sẽ gặp tại họa.
Môn “xem tướng mạo cho phụ nữ” giải thích tường tận, nhưng tất cả đều không ra ngoài cách từ tướng mạo để giải thích. Người phụ nữ có trán dô, rang không đều, lưng thô, mặt có nốt ruồi, mồm vẩu, nói năng lắp bắp, thấy người mặt nhìn xuống hoặc dấu mặt đi, ngồi đâu chẳng yên thường là tướng của những người đàn bà dâm đãng hay làm điều xằng bậy. Một khi bị “Ông thầy” phát hiện ra có tướng dâm đãng thì người đàn bà đó có dùng đủ cách để thanh minh cũng đành phải than ngắn thở dài trách mình là hẩm hiu.
4. Vài nét về chuyên ngành quan sát nhân dạng
Quan sát nhân dạng có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi và động thái tâm lý của người xưa, là một trong những hiện tượng văn hóa xã hội phổ thông. Nhưng phương pháp nhận xét nhân dạng lại “chưa khắc phục được nhược điểm, còn rất phức tạp, không thể nói mơ hồ, bởi vậy mọi người còn phiến diện khi xét đến giá trị văn hóa có nhiều đặc thù của nó. Cho đến nay chúng ta còn chưa thấy được những công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về phương pháp quan sát nhận xét nhân dạng. Đối với việc nghiên cứu văn hóa cổ đại không thể không nói đến di sản này. Hiện nay, việc nghiên cứu văn hóa cổ đại, đặc biệt đi sâu nghiên cứu văn hóa thần bí sẽ có những vấn đề khiến nhiều người quan tâm chú ý.
Trong nghiên cứu phương pháp nhận xét nhân dạng, điều quan trọng nhất là tìm cho được mối quan hệ bên trong của nhân tố văn hóa truyền thống: triết học, luân lý, tôn giáo, khoa học; tìm cho được văn hóa nuôi dưỡng từ bên trong cùng với sự thay đổi cá tính.
Nhận xét nhân dạng với triết học
Triết học nhận thức cảm tính với vũ trụ, tự nhiên, cụ thể “Hình nhi hạ”, rồi nâng lên khái quát lý tính đến “Hình nhi thượng”. Nhận xét nhân dạng ở phương Đông tùy theo diễn tiến không ngừng của triết học mà thành thuộc; ở phương Tây có chậm hơn nhưng xét ra cũng khá sâu sắc.
Cơ chế bên trong của triết học cùng nguồn gốc của trời đất tự nhiên, hình thái sinh mệnh, nhân sự xã hội, nhân dạng tướng mạo là mô hình bản thể biểu hiện bên trong, là trình tự thay đổi đồng bộ, có liên quan đến mọi sự phát triển. Sự hưng thịnh của phương pháp nhận xét nhân dạng giống như một hành tinh bên trong mô hình vũ trụ. Trong con mắt của các nhà nhận xét tướng mạo, con người là một vật của tạo hóa sinh ra, tuần hoàn trong quỹ đạo của vũ trụ. Vũ trụ là trời đất, thiên nhiên cùng với hình thái sinh mện và nhân sự xã hội là ba mô hình cơ cấu nhất thể. Nội dung bên trong của vũ trụ lớn cũng có thể chứa đụng một vũ trụ nhỏ.
Cho nên, phương pháp nhận xét nhân dạng có thể có nhiều cách nói. Tóm lại cơ sở căn bản của phương pháp nhận xét nhân dạng là: Con người phải theo đất, đất theo trời, trời theo đạo, đạo theo thiên nhiên. Các nhà nhận xét nhân dạng đã nắm vững nguyên lý chung của sự vận động biến hóa của mô hình vũ trụ này để rồi chỉ cần nắm vững một loại trong sự vật cùng loại, để có thể từ đó chiếu rọi với đồng loại, quên đi dĩ vãng, dự đoán tương lai, hoặc từ tiền đề hình nhi thượng để diễn giải sự vật cụ thể ứng đối của hình nhi hạ. Cho nên nói, cái gọi là nhận xét tướng mạo thực ra phù hợp với nguyên lý trời – con người, âm- dương.
Từ vũ trụ, trời đất, thiên nhiên mà có được quy luật để có thể hiểu được hình thái sinh tồn đặc biệt trong vũ trụ nhỏ bé của con người, thiên định tương quan với số mện sau này. Triết học mà phương phát nhận xét tướng mạo tiếp thu là các loại mật mã của: Lý, Khí, Tượng, Số. Những cái này là cuộc sống sinh hoạt bí ẩn.
Lý: chủ yếu là quy luật nguyên lý cơ bản của âm dương, động tĩnh sinh ra vạn vật
Khí: là nguyên tố sinh mệnh mà thế giới vạn vật đã sản sinh ra, nó là cái gốc của vạn vật trời đất.
Tượng: là biểu tượng cụ thể của hình thần sự vật khách quan cá biệt mà quan trọng hơn là trừu tượng cao của “tiêu bản tương ứng” sinh ra hình thần sự vật khách quan cùng loại.
Số mệnh của con người phức tạp và đa dạng, đều là mối liên hệ nhân quả tất yếu và quyết định nên tướng thịnh hay suy. Khí chất của con người do trời sinh quyết định bản tính thông minh, ngu đần, quyết định tiền đồ của con người, đây là lôgic mệnh lý của tướng thuật.
Phương pháp quan sát nhận xét nhân dạng với luôn lý
Điều này là một trong những đặc trưng đáng chú ý của phép thần bí. Nhận xét tướng mạo không giải thích khiên cưỡng mối quan hệ tướng mạo và luân lý.
Trong xã hội phong kiến phương Đông, đạo đức luân lý phong kiến “Tam cương ngũ thường” đã lấy tướng mạo làm mô hình vũ trụ, lấy âm dương ngũ hành làm cơ sở căn bản. Nhưng trên thực tế, nếu lấy âm dương làm mô hình vũ trụ của nguồn gốc sinh mệnh vạn vật thì các nhà triết học cổ đại phương Đông đã cho đây là kết quả tất nhiên phát triển lịch sử văn hóa.
Trời đất, âm dương có thể là chỗ dựa của con người, đó cũng là nguyên lý sinh hóa tự nhiên. Vũ trụ vạn vật âm dương hòa hợp làm cho nam nữ vợ chồng thành vật hóa sinh âm dương dưới sự kiểm soát của đạo.
Quan hệ nhân luôn: Nam tôn nữ ti, phu xướng phụ tòng làm cho khí chất âm dương vốn có của vũ trụ sẽ có tôn ti, chính phụ, đó là điều cần thiết. Cái gốc sinh mệnh của mô hình vũ trụ: trời đất thiên nhiên, hình thái sinh mệnh, nhân sự xã hội cùng nguồn gốc đồng bộ phát triển là từ khí chất âm dương.
Tôn ti của khí chất âm dương quyết định quan hệ đẳng cấp tôn ti của vạn vật. Do đó có thể nói, bản thân mô hình vũ trụ xa xưa đã mang mầu sắc luân lý đậm nét. Nhận xét nhân dạng cần tìm cho được nết con người: trung, nghịch, vinh nhục, tôn ti, hung ác, tình cảm thân thiết và hợp hôn có liên quan đến số mệnh luân lý.
Âm dương có phân biệt, dương chính âm phụ, nam tôn nữ ti là nguyên tắc của đạo đức luân lý phong kiến, cũng là nguyên tắc chung của cách nhận xét tướng mạo con người.
Căn cứ vào nguyên tắc này, nhận xét nhân dạng cho rằng con người từ cái khí của âm dương mà sinh ra, hình thể nam nữ cũng có tương quan nhưng mang đặc trưng khác nhau. Con trai thì lấy đặc trưng hình thể cương dương, con gái lấy đặc trưng âm nhu là tốt, ai cũng có cái đặc biệt riêng rẽ, ngược lại cũng có khi âm dương đảo lộn.
Nhận xét nhân dạng còn đề cập đến 5 loại tướng mạo: diện mạo, lời nói, cặp mắt, tai nghe và sự suy nghĩ, tất cả đều có mối quan hệ với nhau. Con người thiện, ác đều liên quan với dáng người: Cao, thấp, gầy, béo. Con người có nhân thì “mi thanh mục tú”, có nghĩa là “hình dáng rất chắc, lùn nhưng phương phi”; hay nói, hình bằng phẳng như đất thì đôn hậu; người như lửa thì trên xem thường dưới xem trọng; người theo mệnh nước thì đa mưu nhiều trí.
Nhận xét tướng mạo là một trong những căn cứ lý luận cho quan niệm luân lý. Phẩm chất luân lý trong quan niệm chính thống đã trở thành nguyên tắc kiểm tra quan trọng của hình thể, còn vượt lên trên lý luận nhận xét về nhân dạng. Trong triết học phương Đông, quan niệm luân lý “Trung” và “Hiếu” cũng là điểm xuất phát và điểm cuối cùng của việc nhận xét tướng mạo. Đạo đức hiện lên hình trạng. Một điển hình của phương pháp quan sát nhận xét nhân dạng là tiêu chuẩn đánh giá đối tượng. Tiêu chuẩn này là: “Thất đức thì hình dạng ác, có đức thì hình dạng thiện”.
Tất nhiên nếu một người có đức mà hình dạng đẹp thì sẽ trở thành một người cao quý mà các nhà xem xét tướng mạo tôn sùng.
Phương pháp nhận xét nhân dạng với tôn giáo
Ở phương Tây, nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo cho rằng đạo KiTô thiên về tâm linh, đối với nhân dạng và tướng mạo có đề cập đến nhưng chưa cụ thể, còn mờ nhạt.
Ở phương Đông mô hình tôn giáo chủ yếu là Đạo giáo và Phật giáo. Lúc ban đầu chúng không có quan hệ gì với tướng thuật. Vì tướng thuật đã dung hợp được tiêu chuẩn luân lý cao nhất của đạo Nho. Các nhà Nho chủ yếu là nhập thế, tôn sùng thực tế không nói những điều viển vông kỳ quặc, những lời làm rối loạn tinh thần. Còn những người theo Đạo giáo lại nói những điều cực đoan tà thuyết. Người theo Đạo KiTô tin vào số mệnh và chấp nhận sự an bài của Thượng đế, không lấy sự việc trong tương lại để bàn về số mệnh.
Những người theo Đạo giáo và Phật giáo khi bàn về phương pháp xem xét tướng mạo, tuy có dựa hẳn vào nguyên tắc chính thống, nhưng vẫn phải đề cập đến quỷ thần.
Đạo phật thường lợi dụng nhận xét nhân dạng để làm công cụ truyền giáo, có khi dùng người như ông Đồng bà Cốt để thực hiện mục đích của họ. So sánh với Phật giáo và Đạo giáo càng thực dụng. Cái chung của Phật giáo và Đạo giáo trong phương pháp nhận xét nhân dạng là lúc đầu đều cho rằng tướng mạo con người quyết định số mệnh.
Phương pháp nhận xét nhân dạng với khoa học
Con người phải theo đất, đất theo trời, trời theo đạo, đạo phải theo thiên nhiên. Đây là điểm xuất phát của cơ cấu xây dựng lý luận về cách đoán số mệnh của con người; nhận thức căn bản của quy luật số mệnh là nguyên lý sinh thái đối với con người.
Tuy nói về tổng thể khi xét nhân dạng tướng mạo có rất nhiều thứ mê tín, nhưng trong phương pháp nhận xét tướng mạo đã chú ý đến thông tin khoa học của phương Đông cũng như của phương Tây. Căn cứ vào chuyển động của âm dương, nguyên tắc chính của giao lưu trời đất, tuy phương pháp nhận xét nhân dạng chưa có nguyên lý khoa học để nói rõ việc hình thành vũ trụ, chưa dùng lý luận khoa học giải thích vật vô cơ trong giới tự nhiên, giải thích điều bí ẩn sinh mệnh của vật hữu cơ, càng không thể vạch rõ những điều bí ẩn của “đạo âm dương”, nhưng nó cho rằng vũ trụ là một loại thế giới vật chất, tự nhiên có quy luật sinh hóa của tổng thể, nhất là nêu lên vũ trụ là một sinh mệnh lớn; cá nhân là một đơn vị nhỏ trong cuộc sống lớn, là một dạng sinh miênhj của mọi vất trong trời đất, có nguyên lý sinh tồn nói chung. Nguyên lý này nên nhất trí với nguyên lý lớn của vũ trụ, chủ trương “con người phải theo ý trời”, mà do đó cho rằng “phép tắc nói chung của thiên nhiên” có thể giải thích số mệnh được dự báo từ đặc thù cá nhân.
Dù cho các nhà nhận xét tướng mạo không thấy được hoặc căn bản phủ nhận mặt nào đó “nhân định thắng thiên” người có thể thắng được trời lẫn lộn giữa sinh lý học và xã hội học, nhưng quan niệm về cuộc sống này đã chú ý đến mối liên hệ phức tạp của thế giới khách quanh với quỹ đạo số mệnh con người và những ước thúc số mệnh của quy luật tự nhiên đối với con người, muốn vận dụng quy luật tự nhiên mà họ phát hiện để vạch ra những mối liên hệ tất nhiên còn tiềm ẩn.
Như những nghiên cứu về sinh lý loài người, cái mà người nhận xét tướng mạo cần là mối quan hệ tương ứng giữa đặc trưng sinh thái cá nhân với số mệnh; đó là mối liên hệ với việc xây dựng quy luật sinh lý.
Một điểm chủ yếu của lý luận quan sát nhân dạng là trời sinh ra con người, phú cho con người những khả năng, chỉ cần dựa vào quy luật đạo trời là có thể giải thích được những bí ẩn trong cơ thể con người.
Dưới con mắt của khoa học hiện đại, nhiều người cho rằng phương pháp nhân dạng không có loại giá trị khoa học nào đáng giá.
Quả thực, mặc dù nhận xét nhân dạng có nhiều cách chiêm nghiệm, lý giải nhưng vẫn không sao giải thích được hết những điều bí ẩn.
Xuất phát từ các quy luật sinh trường tốt đẹp không đồng đều của các sinh vật trong thiên nhiên, khoa học dân dạng cho rằng tướng mạo của con người phù hợp với quy luật chung của tự nhiên.
Xuất phát từ cấu tạo sinh lý và chức năng sinh lý của những bộ phận cá nhân, khác nhau, nhận xét nhân dạng đã đưa ra được một số tiêu chuẩn để quan sát, đánh giá sức khỏe mệnh thọ, phú quý của con người. Đó cũng là sự hấp thụ những thành quả ưu tú của y học cổ truyền từ ngàn xưa, làm cho mối liên hệ giữa y học và tướng mạo trở nên chặt chẽ.
Toàn bộ lý luận y học phương Đông có thể khái quát để làm cái gốc cho mô mình vũ trụ âm dương, ngũ hành. Có thể nói học thuyết con người được khoa học nhân dạnh xây dựng trên cơ sở Trời – Đất – Người.
Về đông y: Lục phủ ngũ tạng, ngũ quan, cửu khiếu, chẳng những là một chỉnh thể thống nhất mà còn là sự phối hợp với bốn mùa, bốn phương. Năm âm thanh, năm sác, năm tình cảm, 5 mùi vị, có tác dùng cùng sống cùng phát triển. Âm dương hòa vào nhau, bốn mùa đồng điệu, thanh hòa với ngũ âm, sắc hòa với ngũ hành. Con người thông minh thì sống lâu là thuận với đạo thiên nhiên, còn không thì phải hứng chịu tai họa bệnh tật. Do sinh lý con người có mối liên hệ nội tại: nên hình dáng bên ngoài và các bộ phận tương ứng nhau, đều được biểu hiện. Do đó 5 giác quan, cửu khiếu, da dẻ, khí sắc đều là biểu hiện tinh vi tương ứng với lục phủ ngũ tạng, thông qua hình dáng bên ngoài của từng người mà có thể thấy được đặc tính nội tạng của con người, mà biết được sinh cơ bệnh lý.
Người ta cho rằng y học phương Đông lúc ban đầu cũng là một loại thuật số ngũ hành tồn tại giữa chân và ngụy. Phương pháp nhận xét nhân dạng với y học phương Đông là hai phương pháp lưu truyền cùng nguồn, chẳng qua khi nghiên cứu thì không thống nhất nội dung. Phương pháp quan sát nhận xét nhân dạng ngày càng huyền ảo, còn y học phương Đông ngày càng có xu hướng chứng thực và khoa học.
Nhưng do nhiều lý luận y học phương Đông bị phương pháp nhận xét nhân dạng đánh đồng nhập cả vào thành một, do đó phương pháp quan sát nhận xét nhân dạng trong phạm vi nhất định mang yếu tố khoa học. Ví nhưn phương pháp nhận xét nhân dạng cho rằng: mũi cao quá mày thì người đó sống lâu trăm tuổi; tai tròn dày thì mệnh thọ. Thực ra y học phương Đông tất cả những biểu hiện này đều được chứng thực trên lâm sàng.
Phương pháp quan sát nhận xét nhân dạng cho rằng sắc thái hình dạng là quan trọng nhất, có liên quan đến sống lâu và yểu mệnh. Điều này về y học cũng có căn cứ nhất định. Một số nhận xét của quan sát tướng mạo như “khí sắc”, “tiếng nói” nếu vứt bỏ những phần hư ảo thì đó chẳng qua cũng là những biện pháp “hội chẩn” trong y học. Đối với quan hệ giữa y học phương Đông với phương pháp nhận xét nhân dạng chúng ta cần phân tích tương đối dựa theo chuyên môn về học thuyết y học phương Đông với nguyên lý nhận xét nhân dạng. Những điều nói trên chỉ là dẫn chứng chung chung.
Ngoài ra, mệnh lý của quan sát nhân dạng còn bao gồm một số nguyên tố khoa học khác, như khoa học sinh mệnh, di truyền học, phân tích tâm lý…
Chúng ta cần phân biệt lý luận khoa học với những tà thuyết. Nếu mơ hồ, không rõ ràng sẽ làm cho phương pháp nhận xét nhân dạng trở thành một thứ huyền học. Kết quả của nó tưởng như chân thực mà không chân thực, tưởng như có mà chính là không. Trong tình trạng như vậy, phương pháp quan sát nhận xét nhân dạng sẽ trở thành huyền bí.
Theo Tạp chí Điện tử
Trích: Khoa Học Nhân Dạng
Tác giả: Lê Giảng
NXB: Văn Hoá Dân Tộc 1997