Tìm hiểu kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều mà kế toán

Khác với vị trí nhân sự khác trong doanh nghiệp, vị trí kế toán doanh nghiệp mặc dù không trực tiếp tạo ra doanh thu cho tổ chức nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng như một bộ máy kiểm soát dòng tiền và dữ liệu của doanh nghiệp đó. Chính vì thế, các yêu cầu được đặt ra bởi các nhà tuyển dụng cho vị trí này vô cùng khắt khe và luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cũng như trình độ chuyên môn cao đối với người ứng tuyển. Vậy công việc cụ thể của kế toán doanh nghiệp là gì? Cơ hội hay những khó khăn nào của vị trí này? Hãy cùng Học viện TACA tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về vị trí kế toán doanh nghiệp

ke toan doanh nghiepke toan doanh nghiep

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là người có nhiệm vụ thực hiện những nghiệp vụ như: thu nhập, tổng hợp, kiểm tra, phân tích và cung cấp tất cả các thông tin tài chính, kinh tế tồn tại dưới hình thức giá trị hay hiện vật và thời gian làm việc, lao động của một doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận chính là kế toán nội bộ và kế toán thuế.

Kế toán thuế nhiệm vụ chính của kế toán thuế là chịu trách nhiệm chính trong việc giúp cho doanh nghiệp vận hành theo đúng các quy định và pháp luật của nhà Nước và xã hội. Đây là bộ phận có trách nhiệm đảm bảo cho doanh nghiệp luôn thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cũng như có thể nắm bắt hay xử lý nhanh chóng các chính sách, ưu đãi hoặc quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

Kế toán nội bộ và quản trị nhiệm vụ chính của bộ phận này là theo dõi và tổng hợp tất cả các phát sinh thực tế trong quá trình vận hành của doanh nghiệp từ đó có thể cho ra các số liệu cụ thể và chính xác dựa trên tình trạng vận hành thực tiễn của doanh nghiệp đó.

Các thành phần chính của kế toán doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện nay, kế toán doanh nghiệp gồm 3 thành phần chính đó là: kế toán, giao dịch và hạch toán.

Kế toán bao gồm kế toán về hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu và kế toán chi phí. Cuối cùng là hạch toán giá thành.

Giao dịch nghĩa là các giao dịch gồm: tiền mặt, tiền gửi hay một loại tài sản cố định vô hình và hữu hình, giao dịch ngoại tệ.

Hạch toán bao gồm các hạch toán với đối tác, khách hàng hay hạch toán lương, ngấn sạch và người nhận tạm ứng.

Phương pháp hạch toán

– Phương pháp chứng từ kế toán: Đây là phương pháp đầu tiên trong hệ thống phương pháp hạch toán kế toán. Chứng từ kế toán giúp phản ánh các nghiệp vụ tài chính, kinh tế được phát sinh theo thời gian và địa điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Vai trò của phương pháp này là cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thông tin cho bộ phận quản lý và là cơ sở pháp lý cho việc ghi chép trong sổ kế toán.

– Phương pháp tài khoản kế toán: Là một phương pháp đặc thù trong ngành kế toán. Phương pháp này giúp phân loại đối tượng kế toán để có thể tiến hành việc theo dõi và phản ánh các biến động nhằm phục vụ cho công tác kế toán và quản trị.

– Phương pháp tính giá: Là phương pháp sử dụng thước đo để làm giá trị đo lường các đối tượng kế toán theo những quy tắc nhất định.

– Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Sử dụng để tập hợp tất cả các số liệu từ tài khoản kế toán để phục vụ cho công tác kế toán và quản lý. Phương pháp này sẽ giúp chủ doanh nghiệp theo dõi cụ thể tình hình tài sản và hiệu quả dùng vốn của doanh nghiệp.

Vai trò và nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp

Kế toán là bộ phận chịu trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả các hoạt động tài chính cho doanh nghiệp. Mặt khác, kế toán còn chịu trách nhiệm cho việc cung cấp nhanh chóng và đầy đủ các thông tin một cách chính xác và minh bạch để có thể đáp ứng các yêu cầu của chủ doanh nghiệp hỗ trợ cho quá trình lên kế hoạch và ra quyết định cũng như đáp ứng các yêu cầu kiểm tra của cơ quan nhà nước hoặc ban ngành có thẩm quyền.

So sánh sự khác biệt giữa kế toán công và doanh nghiệp

Khác biệt lớn nhất của kế toán doanh nghiệp và kế toán công phải kể đến đó là đối tượng theo dõi và mục đích theo dõi. Đối tượng theo dõi và phản ánh của kế toán công là tính hình hoạt động của các tổ chức ban ngành xã hội và không nhắm đến việc kiểm tra hay theo dõi doanh thu, lợi nhuận đối với đối tượng được theo dõi. 

Mặt khác, kế toán doanh nghiệp có đối tượng theo dõi là các tính hình hoạt động của chính doanh nghiệp mà họ đang làm việc nhằm mục đích tổng hợp, phân tích và kiểm tra doanh thu cũng như các chi phí phát sinh để có thể đưa ra các số liệu chính xác về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Những điều mà kế toán doanh nghiệp cần lưu ý

ke toan doanh nghiepke toan doanh nghiep

– Giấy chứng nhận kinh doanh hay Giấy phép kinh doanh: Là văn bản chứng nhận cho việc thành lập doanh nghiệp đã được thừa nhận và cấp phép hoạt động bởi cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Các nội dung cơ bản được thể hiện trên Giấy đăng ký kinh doanh gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế và một số thông tin khác.

– Chứng từ kế toán: Đây là giấy tờ chứng minh cho việc đã hoàn thành các nghiệp vụ về kinh tế, tài chính và có vai trò làm căn cứ ghi vào sổ kế toán. Có thể nói, chứng từ kế toán được phân thành 5 loại  sau:

+ Chứng từ liên quan đến tiền mặt như: phiếu thu-chi, giấy đề nghị tạm ứng và thanh toán,….

+ Chứng từ liên quan đến Ngân hàng như: ủy nhiệm chi, báo nợ, séc, báo có,….

+ Chứng từ liên quan đến lương như: hợp đồng lao động, các quy chế của doanh nghiệp, bảng tính công, bảng thanh toán lương,….

+ Chứng từ liên quan đến giao dịch hàng hóa: hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, phiếu giao hàng, hóa đơn giá trị gia tăng mua vào và bán ra, phiếu nhập và xuất kho….

+ Những chứng từ có liên quan đến doanh thu và chi phí.

– Hệ thống báo cáo sổ sách và báo cáo thuế: là những giấy tờ và văn bản liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nộp cho cơ quan Thuế. Thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC quy định cụ thể về hệ thống báo cáo và sổ sách kế toán. Mặt khác, báo cáo thuế là hoạt động khai báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan Thuế quản lý trực tiếp đưa trên cơ sở là các chứng từ và sổ sách kế toán một cách hợp lý và hợp lệ được quy định bằng mốc thời gian cụ thể đối với từng loại báo cáo. 

– Các loại thuế quan trọng như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân (kê khai và nộp thay cho người lao động).

– Báo cáo tài chính năm: Là tổ hợp các báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh, nợ, tài sản, vốn sở hữu, nợ phát sinh, thực trạng tài chính cũng như khả năng sinh lợi nhuận của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính năm sẽ bao gồm những thông tin cơ bản như: các tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, báo cáo tình hình kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính.

Công việc cụ thể của kế toán doanh nghiệp

ke toan doanh nghiepke toan doanh nghiep

Nhiệm vụ cơ bản nhất đối với một kế toán doanh nghiệp là thụ thập sau đó tiến hành kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của các chứng từ phát sinh trong quá trình doanh nghiệp vận hành để có thể tiến hành quá trình xử lý, tính toán, đối chiếu, ghi nhận và hạch toán các bút toán cũng như tiến hành chi trả các chi phí và thu hồi các khoản tiền cho doanh nghiệp.

Các chứng từ sau khi được thông qua quá trình kiểm tra, hạch toán, in ấn và trình ký sẽ được sắp xếp và lưu trữ cẩn thận, khoa học và bảo mật tuân thủ theo nguyên tắc kế toán và các quy định của cơ quan thuế. Ngoài ra, kế toán doanh nghiệp còn có nhiệm vụ lập các báo cáo quản trị, tài chính định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo để có thể phục vụ cho việc theo dõi và giám sát tình hình của doanh nghiệp.

Tiến hành kê khai, lập các báo cáo thuế, báo cáo kế toán, để nộp cho cơ quan thuế, tiến hành nộp thuế (nếu có phát sinh) vào ngân sách đúng thời gian quy định theo định kỳ (tháng, quý, năm)

Bài viết trên là những thông tin được tổng hợp bởi Học viện Taca về vị trí kế toán doanh nghiệp. Hy vọng, bài viết này giúp bạn nắm rõ được định nghĩa, các thành phần chính, vai trò và nhiệm vụ của vị trí kế toán doanh nghiệp.

Xem thêm: