[Tìm hiểu] Những thông tin quan trọng về hệ sinh sản của nữ giới

Tác giả: Bs Nguyễn Ngọc Anh – Bác sĩ lâm sàng TTHTSS IVF Hồng Ngọc

Sinh sản là quá trình cần thiết để duy trì giống nòi, nhưng không phải ai cũng nắm rõ hệ sinh sản bao gồm những bộ phận gì và quá trình tạo nên thai nhi là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hệ sinh sản của nữ giới để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về cơ quan đặc biệt này.

Sinh sản là quá trình một loài tạo ra sinh vật mới giống với mình. Dù hệ sinh sản là cần thiết để duy trì sự tồn tại của một giống loài, nhưng không giống những hệ cơ quan khác, hệ sinh sản không giữ vai trò để giữ cho một cá thể sống tồn tại.

Trong quá trình sinh sản loài người, có hai loại tế bào sinh dục, giao tử nam là tinh trùng, giao tử nữ là trứng, gặp nhau ở trong cơ quan sinh sản nữ. Khi tinh trùng gặp trứng, trứng sau khi thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử trải qua quá trình trở thành phôi và phát triển thành thai nhi.

Hệ sinh sản nữ gồm những gì?

Phần bên ngoài

Phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ được gọi là âm hộ. Âm hộ bao phủ lỗ mở vào âm đạo và các cơ quan sinh sản bên trong cơ thể. Phần mô mềm nằm trên đỉnh âm đạo gọi là mu. Hai cặp nếp da bao quanh lỗ âm đạo gọi là môi lớn và môi bé.

Âm vật là một cơ quan cảm giác nhỏ, nằm ở trước âm hộ nơi các nếp gập môi giao với nhau. Giữa các môi là lỗ thông niệu đạo (kênh dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) và âm đạo. Khi đến độ tuổi dậy thì, bên ngoài âm hộ và mu được che phủ bởi lông mu.

Phần bên trong

Cơ quan sinh sản nữ bên trong gồm có âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Âm đạo

Âm đạo là một ống cơ rỗng kéo dài từ âm đạo đến tử cung. Vì thành âm đạo là cơ nên nó có thể co giãn, cho phép âm đạo có thể chứa một thứ gì đó mỏng như miếng gạc hoặc rộng như em bé. Thành âm đạo được lót bằng lớp màng nhầy để bảo vệ và giữ cho âm đạo ẩm ướt.

Âm đạo có 3 chức năng chính:

  1. Nơi để dương vật đưa vào khi quan hệ tình dục
  2. Đường ra của em bé khỏi cơ thể mẹ khi sinh
  3. Nơi máu kinh chảy ra ngoài cơ thể khi đến chu kỳ kinh nguyệt

Có một mảnh mô rất mỏng giống như da che phủ một phần lỗ âm đạo gọi là màng trinh. Màng trinh khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Hầu hết phụ nữ đều thấy màng trinh bị rách sau lần quan hệ tình dục đầu tiên và thường có thể chảy một ít máu. Tuy nhiên, một số phụ nữ có quan hệ tình dục nhưng không có sự thay đổi ở màng trinh, và một số trường hợp màng trinh đã giãn ra ngay cả trước khi họ quan hệ tình dục.

Hệ sinh sản nữ giới gồm 2 phần bên trong và bên ngoài

Tử cung

Âm đạo kết nối với tử cung thông qua cổ tử cung. Cổ tử cung có thành dày và chắc, lỗ cổ tử cung rất nhỏ. Trong quá trình sinh nở, cổ tử cung có thể giãn ra cho phép em bé đi qua.

Tử cung hình dạng giống quả lê lộn ngược, bên ngoài là cơ và một lớp lót dày bên trong. Cơ tử cung có thể giãn và co lại phù hợp với thai nhi đang phát triển và sau đó đẩy em bé ra ngoài khi người mẹ chuyển dạ. Nếu phụ nữ không mang thai, tử cung có kích thước dài 7.5cm, rộng 5cm.

Ống dẫn trứng

Ở góc trên tử cung hai bên có ống dẫn trứng nối tử cung với buồng trứng. Buồng trứng có hình oval, đây là nơi sản xuất, lưu trữ và xảy ra quá trình rụng trứng.

Buồng trứng

Có hai ống dẫn trứng, mỗi ống gắn vào một bên tử cung, lòng ống rộng tương đương kim khâu. Đầu kia của mỗi ống là một cấu trúc hình phễu gọi là tua vòi, quấn quanh buồng trứng nhưng không hoàn toàn bám vào nó. Khi một quả trứng phóng ra khỏi buồng trứng, nó sẽ rơi vào ống dẫn trứng, nhưng sợi lông nhỏ trong lòng ống vận động giúp đẩy trứng đi về phía tử cung.

Ngoài ra, buồng trứng cũng là một phần của hệ thống nội tiết vì chúng sản xuất ra hoocmon giới tính nữ như là estrogen và progesterone.

Hệ thống sinh sản nữ hoạt động như thế nào?

Hệ thống sinh sản cho phép người phụ nữ thực hiện 4 chức năng chính sản sinh trứng, quan hệ tình dục, bảo vệ và nuôi dưỡng trứng sau khi thụ tinh cho đến khi trưởng thành, sinh con.Sinh sản hữu tính không thể xảy nếu không có cơ quan sinh dục hay còn gọi là tuyến sinh dục. Ở nữ giới là buồng trứng, tạo ra giao tử nữ (trứng). Ở nam giới là tinh hoàn, tạo ra giao tử nam (tinh trùng).

Khi bé gái được sinh ra, buồng trứng chứa hàng trăm nghìn quả trứng, nhưng không hoạt động cho đến tuổi dậy thì. Khi dậy thì, tuyến yên bắt đầu tiết ra hoocmon giúp kích thích buồng trứng và tiết hoocmon sinh dục nữ, điều này khiến cho bé gái phát triển thành phụ nữ trưởng thành về mặt sinh dục.

Khi hết thời điểm dậy thì, buồng trứng sẽ giải phóng trứng hằng tháng. Một lần mỗi tháng, trong thời điểm rụng trứng, buồng trứng rụng một quả trứng vào một trong hai ống dẫn trứng.

Nếu trứng không được thụ tinh với tinh trùng trong ống dẫn trứng, nó sẽ rời khỏi cơ thể sau 2 tuần ở trong tử cung – bắt đầu chu kì kinh nguyệt mới. Máu và mô ở từ bên trong từ cung bong ra tạo thành dòng chảy kinh nguyệt.

Phụ nữ thường cảm thấy khó chịu khi sắp đến chu kì của họ – đó là hội chứng tiền kinh nguyệt. Bao gồm các triệu chứng liên quan đến cơ thể và cảm xúc chẳng hạn như: nổi mụn, đầy hơi, mệt mỏi, đau lưng, đau vú, đau đầu, táo bón, phiền muộn, cáu gắt, khó tập trung hoặc căng thẳng…

Những điều này diễn ra khoảng 7 ngày trước khi bắt đầu chu kì và biến mất khi hành kinh. Có nhiều trường hợp sẽ cảm thấy co rút vùng bụng dưới ở những ngày đầu của chu kì do prostaglandins, một chất cơ thể tiết ra làm cơ trơn tử cung co lại. Những cơn co này có thể thoáng qua hoặc dữ dội.

Có thể mất khoảng 2 năm kể từ khi có chu kì kinh nguyệt lần đầu tiên để cơ thể phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn. Trong thời gian này, cơ thể đanng điều chỉnh các hoocmon do tuổi dậy thì mang đến. Trung bình chu kỳ hằng tháng là 28 ngày, nhưng phạm vi thông thường là từ 21 đến 35 ngày.

Điều gì xảy ra khi trứng được thụ tinh

Khi nam nữ quan hệ tình dục trong xung quanh thời điểm rụng trứng của phụ nữ vài ngày, quá trình thụ tinh có thể xảy ra. Khi nam giới xuất tinh vào trong âm đạo người phụ nữ, một lượng nhỏ tinh dịch sẽ đọng lại trong đó. Hàng triệu con tinh trùng ở trong này sẽ bơi từ âm đạo, đi qua cổ tử cung, tử cung và gặp trứng ở ống dẫn trứng.

Sau khi trứng thụ tinh (hợp tử) 5-6 ngày, nó phát triển thành phôi nang gồm nhiều tế bào. Phôi nang di chuyển làm tổ ở niêm mạc tử cung. Hoocmon estrogen được buồng trứng tiết ra làm cho niêm mạc tử cung dày và nhiều mạch máu. Progesteron ổn định độ dày và mạch máu niêm mạc để phôi nang có thể bám dính và hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó.

Quá trình phát triển từ phôi nang để hình thành em bé là một quá trình phức tạp. Sau 9 tháng, nếu mọi việc suôn sẻ, một em bé sẽ chào đời.

IVF Hồng Ngọc hy vọng thông qua bài viết này, các chị em sẽ có thêm được những thông tin cần thiết để hiểu thêm về hệ sinh sản của bản thân.

>>> ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

    Δ

    Xem thêm các bài viết khác:

    Stress ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

    Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?

    9 thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản