Tìm Hiểu Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Luật Hùng Sơn

Doanh nghiệp fdi là gì? Hiện nay Việt Nam chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các nguồn lực kinh tế vẫn còn yếu kém, nhỏ lẻ và manh mún. Đây có lẽ là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp FDI là gì? Khái niệm, đặc điểm và phân loại? Ảnh hưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (PDI) tại Việt Nam. Luật Hùng Sơn xin giới thiệu trong bài viết này.

Quảng cáo

Tìm hiểu về doanh nghiệp fdi

Khái niệm fdi là gì?

FDI là một hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập các nhà máy thực hiện hoạt động sản xuất  kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài từ các hoạt động kinh doanh.

FDI là viết tắt của từ “Foreign Direct Investment” được dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Doanh nghiệp fdi là gì?

Căn cứ theo Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có định nghĩa một cách khái quát tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là các thành viên hoặc các cổ đông.”

Như vậy, theo quy định trên  ta có thể hiểu một doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ bao gồm các loại sau:

– Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%.

– Doanh nghiệp có cá nhân là người nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập hoặc mua vốn góp).

Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau.

  • Thiết lập các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi họ được đầu tư;

  • Thiết lập quyền sở hữu cùng với sự quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư;

  • FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp hoặc của các tổ chức đa quốc gia;

  • Thể hiện quyền chuyển giao công nghệ hoặc kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa

  • Luôn luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế

Phân loại doanh nghiệp FDI

Dựa theo bản chất đầu tư

Đầu tư phương tiện hoạt động:

  • Bản chất đầu tư hình thức này là công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước thực hiện đầu tư;

  • Hình thức đầu tư này làm tăng về khối lượng đầu tư vào.

Mua lại và sáp nhập

  • Đây là hình thức hai hay nhiều các doanh nghiệp, công ty có vốn FDI đang hoạt động thực hiện thủ tục sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư.

  • Hình thức này không nhất thiết dẫn đến tăng về khối lượng đầu tư vào.

Dựa theo tính chất dòng vốn

Vốn chứng khoán

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua các cổ phần hoặc mua trái phiếu của doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức cụ thể đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý vào công ty.

Vốn tái đầu tư

Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận khi chưa phân phối thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ dùng để thực hiện đầu tư thêm mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ, bù trừ công nợ nội bộ

Vốn vay nội bộ hay từ các khoản giao dịch nợ, bù trừ công nợ trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là giữa các chi nhánh hay trong công ty con cùng của một công ty đa quốc gia có thể thực hiện cho nhau vay để hoạt động đầu tư hay mua các loại cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp của nhau. Sau đó bù trừ công nợ để chuyển thành phần vốn góp mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa theo động cơ của các nhà đầu tư  

Vốn tìm kiếm tài nguyên

Đây là các dòng vốn nhằm mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở các nước tiếp nhận, khai thác nguồn nhân lực lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động có kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm để khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Đây cũng là một cách khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành giữa các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ mình đang cạnh tranh.

Vốn tìm kiếm hiệu quả

Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng việc giá thành đầu vào kinh doanh mức thấp ở nước tiếp nhận như về giá về nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố để thực hiện hoạt động sản xuất: điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng rẻ, thuế suất ưu đãi hỗ trợ…

Vốn tìm kiếm thị trường

Đây là một hình thức đầu tư nhằm để mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị các đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, nó còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và các khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

doanh nghiệp fdi là gì
doanh nghiệp fdi là gì

Công ty FDI có lợi ích như thế nào với nền kinh tế

Tăng trưởng nền kinh thế

Đầu tư nước ngoài đây là một nguồn vốn được dịch chuyển từ nguồn vốn ngoại tệ sang Việt Nam điều này góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế và phát huy tối đa nguồn vốn sẵn có.

Tiếp cận công nghệ và bí quyết quản lý

Thu hút đầu tư nước ngoài từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp cho một nước có cơ hội được tiếp thu công nghệ mới và các bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Bởi những công ty ở các nước trên thế giới có rất nhiều những kinh nghiệm, tư duy trình độ cao hơn, thì chúng ta có thể học hỏi, phát huy khả năng lao động sáng tạo, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đẩy mạnh xuất nhập khẩu

Khi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các công ty đa quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả trong các doanh nghiệp khác trong nước cũng có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Điều này, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường giao thương giữa các nước trên khu vực và trên thế giới với nhau.

Tạo ra nhiều cơ hội việc làm

Một trong những mục đích của FDI là để khai thác các điều kiện để đạt được với nguồn chi phí sản xuất thấp, nên sẽ thuê mướn nhiều lao động ở Việt Nam. Đồng thời, việc các doanh nghiệp nước ngoài chi trả mức lương tối thiểu cao hơn, từ đó góp phần cải thiện cuộc sống cho người lao động, sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng cho kinh tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện thuê mướn lao động, đào tạo các kỹ năng về nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là sự mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được doanh nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ nhân lực về lao động có kỹ năng cho đất nước đồng thời thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà có cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước

Khi bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào vào đầu tư ở Việt Nam đều phải thực hiện đóng thuế suất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, việc thu được nguồn thuế từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng là một nguồn thu ngân sách quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn trong việc phát triển dòng tiền, nền kinh tế tại Việt Nam.

Hạn chế của FDI

Bên cạnh những mặt tích cực mà FDI đem lại thì có thể gây ra một số hạn chế sau:

Việc sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng và huy động tối đa nguồn vốn từ doanh nghiệp trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư và có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu tỷ trọng của FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn để đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể sẽ bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển sẽ bị lệ thuộc vào bên ngoài, thiếu tính vững chắc, ổn định.

Đôi khi các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ các đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp có vốn trong nước.

Thực tế hiện nay đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác là nhà đầu tư nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị hoặc vật tư đã lạc hậu lỗi thời, đã qua sử dụng, hoặc nhiều khi đã đến thời hạn để thanh lý, gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

Thông qua sức mạnh hơn hẳn về nguồn tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về tình hình kinh tế- xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng với nhau.

Với những mặt bất lợi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp an toàn phù hợp, nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư có thể hạn chế, giảm thiểu những rủi ro tác động tiêu cực này và xử lý hài hòa trong mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích của quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.

Quảng cáo

Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Thành lập doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư của nước ngoài – Đầu tư trực tiếp

Bước 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên cổng thông tin Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư phải kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư của mình trên Hệ thống. Sau khi tiến hành thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép đầu tư, nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản trên hệ thống này và sẽ dùng chính tài khoản này để theo dõi tình hình hồ sơ. Thông qua hệ thống đó, Cơ quan Đăng ký đầu tư dùng để tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập lần đầu để đầu tư tại Việt Nam thì cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài.

– Văn bản đề xuất thực hiện dự án đầu tư

– Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân:

  • Hộ chiếu bản công chứng đủ các trang;

  • Văn bản hoặc tài liệu xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.

– Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức

  • Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân khác tương đương.

  • Báo cáo tài chính trong vòng 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, kèm theo văn bản cam kết hỗ trợ cho vay vốn từ công ty mẹ, hoặc cam kết hỗ trợ tài chính từ tổ chức tài chính, bảo lãnh đủ năng lực tài chính cùng với tài liệu chứng minh năng lực tài chính.

– Tài liệu liêụ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thuê, hợp đồng cho thuê văn phòng.

– Nếu dự án đầu tư có sử dụng công nghệ hạn chế thì phải chuẩn bị bản giải trình về công nghệ hạn chế sử dụng trong dự án.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Thực hiện thủ tục khắc con dấu công ty.

Bước 4: Chỉ dành cho doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa

Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ tại Sở Công thương.

Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy, ngay sau khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.

Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư tiếp tục tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, kê khai và nộp lệ phí môn bài, phát hành hóa đơn điện tử….

Thành lập công ty FDI có vốn nước ngoài bằng hình thức đầu tư gián tiếp

Đối với phương thức này thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty ở Việt Nam. Đây là một cách thức đơn giản nhất để không phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, sẽ phải thực hiện theo 2 bước sau:

– Bước 1: Nhà đầu tiến hành đăng ký mua vốn góp, cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp của Việt Nam. Hồ sơ sẽ gồm như sau:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;

  • Bản sao công chứng và xác nhận hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân hoặc pháp nhân của nhà đầu tư từ nước ngoài như hộ chiếu và giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Bước 2: Làm thủ tục chuyển nhượng, mua bán vốn góp, cổ phần theo quy định pháp luật.

Dịch vụ thành lập công ty FDI nhanh gọn tại luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn luôn mong muốn được cung cấp một dịch vụ thành lập công ty FDI trọn gói và nhanh gọn nhất cho quý khách hàng. 

Để thuận tiện nhất đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ, trong quá trình đôi bên hợp tác, chúng tôi sẽ cử luật sư tư vấn trực tiếp với khách hàng về việc giao nhận các tài liệu liên quan, khi thực hiện thủ tục.

Ngoài ra, Luật Hùng Sơn còn có những ưu điểm nổi bật như:

– Đội ngũ Luật sư có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm;

– Chi phí cho dịch vụ thành lập doanh nghiệp FDI rất hợp lý;

– Chúng tôi luôn làm việc với tinh thần hết mình, nhiệt tình và tận tâm với khách hàng;

– Nhiều chương trình khuyến mãi và có ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi thực hiện;

– Hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi và thực hiện nhanh nhất có thể;

– Cung cấp các dịch vụ toàn diện về tư vấn pháp luật.

Quý khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp FDI tại luật Hùng Sơn không chỉ được các luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục sau thành lập doanh nghiệp mà còn được tư vấn về mọi thủ tục pháp lý mà công ty gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số Tổng đài: 0964 509 555 để được hỗ trợ.

5/5 – (1 bình chọn)