Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Tiểu luận là một trong những thuật ngữ mà chúng ta thường hay bắt gặp, nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Việc chọn lựa đề tài cho một bài tiểu luận vốn dĩ đã hề không đơn giản, mà khi đã chọn được đề tài thì việc trình bày, diễn giải, phân tích vấn đề đã được chọn càng khó khăn hơn. Theo đó, một trỏng những thức uống đang thu hút khá nhiều giới trẻ hiện nay phải nhắc đến trà sữa. Do đó, tiểu luận về đề tài lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa đang được nhiều người quan tâm do tính ứng dụng và thực tiễn mà nó mang lại trong cuộc sống ngày nay. Để hiểu rõ hơn về tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tiểu Luận Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Trà Sữa

Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

1. Khái quát về tiểu luận

Tiểu luận được hiểu là một bài viết được thể hiện dưới dạng văn bản, dùng để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề mà người viết muốn thể hiện.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Nội dung của một bài tiểu luận dù viết về vấn đề gì thì cũng phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả nghiên cứu mà người viết phát hiện được, hay nêu ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết.

Thông qua bài tiểu luận, người viết sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình, từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận người viết sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng.

Một bài tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo…

2. Cách thức trình bày tiểu luận

Thông thường một bài tiểu luận thường có bố cục chi tiết như sau:

  • Phần trang bìa: được đặt ở phía ngoài cùng của một bài tiểu luận và được in bằng giấy cứng. Khi trình bày trang bìa phải có đầy đủ các thông tin như sau: Phía trên cùng trang bìa là tên của trường và tên khoa của người thực hiện. Sau đó là logo của trường. Phần giữa trang bìa sẽ thể hiện tên đề tài nghiên cứu và được trình bày bằng khổ chữ to. Phía góc phải cuối trang bìa ghi họ và tên của giảng viên hướng dẫn, tên người viết tiểu luận, mã sinh viên, ngày tháng thực hiện. Mỗi trường sẽ có quy định đóng trang bìa sao cho phù hợp nhất.
  • Trang phụ bìa được lập theo bìa mẫu của từng trường.
  • Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận.
  • Lời cảm ơn.
  • Mục lục.
  • Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ
  • Danh sách bảng biểu, hình vẽ.
  • Nội dung bài tiểu luận.
  • Danh mục tài liệu tham khảo.

Để một bài tiểu luận đạt chuẩn và ấn tượng bạn cần nắm được quy định về cách trình bày một văn bản tiêu chuẩn. Cụ thể như sau:

  • Bài tiểu luận cần được trình bày trên khổ giấy A4 với kích thước 210×297 mm và thuộc định dạng kiểu trang đứng.
  • Sử dụng Font chữ Time New Roman
  • Cỡ chữ phần nội dung là 13 và cỡ chữ phần đề mục thường là 13 hoặc 14. Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
  • Cách dãn dòng từ 1.2 – 1.3 lines.
  • Căn lề trên, lề dưới từ 2.0 – 2.5cm, căn lề phải 2.0cm và căn lề trái từ 3.0 – 3.5cm.
  • Đối với độ dài của một bài tiểu luận sẽ không quá 30 trang và không tính phụ lục.
  • Đánh số trang đầy đủ.
  • Đính kèm thêm một trang tiêu đề với đầy đủ thông tin liên quan tới họ, tên, mã sinh viên, mã môn học, tên câu hỏi, đề tài.
  • Tại từng trang bài tiểu luận sử dụng phần Header hoặc Footer để ghi tên và mã sinh viên của người thực hiện.

Dưới đây là bảng tham khảo cách trình bày tiểu luận:

Đề mục
Cỡ chữ
Định dạng
Canh lề trang

 Tên chương
14
 In hoa in đậm
Giữa

 Tên tiểu mục mức 1
13
 In hoa in đậm
Trái

 Tên tiểu mục mức 2
13
 Chữ thường chữ đậm
Trái

 Tên tiểu mục mức 3
13
 Chữ thường, nghiêng
Trái

 Nội dung
13
 Normal
Đều

 Tên khóa học
13
 Nghiêng
Đều

 Bảng(Table)
12
 Normal
Trái

 Chú thích bảng
10
 Nghiêng
Trái, dưới bảng

 Tên bảng
11
 Đậm
Trái, trên bảng

 Tên hình
11
 Đậm
Trái, dưới hình

 Tài liệu tham khảo
11
 Xem mục E
Chú thích bên dưới

3. Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Tên đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Trà sữa là thức uống đã và đang được giới trẻ cực kỳ yêu thích hiện nay. Chính vì thế mà việc kinh doanh quán trà sữa trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho sự khởi nghiệp. Để hoạt động kinh doanh quán trà sữa đạt được hiệu quả thì người kinh doanh cần phải lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng. Bài tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa dưới đây sẽ giúp các bạn lên ý tưởng kinh doanh, phân tích nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh và đưa ra các chiến lược phát triển hiệu quả. Theo đó, nội dung của bài tiểu luận kinh doanh quán trà sữa có thể tham khảo như sau:

  • I. Tổng Quan Về Lập Kế Hoạch Kinh Doanh
  • 1.1 Kế Hoạch kinh doanh là gì?
  • 1.2 Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh
  • 1.3 Kết cấu một bản kế hoạch kinh doanh
  • II. Lập Kế Hoạch Kinh Doanh
  • 2.1 Ý tưởng kinh doanh
  • 2.1.1 Mô tả về ý tưởng kinh doanh
  • 2.1.2 Lập ý tưởng kinh doanh
  • 2.2 Mô tả về sản phẩm của quán
  • 2.2.1 Các sản phẩm của quán
  • 2.2.2 Chi tiết bên trong quán
  • 2.3 Phân Tích tích thị trường
  • 2.3.1 Nhu cầu thị trường
  • 2.3.2 Đối tượng, phạm vi khách hàng
  • 2.3.3 Mục tiêu của quán trà sữa
  • 2.3.4 đối thủ cạnh tranh
  • 2.4 Chiến lược và Chiến Lược Marketing
  • 2.4.1 Chiến lược giá
  • 2.4.2 Chiến lược marketing chung cho quán
  • 2.5 Kế hoạch bán hàng và đầu tư
  • 2.5.1 Kế hoạch bán hàng
  • 2.5.2 kế hoạch Nhập hàng
  • 2.5.3 Kế hoạch quản lý nhân sự
  • 2.6 Kế Hoạch tài chính
  • III. NHẬN ĐỊNH RỦI RO
  • 3.1. PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA VỚI SẢN PHẨM KINH DOANH
  • 3.1.1. Xác định sai phân khúc thị trường
  • 3.1.2. Xác định phong cách quán không phù hợp với thời đại
  • 3.1.3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh không phù hợp
  • 3.1.4. Chưa có kế hoạch marketing hiệu quả
  • 3.1.5. Khó khăn trong việc quản lý nhân viên khi mình không có mặt ở quán
  • 3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
  • IV Kết luận

Một số nội dung cần chú ý như sau:

  • Lý do lựa chọn xây dựng phương án kinh doanh quán trà sữa

– Giới thiệu sơ bộ về hoạt động kinh doanh trà sữa trên thị trường thời gian gần đây: Trà sữa là một thức uống ngon và phổ biến của Đài Loan khoảng hơn 25 năm về trước, món trà sữa này cho đến nay vẫn là thức uống yêu thích của nhiều thế hệ bạn trẻ, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Hiện nay, trà sữa đã đươc nhiều quốc gia yêu thích và bày bán dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, khi du nhập vào các quốc gia khác, món trà sữa đã có những biến tấu riêng để phù hợp hơn với phong cách ẩm thực và văn hóa của từng quốc gia. Ở Việt Nam, trà sữa xuất hiện từ khoảng cuối năm 2002, đầu năm 2003 và sau đó phát triển mạnh mẽ trên khắp các thành phố lớn trên cả nước. Hoạt động kinh doanh trà sữa rất đa dạng, có thể chỉ là xe đẩy bán hàng ở vỉa hè cho đến những quán trà sữa bình dân, những quán hạng sang, những quán trà sữa trong những trung tâm thương mại lớn. Tuy nhiên, dù ở quy mô kinh doanh nào thì kinh doanh trà sữa vẫn rất thu hút đông đảo giới trẻ nói riêng và mọi tầng lớp khách hang nói chung.

– Lý do chọn lựa thực hiện hoạt động kinh doanh này: Với nhu cầu khách hàng rộng lớn như vậy, kinh doanh trà sữa được đánh giá là một ngành kinh doanh giàu tiềm năng. Tuy nhiên hiện nay, việc kinh doanh trà sữa gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, chính vì vậy khi quyết định thành lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa, bản thân sinh viên thực hiện cần phải nghiên cứu thị trường và phân tích hoạt động kinh doanh thật chi tiết.

  • Giới thiệu ý tưởng kinh doanh

Hiện nay, kinh doanh trà sữa gần như đã bão hòa, cho nên để thu hút sự chú ý của khách hàng, quán tập trung vào tích hợp giữa cung cấp các loại thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và dịch vụ chiếu phim miễn phí để tăng khả năng thành công. Khách hàng mục tiêu của quán nhắm vào học sinh, sinh viên, quán kinh doanh các loại thức uống, bao gồm các loại trà sữa, trà sữa trái cây, trà sữa soda, sinh tố, kem tuyết, và cà phê. Quán cũng cung cấp một số loại thức ăn, điểm tâm nhẹ cho khách hàng. Để phát triển ổn định, quán tập trung vào chất lượng sản phẩm và không gian quán.

  • Thông tin cơ bản về quán

1.3.1. Đặc điểm của quán

  • Tên quán: Trà sữa XYZ
  • Địa chỉ:
  • Chủ đầu tư:
  • Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ ăn uống. Chuyên cung các loại trà sữa, sinh tố, cà phê, kem, một số loại thức ăn… đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thưc phẩm.
  • Hình thức kinh doanh: Thuê địa điểm và đầu tư mới toàn bộ trang thiết bị phục vụ dự án.
  • Loại hình kinh doanh: Kinh doanh hộ cá thể
  • Quy mô vốn:
  • Các khoản thuế phải đóng: Thuế môn bài, thuế khoán
  • Giấy phép kinh doanh: Được cấp phép kinh doanh bởi Phòng đăng ký kinh doanh quận AB.
  • Logo:
  • Slogan:
  • Email:
  • Ngày dự kiến thành lập:

1.3.2. Sản phẩm kinh doanh

– Sản phẩm: các loại thức uống thơm ngon và chất lượng. Có các nhóm chính sau:

  • Trà sữa
  • Trà sữa trái cây
  • Trà xanh soda
  • Kem tuyết
  • Ngoài ra còn có những món ăn nhẹ cực kỳ hấp dẫn, thường xuyên cập nhập các món mới, đón đầu xu thế của thị trường

– Dịch vụ: cung cấp dịch vụ chiếu phim miễn phí cho khách hàng. Khi đến với quán, ngoài được phục vụ những thức uống, món ăn thơm ngon bổ dưỡng, khách hàng sẽ được thưởng thức những bộ phim hay và ý nghĩa. Quán trang bị một màng hình 100 inch, mang đến cho khách hàng một cái nhìn rộng hơn, thoải mái hơn. Ngoài ra, khách hàng có thể yêu cầu phim được chiếu thông qua hộp thư góp ý của quán.

  • Mục tiêu kinh doanh, thành quả cần đạt được, tầm nhìn và sứ mệnh

– Các mục tiêu kinh doanh: được đảm bảo theo nguyên tắc SMART giúp định hình cho quán hoạt động rõ ràng và đi đúng hướng hoạch định trong tương lai. Khi đặt được các mục tiêu hợp lý thì chủ đầu tư có thể đánh giá được khả năng của mình và lên kế hoạch thực hiện nó. Nguyên tắc SMART bao gồm:

  • S – Specific – Cụ thể, dễ hiểu
  • M- Mwesurable: Đo lường
  • A – Attainable: Nằm trong khả năng của bạn
  • R – Relevant: Liên quan đến tầm nhìn chung
  • T – Time-Bound: Có thời hạn

– Thành quả:

  • Danh tiếng của quán được phổ biến rộng rãi.
  • Số lượng khách hàng đến ổn định.
  • Được đánh giá tốt của khách hàng về chất lượng dịch vụ thông qua các khảo sát của quán về sự hài lòng của khách hàng.

-Tầm nhìn: trở thành nhà cung cấp thức uống sạch, thân thiện với sức khỏe khách hàng. Đến năm 2030, quán sẽ thành lập chuỗi Cửa hàng trà sữa cung cấp dịch vụ ăn uống thương hiệu Việt, Tạo thương hiệu mạnh, vững chắc khi nói đến cửa hàng.

– Sứ mạng:

  • Cung cấp dịch vụ ăn uống một cách tốt nhất đảm bảo sức khỏe vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cung cấp dịch vụ chiếu phim miễn phí, mang đến phút giây thư giãn cho khách hàng
  • Cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cập nhật và đổi mới, tạo hương vị thích thú cho khách hàng, hướng tới sự tươi trẻ.
  • Tăng giá trị của cửa hàng để việc quản trị được đáp ứng, đảm bảo việc bảo toàn vốn và gia tăng lợi nhuận.
  • Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

Kế hoạch được hiểu là một bản hoạch định có tính hệ thống, một chương trình hoặc một phương pháp đã được vạch ra trước để đạt được mục tiêu. Kế hoạch kinh doanh hàm chứa những tư duy sâu sắc, những ý tưởng sáng tạo được hình thành trên cơ sở phân tích thấu đáo môi trường bên trong và bên ngoài. Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh quán trà sữa được áp dụng là 5WH2C5M bao gồm:

– Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc– Why

Từ ý tưởng kinh doanh trà sữa ban đầu và sau khi thu thập các thông tin thị trường tiến hành đặt mục tiên cho kế hoạch kinh doanh trà sữa. Giải thích lý do tại sao phải thực xây dựng kế hoạch kinh doanh này, ý nghĩa khi thực hiện kế hoạch kinh doanh này với bản thân nhà đầu tư, xã hội.

– Xác định nội dung công việc – What

Đây là khâu rất quan trọng trong kế hoạch, cần phải xác định nội dung công việc sẽ thực hiện, công việc nào làm trước, công việc nào làm sau. Khi đã có được nội dung cần thực hiện sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho kế hoạch, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các công việc cần thực hiện sẽ được trình bày ở Phần 3.

– Xác định 3 W: Ở đâu- where, Khi nào – when, Ai – who

Cần phải xác định được các công việc thực hiện ở đâu,, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh xung quanh quán,… Nguồn lực sử dùng được lấy từ đâu, chi phí đầu tư ban đầu bao nhiêu, nguồn vốn lấy từ đâu.

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát ở toàn bộ các công việc, đó chính là “Where”, kiểm tra thời gian thực hiện có đúng kế hoạch, chi phí thực hiện so với kế hoạch, kết quả của từng công việc. Tương tự như vậy, công việc được thực hiện khi nào, khi nào thì sử dụng các nguồn lực, khi nào tiến hành kiểm tra.

Cuối cùng là “Who”, ai sẽ thực hiện các công việc, ai sẽ tham gia vào công đoạn làm việc nào. Chủ đầu tư sẽ tham gia vào các công việc nào, khi nào thì thuê thêm người làm, họ sẽ làm những công việc gì.

– Xác định cách thức thực hiện – How

Xác định cách thức thực hiện từng công việc trong kế hoạch kinh doanh từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối cùng. Các công việc chính sẽ cần làm là phân tích thị trường, lập các kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện dự án và khai trương.

Công việc phân tích thị trường được thực hiện đầu tiên, để thực hiện công việc này sẽ sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và đi thực tế thị trường. Tiếp theo là lập các kế hoạch cụ thể cho dự án, bao gồm xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, quản lý rủi ro. Đối với kế hoạch tài chính cần cho thấy được vốn đầu tư ban đầu là bao nhiêu, huy động từ đâu. Xác định chi phí hoạt động của quán, dự báo doanh thu, dự kiến thu chi tiền mặt, kế hoạch trả nợ, dự báo kết quả kinh doanh, đánh tính khả thi của dự án bằng các chỉ số tài chính, hiện giá thu nhập thuần, thời gian hoàn vốn.

Giai đoạn tiếp theo là triển khai thực hiện các kế hoạch đã đề ra, sẽ thực hiện đăng ký kinh doanh, thuê nhà thầu để xây dựng – sửa chữa lại mặt bằng. Hoàn thành các công tác trang trí, tổ chức nhân sự, marketing, khai trương như đã lên kế hoạch.

– Xác định phương pháp kiểm soát – Control, xác định phương pháp kiểm tra – Check

Việc xác định phương pháp kiểm soát à kiểm tra dự án sẽ giúp thực hiện dự án tốt hơn. Công việc này sẽ được thực hiện nhờ sự trợ giúp của phần mềm quản lý dự án MS. Project.

– Xác định nguồn lực thực hiện – 5M: Con người – Man, Nguyên vật liệu – Material, Máy móc – Machine, Tiền – Money, Phương pháp – Method.

Cần xác định nguồn lực tham gia dự án, nguồn lực đó từ đâu, chi phí sử dụng nguồn lực đó như thế nào. Về con người, chủ đầu tư sẽ tham gia tất cả các công việc trong dự án, khi cần sử dụng thêm nhân lực thì sẽ thuê ngoài. Về nguyên vật liệu và máy móc sẽ lập danh sách những thứ cần chuẩn bị, số lượng, giá cả, nhà cung cấp. Tiếp theo xác định số vốn cần thiết, cách sử dụng nguồn vốn và phương pháp thực hiện và giám sát dự án.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

5/5 – (1707 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin