Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên – Tổng Hợp Bài Tiểu Luận Môn Học, Tiểu Luận Chuyên Viên Chính

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Thực trạng sử dụng mạng xã hội và tiểu luận về sinh viên trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562

1. Khát quát chung về mạng xã hội. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên

1.1. Khái niệm:

Mạng xã hội hay còn gọi là một cộng đồng ảo, là một công cụ để kết nối mọi người trên khắp mọi miền lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau như để nói chuyện, chia sẻ sở thích, kết bạn với những người mới, hoạt động kinh doanh,… nó không phân biệt thời gian và không gian sử dụng.
Các thành viên tham gia vào mạng xã hội khi được gọi là cộng đồng mạng.
Mạng xã hội có nhiều tính năng và trở thành một phần tất yếu cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau phổ biến đối với chúng ta là Facebook, Zalo, Google, YouTube…
Mạng xã hội là một loại hình dịch vụ kinh doanh, vì khi muốn sử dụng ta phải bỏ tiền ra mới có thể sử dụng được có thể kết nối chia sẻ với mọi người, vì vậy đây là một loại hình dịch vụ kinh doanh là dịch vụ thu tiền gián tiếp thông qua người sử dụng.

1.2 Đặc điểm cơ bản của mạng xã hội:

-Đặc điểm thứ nhất ít là có sự tham gia trực tiếp của cá nhân hay chủ thể;
-Đặc điểm thứ hai là mạng xã hội sẽ có trang web mở các thành viên trong nhóm đó sẽ biết được thông tin mà người dùng đăng tải lên. (Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên)

2. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên:

Những năm gần đây mạng xã hội được phát triển mạnh mẽ, lan rộng và ảnh hưởng một cách chóng mặt. Thanh niên ( học sinh, sinh viên ) là những thành phần bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mạng xã hội. Sự xuất hiện của mạng xã hội (MXH) với những tính năng, nguồn thông tin phong phú đa dạng, đã thật sự đi vào đời sống của cư dân mạng, và mạng xã hội ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, lối sống, tư duy của một bộ phận sinh viên (SV). Không thể phủ định lợi ích tích cực của mạng xã hôi mang lại cho sinh viên song nó cũng gây ảnh hưởng khá lớn đến lối sống làm xao nhãng việc học, sống khép kín sa vào “ thế giới ảo” do mạng xã hội mang lại mà quên đi cuộc sống thực đang diễn ra. Họ dành khá nhiều thời gian trong ngày dành cho mạng xã hội.
Biểu đồ 1: Thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trong 24h (%):

Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng xã hội từ 1 đến dưới 3 giờ/ngày là cao nhất (chiếm đến 44%), và từ 3 giờ đến dưới 5 giờ/ngày (chiếm 32%). Đáng chú ý nhất là có 5% sinh viên cho biết họ thường bỏ ra bỏ ra trên 8 giờ để sử dụng mạng xã hội. Lượng thời gian này rất đáng báo động về dấu hiệu cho thấy nguy cơ nghiện mạng xã hội của sinh viên hiện nay.
Qua một kết quả điều tra số liệu thống kê mức độ sử dụng mạng xã hội trong sinh viên cho thấy trong tổng số 4247 sinh viên được khảo sát có đến 4205 sinh viên (chiếm 99%) có sử dụng mạng xã hội (Số liệu tham khảo). Vây câu hỏi là mạng xã hội nào hiện nay đang được sinh viên sử dụng nhiều nhất?
Biểu đồ 2: Mạng xã hội được sinh viên sử dụng nhiều nhất hiện nay:(Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên)

Biểu đồ 2 cho thấy Facebook hiện nay được dùng nhiều nhất (86%), do nhu cầu kết bạn và tính tương tác cao và phát triển sớm trên nhiều thiết bị nên mức độ sử dụng Facebook đối với sinh viên là rất cao.
Ở vị trí thứ 2 trong khảo sát lần này là Youtube (chiếm 60%) sinh viên sử dụng. Youtube được sử dụng khá nhiều là do tính tiện dụng trong việc chia sẻ video trực tuyến và có khả năng chứa đựng lượng video lớn với đầy đủ chương trình giải trí do các thành viên chia sẻ, song Youtube giúp sinh viên có thể học hỏi được những chủ đề đa dạng như các kỹ năng sống, ngoại ngữ, lịch sử, cách lựa chọn mỹ phẩm, trang phục ….
Google được xếp ở vi trí thứ 3 trong số các mạng xã hội được sinh viên sử dung nhiều nhất hiện nay với tỷ lệ 56%. Các sinh viên ở Việt Nam do yêu cầu hoc tập nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên cần phải tạo (Gmail) để liên lạc với giảng viên và các thành viên trong nhóm học tâp.
Sinh viên sử dụng mạng xã hôi chủ yếu là do nhu cầu giải trí, học tâp, liên lạc với gia đình, bạn bè, măc dù áp lực từ mạng xã hội gây ra cho sinh viên chưa lớn nhưng khi sinh viên có nhu cầu sử dụng mạng xã hội càng cao thì họ càng dễ có nguy cơ lệ thuộc và chịu áp lực lớn từ mạng xã hội.

3. Lợi ích của mạng xã hội. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên

• Có thể nói, mạng xã hội là một trong những loại mạng thông dụng được mọi người sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó mang tính tất yếu và quan trọng trong cuộc sống của từng mỗi cá nhân con người trong thời đại hội nhập.
• Trong thời đại công nghệ hiện đại ngày càng phát triển (thời đại công nghệ 4.0) nếu như không có sự phát triển của mạng xã hội thì dường như chúng ta đang sống chậm lại sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay.

• Mạng xã hội khi người khác nhìn vào thì chỉ biết đến mặt hạn chế hay tác hại mà nó gây ra mà không quan tâm đến rằng chúng đem lại lợi ích rất lớn trong cuộc sống xã hội ngày càng hội nhập với tiến trình phát triển của thời đại.
• Sau đây là một số lợi ích mà mạng xã hội đem lại:
 Mạng xã hội đem lại cho chúng ta được những mối quan hệ rộng, nhiều bạn bè không chỉ trong và ngoài nước, nhiều lĩnh vực,… nhờ vào sự kết nối cộng đồng trong nước và quốc tế.
– Ví dụ:
Nhờ vào mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,… ta có thể kết bạn với mọi người.
 Bắt kịp những thông tin, tin tức, báo chí, những sự vật, hiện tượng, những thông tin thời sự bổ ích mà không cần đến báo giấy, tivi,…
– Ví dụ:
+ Muốn tìm hiểu việc bầu cử Tổng thống đang diễn ra như thế nào.
+ Tìm hiểu thông tin tuyển sinh 2019 thông qua các trang mạng của các trường đại học, bộ GD&ĐT về hình thức tuyển sinh, các khối xét tuyển theo từng ngành,…
 Là công cụ hữu hiệu giúp chúng ta trong việc học tập.(Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên)
– Ví dụ:
+ Những bài toán mang độ khó cao ta có thể tham khảo trên nhiều trang mạng về cách tính, công thức áp dụng cho bài toán.
+ Những đề án, hạng mục nếu thắc mắc về nội dung ta cũng có thể tham khảo nội dung của các bài viết trên Google,…
 Dễ dàng trong việc trò chuyện cùng người thân, bạn bè mà không tốn bất kì cước phí hay chi phí nào.
– Ví dụ:
+ Có thể trò chuyện, chat, nói chuyện với bạn bè, người thân thông qua Facebook, Zalo, Instagram, Messenger,…
+ Gọi video call trực tiếp vừa tiết kiệm được cước phí mà vừa có thể nhìn thấy nhau trên video, thuận tiện cho những người xa nhà, người thân, bạn bè,…
 Là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng trong việc giáo dục, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chế độ Xã hội chủ nghĩa cho người dân, học sinh, sinh viên.
– Ví dụ:
Thông qua các trang mạng xã hội như Google, YouTube, thì Đảng và Nhà nước thuận tiện hơn trong việc kêu gọi người dân nhiều chính sách, kế hoạch như: thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình; thực hiện kế hoạch tham gia nghĩa vụ quân sự hàng năm;…
 Là công cụ để kinh doanh, quảng cáo miễn phí trên các trang trực tuyến như Facebook,…

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

– Ví dụ:
Live stream để giới thiệu, quảng cáo các loại mặt hàng như: quần áo, giày dép, mỹ phẩm,…
 Kết nối yêu thương và hòa nhập với cộng đồng.
 Khuyến khích phát huy tài năng, tính năng động, sang tạo, tư duy của con người.(Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên)
– Ví dụ:
Nhờ vào các trang mạng như Facebook, YouTube để có thể đăng tải một số đoạn video ngắn về ca hát, tiểu phẩm, tài năng khác của bạn rồi đăng lên.
 Giúp cải thiện được những kỹ năng sống, những kiến thức phong phú thông qua các trang dạy trực tuyến, online,… mà không cần tìm các lớp học thêm.
– Ví dụ:
Học tiếng Anh trực tuyến online mà không cần phải đến các trung tâm đào tạo hay lớp học.
 Mang tính giải trí cao, giảm căng thẳng, stress công việc học tập.
– Ví dụ:
+ Chơi các trò chơi trực tuyến trên Facebook, Zalo,… cùng bạn bè.
+ Xem những chương trình giải trí trên YouTube.

4. Tác hại của mạng xã hội.

• Theo thống kê trung tâm số liệu Internet Quốc tế tính đến hết tháng 6 năm 2015 Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng Internet đạt mức thâm nhập trên dân số số 48%, đứng thứ 6 khu vực Đông Nam Á.
• Trung bình mỗi ngày người Việt Nam lên mạng hơn 5 giờ đối với người dùng máy tính và gần 3 giờ đối với người dùng điện thoại.(Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên)
• Vì vậy, sau đây là tác hại mà mạng xã hội đem lại cho con người:
 Tiêu tốn thời gian vào việc sử dụng mạng xã hội khi không có mục đích.
– Ví dụ:
Chỉ dùng toàn bộ thời gian vào việc chúng ta sử dụng nó mà không biết rằng những công việc, những kế hoạch của chúng ta bị đình trệ, hoãn lại thậm chí sẽ không bao giờ hoàn thành một cách sớm nhất.
 Là công cụ gây ra sự sáng tạo, tư duy, khả năng của chúng ta có thể bị giết chết.
– Ví dụ:
Những câu hỏi, đề án chúng ta có thể làm được tuy nhiên do sự phát triển của mạng xã hội, đặc biệt là Google mà chúng ta chỉ phụ thuộc vào nó không chịu tư duy của não bộ.
 Nguy cơ tiếp xúc với những thông tin không chính xác không lành mạnh.
– Ví dụ:
Muốn tìm hiểu những thông tin về các hoạt động của Đảng, xã hội nhưng lại sai lệch so với thực tế.
 Là công cụ cho các thế lực phản động tuyên truyền, giáo dục những thông tin cực đoan để chống phá Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin.
– Ví dụ:
Chúng có thể dùng mạng xã hội đăng tải những bài viết mang tính chất chống phá cách mạng, …
 Là công cụ cho các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc có thể đưa ta vào con đường phạm pháp.
– Ví dụ:
Việc chúng ta kết bạn với người lạ nhưng lại vô tình chia sẻ hết thông tin của mình mình cho người đó như: họ tên, địa chỉ nhà,… thì người đó có thể để dùng danh nghĩa của bạn tham gia các hoạt động ảnh trái với pháp luật.
 Ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Ví dụ:
Khi ta tiêu tốn thời gian vào việc sử dụng mạng xã hội có thể là Facebook, YouTube, Zalo,…trong điều kiện môi trường ánh sáng tối, không đủ, hay là chỉ nhìn vào màn hình mà không làm một việc gì thì có thể gây ra một số bệnh về mắt như: rối loạn thị giác, cận thị, bị thâm mắt,…
 Gây ra mất tâm lý dẫn đến trầm cảm.
– Ví dụ:
Chúng ta chỉ ở trong nhà để bấm điện thoại hay máy tính như xem YouTube, Facebook,…quả nhiều giờ làm cho ta ta không có thời gian để tiếp xúc với các hoạt động xã hội với bạn bè,…

5. Luật an ninh mạng khi sử dụng mạng xã hội 

Luật an ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019: Những nhóm hành vi nào bị cấm?
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lí hành vi xâm phạm an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các nhân. Luật nhằm bảo vệ tốt đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đấu tranh, xử lí nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lí hành vi vi phạm pháp luật.
Những hành vi vi phạm sẽ bị xử lí:
 Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
 Các hoạt động chống nhà nước CHXHCN Việt Nam
 Xuyên tạc lịch sử, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc
 Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng
 Thông tin sai sự thật, làm nhục vu khống
 Xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

6. Sinh viên cần sử dụng mạng xã hội?

Là sinh viên là thế hệ trẻ chúng ta cần phải sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý. Mỗi người cần phải kiểm soát trang thông tin cá nhân của mình phải sử dụng nó một cách hợp lý, không nên đăng quá nhiều cuộc sống cá nhân của mình lên mạng và ngừng theo dõi hoặc thậm chí hủy kết bạn với những người hoặc các trang thường xuyên đăng tải những hình ảnh câu chuyện tiêu cực, thay vào đó hãy kết bạn hoặc theo dõi những trang,những người bạn thường đăng tải những câu chuyện hình ảnh đẹp từ đó ta có thể chia sẻ điều đó cho bạn bè chúng ta cùng biết thì cuộc sống tốt đẹp hơn.(Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên)
Ngoài ra phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh: Cần phải trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý không dành quá nhiều thời gian vào Facebook, Zalo,… mà để thời gian đó ta có thể đọc những câu chuyện hay trên mạng những tin tức có ích cho bản thân và có thể học tập trực tuyến qua mạng cùng với bạn bè cũng như thầy cô.
Đặc biệt đối với những bạn sinh viên năm cuối thì ta hãy sử dụng mạng xã hội để giúp ích cho mình dùng nó để tìm hiểu thông tin những công ty những doanh nghiệp tuyển dụng từ đó có thể tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình.
Nhưng không có nghĩa là các bạn không được phép sử dụng mạng xã hội có thể dùng nó để chơi những trò chơi lành mạnh sau những giờ học căng thẳng nhưng không quá đà, đó là quyền riêng tư của mỗi người nhưng phải kiểm soát bản thân để sử dụng mạng xã hội một cách tích cực.
Tôi nghĩ chúng ta nên nhớ những quy tắc ứng xử chung như không chửi thề không phát biểu thù hằn với người khác, không bình luận phân biệt giới tính, không nói chuyện bạo lực và không công kích cá nhân.

Trên đây là Tiểu luận: Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

tieuluan1