Tiểu luận: Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp
Đánh giá post
Chia sẻ đề tài Tiểu luận: Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp, đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Dịch vụ viết luận văn cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên đang làm tiểu luận triết học, nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Dịch vụ viết luận văn nhé.
Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Dịch vụ viết luận văn để được hỗ trợ làm bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận tại đây nhé.
LỜI NÓI ĐẦU
Mâu thuẫn là cái tất yếu trong đời sống,nó có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nhất là các hoạt động kinh tế, lĩnh vực mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung – cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch của từng xi nghiệp, từng công ty và tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá … Mâu thuẫn tồn tại song hành cùng sự vật hiện sự việc từ lúc sự vật sự việc bắt đầu cho tới khi sự vật sự việc đó kết thúc. Trong mỗi một sự vật, không phải hình thành chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành…
Có bao nhiêu cái “quan hệ mâu thuẫn ” xung quanh cuộc sống của chúng ta? Minh,ám; hư, thực; thuận, nghịch; đại, tiểu; cương, nhu; viễn, cận; tiến, thoái… rất rất nhiều và đơn giản nhất và dùng thông thường nhất trong đời sống hàng ngày đó chính là 2 từ “Có” và “Không”…. (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Trong xã hội Mâu thuẫn phổ biến một cách rộng rãi như vậy nhưng quan niệm không đúng về mâu thuẫn trong xã hội,(về các mặt đối lập,coi đây là những hiện tượng bất thường cần phải loại trừ) vẫn còn tồn tại. Các quan điểm sai lầm này làm hạn chế sự giải quyết mâu thuẫn, làm chậm lại sự phát triển của xã hội.Và nó cũng mang lại nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng.
Quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập là ‘‘hạt nhân’’ của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển cảu thế giới quan và vì nó là chìa khóa, là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù phép biện chứng duy vật.
Vì vậy việc kết hợp các mặt đối lập một cách biện chứng theo tinh thần của V.I.Lênin mang một vấn đề quan trọng. Và đề tài của bài tiểu luận này chính là vấn đề này: tư tưởng kết hợp các mặt đối lập và vận dụng tư tưởng này trong hoạt động các doanh nghiệp.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Nguyên Ký và cuốn sách “ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”
Chương I – QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ-NIN VỀ (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
1. Vị trí của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)
Trong lý luận biện chứng mácxít, vấn đề mâu thuẫn nói chung, vấn đề kết hợp biện chứng các mặt đối lập nói riêng luôn được chú ý xem xét giải quyết. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin một mặt khẳng địnhvai trò cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, mặt khác cũng khẳng định vai trò của sự thống nhất giữa chúng. Từ cơ sở đó các ông đã đi đến tư tưởng biện chứng về sự kết hợp các mặt đối lập trong thực tiễn.nói một cách khác, trong tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là các vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và vấn đề kết hợp các mặt đối lập. trong đó vấn đề kết hợp các mặt đối lập được các ông xem xét với tính cách là một biểu hiện hoạt động của chủ thể con người trong việc giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể nhất định, trên cơ sở đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập.
2. Nội dung quy luật (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Trong cuộc sống với tất cả những sự vật hiện tượng của nó, mỗi sự vật hiện tượng đều là một thể thống nhất được tạo thành bởi các mặt, thuộc tính , khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau phát triển ngược với nhau. Đây là những mâu thuẫn tồn tại trong sự vật hiện tượng đó.
Từ khi bắt đầu tồn tại cho đến khi kết thúc của một sự vật hiện tượng mâu thuẫn luôn cùng song hành. Trong mỗi cá thể sự vật, hiện tượng không chỉ có một mà có thể nhiều mâu thuẫn khác nhau, khi mâu thuẫn này kết thúc thì mâu thuẫn khác lại được hình thành. Cứ trên vòng xoay như vậy thế giới, cuộc sống vận động, biến đổi liên tục.
2.1 Một số khái niệm: (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
- Mâu thuẫn: Có một câu truyện nhỏ kể như sau:
Vào thời La Mã, khi mà vũ khí chính được sử dụng trong các cuộc chiến tranh ngoài kiếm ngắn, cung tên … ra thì phổ thông nhất là Mâu, nó có hình dạng gần giống cái mà ta gọi là giáo ngày nay. Ở một phiên chợ có một cửa hàng chuyên bán vũ khí, và người chủ cửa hàng này rao “Mâu của tôi nhọn và sắc nhất bất cứ vật gì dù cứng thế nào cũng có thể đâm thủng.” Một lời chào hàng nghe thật hấp dẫn!. Nhưng cũng cửa đấy sau khi bán hết Mâu họ bán Thuẫn, mà Thuẫn là cái khiên hộ thân, nâng cao khả năng sống sót của các chiến binh trong các trận chiến, người chủ cửa hàng đấy lại rao thế này “Thuẫn của tôi là chắc chắn và kiên cố nhất, dù cho vũ khí sắc nhọn đến đâu cũng không thể đâm thủng được Thuẫn của tôi .?!” Có 1 khách hàng sau khi nghe hai câu rao chào hàng của người chủ cửa hàng liền có một đề nghị “Anh thử lấy Mâu và Thuẫn của các anh đâm vào nhau xem nó sẽ thế nào?”
Không hiểu tiếp theo người chủ ấy có thử đâm vào nhau không?! Trên đây chỉ là một trong số nhiều câu truyện nói về sự hình thành của từ “mâu thuẫn”,các câu truyện có thể khác nhau, nhưng chung quy lại mâu thuẫn vẫn được xem như hai mặt đối lập với nhau. Mâu thuẫn vẫn tồn tại trong cuộc sống mỗi ngày.
Quan điểm siêu hình: coi mâu thuẫn là cái đối lập phản lôgic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập. (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Ngược lại, phép biện chứng quan niệm, mâu thuẫn để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là “ mặt đối lập.”
- Mặt đối lập:
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Không phải bất kì hai mặt đối lập nào cũng hình thành nên mâu thuẫn. Bởi chính bên trong sự vật đã có rất nhiều mặt đối lập, chỉ có những mặt đối lập nào thống nhất với nhau như một chỉnh thể mới tạo thành mâu thuẫn.
Ví dụ:
- _ Trong sinh vật, hai mặt đối lập là đồng hóa và dị hóa thống nhất với nhau, nếu chỉ là một quá trình thì sinh vật sẽ chết.
- _Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản cùng tồn tại trong một hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa mặc dù đối lập nhau về mặt lợi ích nhưng vẫn tồn tại với nhau trong cùng một chỉnh thể.
- _ Sống và chết là hai mặt đối lập. khi đang sống cũng nghĩa là đang đi dần đến cái chết. nhưng sống và chết vẵn luông cùng tồn tại song song với nhau.
2.2 Tính chất chung của mâu thuẫn (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
2.2.1 Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến:
Khác với quan điểm triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định tất cả các sự vật hiện tượng tồn tại trong thực tế đều mang trong mình sự mâu thuẫn. đó là do cấu trúc tự thân vốn có. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc bất cứ hiện tượng siêu nhiên nào và cả ý chí con người.
Theo Ph.Ăngghen: “ nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa nhiều mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ đó lại lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn…sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là một cái khác.Như vậy sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết. Ví như trong lĩnh vực tư duy, ta cũng có sự mâu thuẫn. như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong con người và sự tồn tại thực tế của năng lực ấy bị hạn chế bởi những hoàn cảnh bên ngoài. Mâu thuẫn này được giải quyết nối tiếp các thế hệ, đây là sự giải quyết đi lên trong vô tận.
2.2.2 Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú:
Mâu thuẫn không những có tính khách quan và phổ biến mà còn có tính đa dạng và phong phú. Tính đa dạng thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật hiện tượng quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau; giữ vị trí và vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Trong các lĩnh vực khác nhau tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn.
2.3 Quá trình vận động của mâu thuẫn: (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú và đa dạng tùy thuộc tính chất từng mặt đối lập cũng như tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng
2.4 Sự đấu tranh và kết hợp các mặt đối lập
2.4.1 Sự đấu tranh:
Sự đấu tranh của các mặt đối lập, là khuynh hướng tác động qua lại,bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối. Theo chủ nghĩa Mac-lênin, vai trò của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn đối với sự phát triển sự vật được đánh giá rất cao. Chính cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập đã dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn và qua đó làm cho sự vật phát triển.
Chính vì thế về mặt phương pháp luận cần phải tạo điều kiện cho sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự vật hiện tượng. Nhưng cũng cần tạo điều kiện cho mặt đối lập đại diện cái tiến bộ , tích cực chiến thắng mặt đối lập đại diện cho cái lạc hậu tiêu cực. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trang thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo lên tính chất tự thân, liên tục của sự vận động phát triển của sự vật. (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Cũng vì vậy muốn thay đổi sự vật thì phải tăng cường sự đấu tranh. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đến cao, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. Chính Lênin khẳng định rằng “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong giai cấp có đối kháng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuât lạc hậu kìm hãm nó diễn ra rất quyết liệt và gay gắt. Chỉ thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng rất nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới có thể giải quyết mâu thuẫn một cách căn bản.
2.4.2 Thống nhất và kết hợp các mặt đối lập:
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Khái niệm thống nhất các mặt đối lập dung để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất có tính tương đối giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn khách quan cũng cần được hiểu ở từng phương diện cụ thể xác định. Cụ thể là, trong mối quan hệ giữa các mặt đối lập của một mâu thuẫn khách quan, nhìn tổng thể, giữa chúng luôn có sự đấu tranh với nhau. Tuy nhiên, ở từng phương diện cụ thể, ở tùng phạm vi không gian, thời gian cụ thể, giữa các mặt đối lập vẫn có biểu hiện thống nhất với nhau. Điều đó quy định tính tương đối giữa sự thống nhất của chúng.
“Thống nhất” của hai mặt đối lập được hiểu không phải chúng đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng, quy định lẫn nhau và gắn kết với nhau. Hai mặt đối lập là tiền đề tồn tại cho nhau nếu thiếu một trong hai sẽ không còn tồn tại được. Vì thế cho nên sự thống nhất là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của mọi sự vật.theo Lênin thì sự thống nhất của các mặt đối lập, đó là sự thừa nhận ( tìm ra) những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên. Mỗi khi đề cập đến phép biện chứng duy vật, đến vấn đề mâu thuẫn biện chứng với mối quan hệ của các mặt đối lập trong mâu thuẫn, V.I.Lênin luôn nhắc tới khía cạnh thống nhất trong mối quan hệ đó. Theo V.I.Lênin, phép biện chứng chẳng qua là: (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Học thuyết vạch ra rằng là những mặt đối lập làm thế nào mà có thể và thường là (trở thành) đồng nhất, bằng cách “chuyển hoá lẫn nhau” và “tại sao lí trí con người lại không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng dở, mà là sinh động, có điều kiện, năng động, chuyển hoá lẫn nhau.
Trong lý luận biện chứng Mácxít, vấn đề kết hợp các mặt đối lập được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan. Chính xuất phát từ việc nhận thức sự thống nhất khách quan, từ những điểm chung vốn có của các mặt đối lập, từ những nhu cầu thực tiễn, con người có thể tiến hành kết hợp các yếu tố, hơn nữa là cả các măt đối lập nhằm giải quyết nhưng mâu thuẫn xã hội…
Có 3 góc độ tiếp cận:
Thứ nhất: xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức sự thống nhất khách quan vốn có của chúng.ở đây đó không phải là sự thống nhất tuyệt đối , mà là sự thống nhất tương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập.
Thứ hai: xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Điều này rõ ràng là công việc không đơn giải, không chỉ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính bản thân mâu thuẫn. bởi vì mâu thuẫn không tự bộc lộ ra mà nói tồn tại ẩn giấu bên trong cái “ vỏ bọc” thống nhất với những hình thức cụ thể của nó. Để nhận thức nó, cần phải tiến hành thao tác như Lênin đã chỉ dẫn: (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
“ phân đôi cái thống nhất”. phải phân đôi được cai thống nhất thì mới có thể phát hiện và nắm bắt được các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Cố nhiên sự phân đôi ở đây không phải là hoạt động chủ quan, tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở tôn trọng tính khách quan của mâu thuẫn biện chứng.
Thứ ba: xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn.Trên cơ sở nhận thức sự thống nhất ( bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các mặt đối lập của một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điền kiện giải quyết tốt các mâu thuẫn. Việc kết hợp các mặt đối lập cũng xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của chủ thể. Một mặt con người với tư cách chủ thể tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối lập nhằm giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của bản thân;xong mặt khác nó không phải là hoạt động chủ quan, tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở tôn trọng tính khách quan của mâu thuẫn biện chứng.
Việc kết hợp các mặt đối lập trong kinh tế xã hội không phải là hành động được tiến hành với bất kì yếu tố, mặt đối lập nào, trong bất kì điều kiện nào. Càng không thể hiểu đây là việc làm mang tính chủ quan thuần túy, tùy tiện, vô nguyên tắc của chủ thể hành động. việc kết hợp này phải dựa cơ sở khách quan cụ thể, đó là những đòi hỏi tất yếu của việc kết hợp và cả ở những điều kiện khách quan cho phép để tiến hành việc kết hợp này. Đồng thời việc kết hợp các mặt đối lập trong đời sống cũng cần phải được định hướng rõ ràng. (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Theo tinh thần biện chứng mác xít, khi đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn nói chung đương nhiên phải nhận thức được rằng đó là quy trình tự giải quyết. Tuy nhiên với loại hình mâu thuẫn biện chứng xã hội lại có những đăc thù riêng để giải quyết mâu thuẫn đó.( do xã hội là sự tồn tại khách quan với ý thức con người,xong xét tới cùng xã hội lại chính do con người tạo ra thông qua sự tồn tại của bản thân con người hay các hoạt động tự giác của họ.). Ở đây thuật ngữ tự giải quyết có nghĩa là quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể nào đó đã diễn ra một cách khách quan đối với con người, đối với một lực lượng xã hội nhất định.Phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội mà chủ thể tiến hành cũng phải phù hợp bản chất khách quan của mâu thuẫn đó.Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn xã hội, thực chất lại là biểu hiện hoạt động của chủ thể con người. Do đó quá trình giải quyết mâu thuân cũng in dấu ấn của chủ thể. Chính trong quá trình hoạt động như vậy, trong điều kiện cho phép, chủ thể có thể sử dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập, coi đó như hình thức cụ thể để các mặt đối lập thực hiện sự đấu tranh của chúng dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn cụ thể. (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Cũng chính vì thế, việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn xã hội, rõ ràng không thể là một giải pháp duy nhất và cũng không là giải pháp có thể áp dụng với mọi trường hợp. trong đời sống xã hội, mâu thuẫn xã hội với tính cách là mâu thuẫn giữa người với người về mặt lợi ích, là cội nguồn cho sự phát triển xã hội, được thể hiện ra rất nhiều hình thức, biện pháp giải quyết mâu thuẫn cụ thể. Chẳng hạn, đối với loại mâu thuẫn đối kháng, phương pháp giải quyết nhìn chung là sử dụng bạo lực, thực hiện loại trừ một mặt đối lập nào đó.Tuy vậy, trong điều kiện nào đó, khi giữa hai mặt đối lập nhau,mặc dù về bản chất vẫn có sự đối kháng về lợi ích, song lại có một số điểm chung về lợi ích; thì khi đó có thể thực hiện hình thức “kết hợp các mặt đối lập”. Điều đó cho phép việc giải quyết mâu thuẫn giữa chúng được thực hiện tốt hơn, đem lại lợi ích cho chủ thể nhiều hơn. Dĩ nhiên, cần phải có khả năng cần thiết ( trí tuệ và bản lĩnh chính trị) thì chủ thể mới có thể thực hiện việc kết hợp này. ở đây về cơ bản mâu thuẫn vẫn là mâu thuẫn đối kháng; nhưng ở khía cạnh nào đó, vẫn có thể cho phép kết hợp các mặt đối lập.
Còn đối với loại mâu thuẫn xã hội không đối kháng, các mặt đối lập có lợi ích cơ bản nhất trí với nhau, chủ thể hoạt động hoàn toàn có thể tiến hành kết hợp các mặt đối lập. tuy nhiên trong trường hợp này, nếu chủ thể mắc sai lầm nghiêm trọng và kéo dài; hay khi chủ thể không còn đủ năng lực trí tuệ và bản lĩnh chính trị cần thiết thì khi đó xuất hiện yêu cầu khách quan phải giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp loại trừ mặt đối lập.
Tóm lại, việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể chỉ có thể tiến hành được khj có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép. Tuyệt đối đây không phải là giải pháp có tính phổ biến, có thể thực hiện trong mọi trường hợp với mọi điều kiện.
Thứ nhất, vè mặt khách quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong các trường hợp cụ thể sau:
Giữa các nhân tố, lực lượng xã hội tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hòa , thỏa hiệp trong giới hạn nhất định.Trong trường hợp các mặt đối lập hoàn toàn không có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn hay hoàn toàn đối kháng thì việc kết hợp không thể thực hiện một cách đúng dắn và mang lại hiệu quả mong muốn. (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Việc kết hợp chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh thuận lợi. cụ thể là phải có điều kiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện. Hay là điều kiện hoàn cảnh khách quan buộc chủ thể phải sử dụng phương thức kết hợp này.
Thứ hai, về mặt chủ quan: đòi hỏi ở chủ thể thực hiện cần có năng lực, bản lĩnh chính trị để đáp ứng được nhu cầu của sự kết hợp này.Có thể khẳng định , trong chừng mực nào đó vai trò của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập là vai trò có ý nghĩa quyết định.
Xét về hình thức có thẻ chia hoạt đọng kết hợp các mặt đối lập thành ba loại:
Thứ nhất,là sự kết hợp khoa học, biện chứng, đúng đắn.( kết hợp có nguyên tắc, đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập)
Thứ hai là : sự kết hợp mang tính triết trung.( tùy tiện, vô nguyên tắc)
Thứ ba là: sự kết hợp mang tính cải lương. ( không đảm bảo nguyên tắc đấu tranh giữa chúng với nhau.)
Ta có thể rút ra kết luận sau: “ Kết hợp các mặt đối lập là một hoạt động tự giác, tích cực của chủ thể thực tiễn trong quá trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể thực tiễn trong quá trình giải quyết một số mâu thuẫn xã hội cụ thể trong những điều kiện khách quan và chủ quan cụ thể nhằm đem lại lợi ích nhất định cho chủ thể. Đó chính là hoạt động kết hợp những nhân tố, lực lượng xã hội tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau, dựa trên cơ sở nhận thức về tính thống nhất vốn có giữa những nhân tố, lực lượng xã hội này, đồng thời tôn trọng sự đấu tranh khách quan của chúng.
3.Ý nghĩa phương pháp luận: (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
_ Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.Do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
_vì mâu thuẫn có tính đa dạng và phong phú nên trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử – cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng trường hợp và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp. Cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuân đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.
Chương 2 – SỰ VẬN DỤNG VÀO HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, với xu hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa nền kinh tế. Đồng thời với nó là sự phát triển nhanh chóng của khinh tế thị trường. Cùng với tình hình trong nước là nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng với những thay đổi to lớn và sâu sắc, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ….chính những biến đổi này đã gây tác đọng to lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển và hoạch định chiến lược của các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty trên thế giới.Sự biến đổi cũng đặt ra cho các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp những yêu cầu khách quan. Tất cả là điều kiện khách quan cho phép chủ thể hoạt động thực hiện kết hợp các mặt đối lập…các mặt đối lập trong hoạt động doanh nghiệp là vô cùng đa dạng dưới đây chỉ là một vài nét cơ bản nhất và gần gũi nhất của việc kết hợp các mặt đối lập trong hoạt động doanh nghiệp.
1. Nền tảng của việc kết hợp các mặt đối lập trong hoạt động doanh nghiệp:
Theo triết học Mac-lênin trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn cụ thể, tùy vào nội dung, tính chất của mối quan hệ giữa các mặt đối lập, cũng như tùy thuộc vào hoàn cảnh khách quan, năng lực của chủ thể hoạt động… có thể tiến hành việc kết hợp các mặt đối lập nhằm để giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể hơn một cách tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho chủ thể.
2.Kết hợp thị trường và kế hoạch trong hoạt động kinh doanh:
Trong đổi mới kinh tế, gắn liền với việc xây dựng một nền kinh tế đa dạng hóa về sở hữu, đa thành phần kinh tế, là vấn đề xây dựng cơ chế thị trường. Đây là hai mặt của nền kinh tế thị trường: việc tồn tại một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tất yếu làm nảy sinh yêu cầu về sự điều tiết cơ chế thị trường. Với tư cách là cơ chế kinh tế khách quan tồn tại tất yếu trong nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường thể hiện những giá trị tích cực của nó. Vậy việc linh hoạt thay đổi và thích ứng đối với cơ chế thị trường có thể kết hợp với kế hoạch trong nền kinh tế tập trung bao cấp? !
Chúng ta nhận thức được rằng kế hoạch là điều không thể thiếu đối với làm kinh tế. Tự bản thân công tác kế hoạch hóa không thể thiếu với hoạt động kinh tế.Chỉ có kế hoạch hóa cao đọ, tuyệt đối hóa kế hoạch tới mức phủ nhận thị trường mới là sai lầm. Do đó sự kết hợp cơ chế thị trường và kế hoạch của doanh nghiệp nghĩa là xóa bỏ kế hoạch hóa cao độ, tiến hành cơ chế quản lý kinh doanh, thực hiện tự chủ, độc lập của doanh nghiệp đây cần tránh rơi vào nhận thức sai lầm cố hữu trước đây là tuyệt đối hóa sự đối lập giữa cơ chế thị trường và kế hoạch doanh nghiệp. Cho rằng cơ chế thị trường nghĩa là không có kế hoạch, còn nếu đề cao kế hoạch ắt sẽ không theo cơ chế thị trường.Tư duy biện chứng ở đây là mặc dù giữa cơ chế thị trường và kế hoạch có những biểu hiện ngược nhau lên doanh nghiệp, song không vì thế mà chúng không thống nhất.
Thời kì kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước cần nắm bắt rõ mối liên hệ giữa kế hoạch và cơ chế thị trường. Từ đó ứng dụng tư tưởng kết hợp mặt đối lập vào thực tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và quản lý doanh nghiệp. ví như khi nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng khiến cho kế hoạch ban đầu đã trở nên sai lầm. Đây là lúc xảy ra sự đấu tranh giữa hai mặt đối lặp. Cần có sự kết hợp hoàn hảo giữa hai mặt đối lập.Chủ thể quyết định ở đây cần có bản lĩnh trính trị và khả năng điều chỉnh hợp lý để qua sự kết hợp này phát triển doanh nghiệp một cách hợp lý.
3.Đối lập giữa lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp.
Trong kinh doanh lợi nhuận và rủi ro là hai mặt không thể tách rời nhau được. Bất kì một hoạt động nào của doanh nghiệp đều tồn tại sự rủi ro. Lợi nhuận càng lớn rủi ro càng nhiều. Nhưng hiển nhiên sự phát triển của một doanh nghiệp là lợi nhuận. Như vậy, trong suốt quá trình thành lập, tồn tại và phát triển rủi ro là cái doanh nghiệp luôn đối mặt. Một doanh nghiệp phát triển là doanh nghiệp kết hợp hoàn hảo giữa hai mặt đối lập rủi ro là lợi nhuận.
Trước một mức lợi nhuận khổng lồ doanh nghiệp có tính đến rủi ro?! Hiện tại có tại một loại chi phí trong kinh tế gọi là chi phí rủi ro. Đây là một ví dụ điển hình cho việc kết hợp hai mặt đối lập một cách thành công. Mà qua đó doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận có được.
Kết luận: (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Hầu hết những sự kết hợp các mặt đối lập trong hoạt động doanh nghiệp là sự kết hợp có tính khoa học. Tích cực, chủ động mang lại lợi ích tối đa cho kinh doanh. Các doanh nghiệp là những chủ thể có khả năng và nắm bắt phương pháp cách triệt để. Nhờ đó doanh nghiệp có thể phát triển các bềnh vững lâu dài.
Quán triệt phương pháp luận kết hợp các mặt đối lập
Phương pháp luận biện chứng của sự kết hợp các mặt đối lập ở đây là: trên cơ sở những điểm chung giữa những mặt, nhân tố xã hội với tư cách là những mặt đối lập của nhau, việc kết hợp chúng lại trong một chỉnh thể để nhằm mục đích hướng cuộc đấu tranh của chúng đem lại lợi ích cho chủ thể. Điều đó có nghĩa là: kết hợp các mặt đối lập không phải thủ tiêu cuộc đấu tranh của chúng mà là tạo điều kiện cho chúng đấu tranh trong một hình thức cụ thể. Bởi vì, theo Lê-nin: sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Vận dụng vào thực tiễn, khi kết hợp các mặt đối lập trong hoạt động doanh nghiệp, phải kết hợp có nguyên tắc giữa chúng. Ví dụ: khi kết hợp giữa kinh tế tư bản và kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội để phát triển doanh nghiệp, cần phải luôn nhớ rằng, dù là thống nhất và bổ sung cho nhau, nhưng bản chất giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vẫn là trái ngược nhau. Do đó, phải luôn thận trọng: lợi dụng những mặt tích cực của chủ nghĩa tư bản để xây dựng doanh nghiệp, cũng như hợp tác trong giới hạn, khuôn khổ của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội. Cần phải thực hiện tốt công tác kiểm kê, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp; cần phải có giải pháp đưa ra đối với tình trạng trước mắt… Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, bên cạnh những thay đổi chúng ta cần phải có để đáp ứng cho yêu cầu hội nhập, ta còn cần phải chú ý để có những giải pháp đúng đắn trước những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.từ đó doanh nghiệp mới thực sự phát triển bền vững. (Mặt đối lập và vận dụng trong hoạt động doanh nghiệp)
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://dichvuvietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]