Tiểu luận Khảo sát kiến thức, thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại khoa sản bệnh viện trường Đại học Y dược Huế – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM)cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của mỗi trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp cho trẻ.Mỗi năm có khoảng hơn một triệu trẻ em chết vì ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và các nhiễm khuẩn khác vì trẻ không được bú mẹ đầy đủ.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một chức năng tự nhiên của người mẹ. Vì lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần được sự ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ gia đình, xã hội và nơi làm việc của người mẹ đó.
Người điều dưỡng cần hiểu thấu đáo vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ mới hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Ở Việt Nam, phần lớn các bà mẹ đều nuôi con bằng chính dòng sữa của mình vào những tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ đã tham gia vào công tác xã hội ,phải đi làm sớm, phải lo lắng đến sắc đẹp của mình, bên cạnh đó, nhiều loại sữa tràn ngập thị trường với nhiều quảng cáo hấp dẫn. Tại các thành phố lớn, có nhiều bà mẹ đã không cho con bú sữa của mình mà thay vào đó là các loại sữa nhân tạo.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế” nhằm mục đích:
– Tìm hiễu kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.
-Tìm hiểu thái độ thực hành hay thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.

doc

18 trang

|

Chia sẻ: tuandn

| Lượt xem: 7162

| Lượt tải: 3

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khảo sát kiến thức, thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại khoa sản bệnh viện trường Đại học Y dược Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM)cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của mỗi trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp cho trẻ.Mỗi năm có khoảng hơn một triệu trẻ em chết vì ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và các nhiễm khuẩn khác vì trẻ không được bú mẹ đầy đủ.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một chức năng tự nhiên của người mẹ. Vì lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần được sự ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ gia đình, xã hội và nơi làm việc của người mẹ đó.

Người điều dưỡng cần hiểu thấu đáo vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ mới hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Ở Việt Nam, phần lớn các bà mẹ đều nuôi con bằng chính dòng sữa của mình vào những tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ. Tuy nhiên, do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ đã tham gia vào công tác xã hội ,phải đi làm sớm, phải lo lắng đến sắc đẹp của mình, bên cạnh đó, nhiều loại sữa tràn ngập thị trường với nhiều quảng cáo hấp dẫn. Tại các thành phố lớn, có nhiều bà mẹ đã không cho con bú sữa của mình mà thay vào đó là các loại sữa nhân tạo.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế” nhằm mục đích:

– Tìm hiễu kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.

-Tìm hiểu thái độ thực hành hay thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN.

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần,đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp cho trẻ.Hàng năm,60% trong số khoảng 10 triệu trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi là do yếu tố suy dinh dưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.Mỗi năm có khoảng hơn một triệu trẻ em chết vì iả chảy , nhiễm khuẩn hô hấp và các nhiễm khuẩn khác vì trẻ không được bú mẹ đầy đủ. Những trẻ suy dinh dưỡng, nếu không tử vong thường chịu ảnh hưởng lâu dài bởi sự chậm phát triển cơ thể.Có rất nhiều bệnh có thể tránh được nếu trẻ được bú mẹ đầy đủ .

I-Tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:

1-Tầm quan trọng và lợi ích của sữa mẹ:

-Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi.

-Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân đối giúp trẻ mau lớn.

-Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả.

-Sữa mẹ bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

-Sữa mẹ không chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.

-Sữa mẹ luôn luôn vô trùng, có nhiệt độ thích hợp, không mất thời gian pha chế.

Ngoài ra thành phần sữa mẹ cũng không giống nhau từ đầu đến cuối.Trong vài ngày đầu sau sinh ,trước khi sữa thật sự được tiết ra, vú mẹ tiết ra sữa non có màu vàng nhạt đặc sánh. Chất lượng sữa non giảm nhanh trong 24 giờ đầu.

*Sữa non và những lợi ích của sữa non:Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ, số lượng tuy ít nhưng cũng đủ đáp ứng cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên, phải cho trẻ bú sớm và tận dụng sữa non vì có nhiều ích lợi:

-Chứa nhiều kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn,nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa thật sự.

-Có tác dụng sổ nhẹ, giúp tống phân su ra khỏi ruột, hạn chế hiện tượng vàng da sinh lý.

-Giàu vitamin đặc biệt là vitamin A( vitamin A giúp giảm độ nặng của bất cứ bệnh nhiễm khuẩn nào mà trẻ có thể mắc phải).

-Giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành.Phòng chống dị ứng và chứng không dung nạp.

2-Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:

-Chi phí ít hơn nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo.

-Giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát riển tốt mối quan hệ gần gũi, yêu thương.

-Giúp ích cho sự phát triển của trẻ.

-Giúp cho mẹ chậm có thai.

-Bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ.

-Việc bú mẹ giúp cho tử cung co hồi trở về kích thước bình thường,làm giảm chảy máu, và có thể phòng chống thiếu máu .

II-Cho trẻ bú sớm sau sinh, cho trẻ bú hoàn toàn từ 4 tháng đến 6 tháng sau đẻ:

1-Cho trẻ bú sớm :

Trẻ được bú càng sớm càng tốt,muộn nhất không quá 30 phút đầu sau đẻ thường và 4 giờ sau mổ lấy thai.Cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng sớm được sữa non, động tác mút vú sẽ kích thích tuyến yên tiết oxytocin và prolactin giúp tử cung của mẹ co thắt tốt hơn, tránh được băng huyết sau đẻ .Không được vắt bỏ sữa non và không cần cho trẻ uống thêm bất cứ thứ gì( nước cam thảo, nước đường, nước sâm…) ngoài bú mẹ.

2-Cho trẻ bú hoàn toàn từ 4 tháng đến 6 tháng sau đẻ:

Sữa mẹ là thức ăn duy nhất, không cho ăn thêm bất cứ loại sữa gì, cũng như bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước hoa quả, nước cháo, nước cơm…ngay cả nước cũng không cần cho uống.Cho trẻ bú theo nhu cầu, cho bú cả ngày lẫn đêm.

III-Tư thế bú đúng:

Có thể cho trẻ bú ở các tư thế khác nhau (ngồi hoặc nằm…) ,nhưng cần giữ cho thân trẻ nằm thoải mái áp sát vào ngực và bụng mẹ, giữ cho đầu và thân thẳng ,mặt hướng về phía vú, để miệng trẻ sát ngay núm vú. Bà mẹ cho núm vú chạm vào môi trẻ, đợi khi miệng trẻ mở rộng,chuyển nhanh núm vú vào miệng trẻ, giúp trẻ ngậm sâu tới tận quầng vú. Mút vú có hiệu quả là mút chậm sâu, có khoảng nghỉ.

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu tìm hiểu khẳng định tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ năm 1981 ƯHO,UNICEF đã công bố văn bản chương trình khuyến cáo NCBSM. Ở Việt Nam từ năm 1980 đến 1985 đã có nhiều chương trình nghiên cứu khoa học của viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em.Năm 1983 chương trình sữa mẹ đã chính thức ra đời ở Việt Nam.

Trong những năm gần đây ít có vấn đề được quan tâm nhiều trong dinh dưỡng trẻ em bằng vấn đề NCBSM. Hiện nay ởViệt Nam đã có nhiều chương trình sữa mẹ nhằm khuyến khích thúc đẩy,hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện cho các bà mẹ trong việc NCBSM,kể cả gia đình và xã hội.Bà mẹ phải có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái,gia đình hoà thuận ,cho trẻ bú đúng cách,để duy trì nguồn sữa mẹ.

CHƯƠNGII

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:

50 bà mẹ sau sinh tại Khoa sản, BV Trường Đại Học Y Dược Huế , không có bệnh lý tuyến vú,tỉnh táo , tiếp xúc tốt.

2. Thời gian :

Từ 25-05-2009 đến 25-06-2009.

3. Phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp điều tra thu thập số liệu dựa vào các câu hỏi ở phiếu điều tra có sẵn như mẫu đính kèm sau đề tài.

– Nghiên cứu cắt ngang, mô tả .

4.Cách tiến hành

– Phỏng vấn điều tra theo mẫu có sẳn.

– Phỏng vấn trực tiếp kết hợp truyền thông giáo dục NCBSM cho các bà mẹ và người nhà.

5.Xử lý số liệu

Theo phương pháp thống kê y học và chương trình Epi info 6.0.

CHƯƠNG III.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

A. Đặc điểm chungcủa nghiên cứu đối tượng :

3.1. Sự phân bố theo độ tuổi:

Biểu đồ 1: Nhóm tuổi điều tra

*Nhận xét: Nhóm bà mẹ được nghiên cứu có độ tuổi từ 20-30 tuổi chiếm tỷ lệ là 34% và từ 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 62%. Độ tuổi trên 40tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 4% . Như vậy các bà mẹ mang thai nằm trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ rất cao là hợp lý.

3.2. Trình độ văn hóa:

Bảng 1: Trình độ văn hoá

Trình độ

n

%

Mù chữ

00

0

Cấp I

09

18

Cấp II

10

20

Cấp III

16

32

Cao đẳng, đại học

15

30

Tổng

100

100%

*Nhận xét: – Trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 30%. Trình độ cấp III chiếm tỷ lệ cao nhất là 32%. Không có tỷ lệ mù chữ.

3.3. Điều kiện kinh tế

Bảng 2: Điều kiện kinh tế

Thu nhập của gia đình

n

%

< 1.000.000/ tháng

10

20

1.000.000 – 2.000.000/ tháng

26

52

> 2.000.000/ tháng

14

28

Tổng

50

100%

*Nhận xét: Tỷ lệ các gia đình có thu nhập trên từ 1.000.000triệu đồng/tháng đến 2.000.000/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 52%. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ là 20% gia đình có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng.

3.4. Số lần sinh con:

Biều đồ 2: Số lần sinh con

*Nhận xét: Số phụ nữ trong nhóm điều tra sinh con rạ (56%) chiếm cao hơn con so (44%)

B. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ:

3.5. Hiểu Hiểu biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:

Bảng 3: Hiểu biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Hiểu biết

n

%

Lợi ích cho con

16

32

Lợi ích cho mẹ

08

16

Lợi ích kinh tế

13

26

Lợi ích cả mẹ và con

12

24

Không biết

01

02

Tổng

50

100

*Nhận xét: Các bà mẹ biết rằng NCBSM mang lại lợi ích cho con và mẹ nhưng chưa hiểu rõ lắm(32%) và 26% hiểu rõ NCBSM đỡ tốn tiền hơn, lợi ích kinh tế hơn.

3.6 Những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo:

Bảng 4: Những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo

Hiểu biết

n

%

Tốn kém hơn sữa mẹ

12

24

Không thuận tiện, mất thời gian

14

28

Gây tiêu chảy, khó hấp thu

10

20

Trẻ bỏ sữa mẹ

09

18

Không biết

05

10

Tổng

50

100

*Nhận xét : Đa số các bà mẹ đã biết được một số bất lợi cơ bản của việc nuôi trẻ bằng sữa nhân tạo.

3.7. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cai sữa tốt nhất

Bảng 5:Thời gian cai sữa tốt nhất

Thời gian cai sữa

n

%

< 6 tháng

01

02

6 -12 tháng

09

18

12-18 tháng

26

52

18-24 tháng

13

26

> 24 tháng

01

02

Tổng

50

100

*Nhận xét: Đa số các bà mẹ thường cai sữa khi trẻ đủ năm rưỡi tuổi (52%).

3.8 Các cách làm duy trì và tăng nguồn sữa mẹ:

Bảng 6: Các cách làm duy trì và tăng nguồn sữa mẹ:

Duy trì và tăng nguồn sữa mẹ

Số người

Tỷ lệ %

Ăn đủ chất , uống đủ nước

17

34

Ngủ đủ giấc, vui vẻ tránh stress

15

30

Cho bú nhiều nhất là ban đêm

10

20

Vắt hêt sữa còn lại sau bữa bú

03

06

Không biết

05

10

Tổng

50

100

Nhận xét: 20% bà mẹ cho rằng : cho bú thật nhiều nhất là ban đêm dể duy trì nguồn sữa mẹ là đúng đắn, 10% bà mẹ không biết cách làm duy trì và tăng nguồn sữa mẹ. Đây được xem là điểm mấu chốt của vấn đề cần tư vấn cho các bà mẹ về NCBSM .

3.9 . Nguồn kiến thức có được ở các bà mẹ:

Bảng 7: Nguồn kiến thức có được ở các bà mẹ

Nguồn thông tin

Số người

%

Gia đình

09

18

Kinh nghiệm

07

14

Truyền thông

07

14

Cán bộ y tế

25

50

Khác

02

04

Tổng

50

100

*Nhận xét: Hiểu biết của các bà mẹ về NCBSM qua nhiều nguồn thông tin, song chủ yếu là từ CBYT(50%), điều này nên phát huy .

3.10. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa non:

Nhận biết lợi ích của sữa non

Số người

%

Biết đầy đủ

01

2

Không biết đầy đủ

36

72

Không biết

13

26

Tổng

50

100

* Nhận xét: Lợi ích của sữa non đa số các bà mẹ đều biết nhưng không đầy đủ (72%)

3.11 Kiến thức của các bà mẹ về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh:

Kiến thức về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh

Số người

%

< 30 phút

05

10

30-60 phút

23

46

>60 phút

22

44

Tổng

50

100

Nhận xét:Các bà mẹ cho trẻ bú sau sinh từ 30-60 phút chiếm tỉ lệ khá cao(46%).

3.12.Thời điểm cai sữa tốt nhất

Bảng 11:Thời điểm cai sữa tốt nhất

Thời điểm

n

%

Khi trẻ khoẻ mạnh

8

8

Khi trẻ đang ốm

1

1

Khi trẻ đủ thời gian theo dự định

67

67

Không biết lúc nào cũng được

24

24

Tổng

100

100

*Nhận xét: 24 % bà mẹ rất mơ hồ và chưa biết về thời điểm nên cai sữa hợp lý .Vẫn còn 1 % bà mẹ cho rằng nên cai sữa khi trẻ ốm.

3.13.hiểu biết của bà mẹ về chế độ ăn và lao động trong thời gian cho con bú:

Bảng 12:Chế độ ăn và lao động trong thời gian cho con bú

Chế độ ăn và lao động

n

%

Chế độ ăn và lao động bình thường

09

18

Chế độ ăn đủ dinh dưỡng,nghỉ ngơi hợp lý.

41

82

Tổng

50

100

Nhận xét: Hầu hết các bà mẹ đều biết chế độ ăn đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian cho con bú.

3.14. Hiểu biết của bà mẹ về cách cho trẻ bú đúng:

Bảng 13.Hiểu biết của bà mẹ về cách cho trẻ bú đúng:

Hiểu biết của bà mẹ về cách cho trẻ bú đúng

n

%

Mô tả đặc điểm ,tư thế cho trẻ bú đúng

03

06

Mô tả đặc điểm ,tư thế cho trẻ bú không đúng

37

74

Không biết

10

20

Tổng

50

100

Nhậnxét: Hầu hết các bà mẹ đều biết cách cho trẻ bú đúng.

C. Thái độ thực hành hay thực trạng NCBSM của các bà mẹ sau sinh ở khoa sản bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế

3.13. Thời gian bắt đầu cho con bú sau sinh:

Bảng 12:Thời gian bắt đầu cho con bú sau sinh

Thời gian

n

%

< 1giờ

04

8

1-2giờ

06

12

> 2giờ

28

56

>24giờ

12

24

Tổng

50

100

* Nhận xét: Qua nghiên cứu của chúng tôi, có 8% bà mẹ cho trẻ bú sớm<1giờ sau sinh .Có 12 trường hợp cho trẻ bú sau 24 giờ. Các bà mẹ nghĩ rằng do bé không khóc và chưa đòi bú mẹ nên không nhất thiết phải cho bé bú ngay sau sinh mà đợi khi trẻ có nhu cầu.

3.14 Số lần cho trẻ bú trong ngày

Bảng 13: Số lần cho trẻ bú trong ngày

Số lần

n

%

4lần

11

22

6lần

14

28

>6lần

10

20

Bú theo nhu cầu của trẻ

15

30

Tổng

50

100

* Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ có 6 lần/ ngày chiếm tỷ lệ là 28%. Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu là cao nhất 30%.

3.14.Tình hình cho trẻ bú sữa non:

Biểu đồ 3:Phân bố tỉ lệ bà mẹ cho bú sữa non.

Nhận xét:Hầu hết các bà mẹ đều cho trẻ bú sữa non là nguồn dinh dưỡng quí đối với trẻ (92%)

3.15.Cách chăm sóc vú và cho trẻ bú đúng:

Bảng12: Cách chăm sóc vú và cho trẻ bú đúng:

Phương pháp

n

%

Lau vú sạch trước và sau bú

49

98

Cho trẻ bú đều hai vú

40

80

Bú hết vú này rồi bú vú kia

35

70

Nặn hết sữa còn lại ở vú

25

50

Không biết

02

04

*Nhận xét:Hầu hết các bà mẹ đều vệ sinh vú trước khi cho con bú (98%), nhưng cho bú đúng phương pháp tỷ lệ còn thấp.

3.16. Thực hành của bà mẹ về tư thế cho trẻ bú đúng:

Bảng 13. Thực hành của bà mẹ về tư thế cho trẻ bú đúng:

Cách cho trẻ bú đúng

n

%

Tư thế cho trẻ bú đúng

03

06

Tư thế cho trẻ bú không đúng

37

74

Không biết

10

20

Tổng

50

100

Nhậnxét: Hầu hết các bà mẹ đều biết tư thế cho trẻ bú đúng(74%)

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. KẾT LUẬN

Qua đợt điều tra, tìm hiểu kiến thức và thực trạng về vấn đề NCBSM của 50 bà mẹ sau khi sinh tại khoa sản- BVTrường Đại Học Y Huế chúng tôi rút ra những nhận xét như sau:

– Nhóm tuổi các bà mẹ được điều tra chủ yếu từ 31đến 40 tuổi có trình độ văn hoá 20% cấp II; 32% cấp III; 30%cao đẳng,Đại học; điều kiện kinh tế tạm ổn định trở lên 80%; số bà mẹ sinh con rạ chiếm 56 %; số bà mẹ mổ lấy thai 34%

– 100% cán bộ hiểu biết sữa mẹ có ích lợi

-100% các bà mẹ sinh con những lần trước đều cho bú sữa mẹ

– Thời gian cho bú > 1năm là 80%

– Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4tháng đầu sau sinh: 34 %

– 66% bà mẹ cho bú thêm sữa nhân tạo

– Tỉ lệ bú >24 giờ sau sinh chiếm 24 %. Tỉ lệ bú ngay sau sinh 1-2 giờ 12%

– 36% bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu

– Các bà mẹ cho rằng bú mẹ chỉ có lợi cho con chiếm 72%

– 100% các bà mẹ ý thức được vệ sinh vú trước và sau cho con bú

– Công tác tư vấn sau đẻ của NHS cho các bà mẹ trước và sau đẻ về vấn đề NCBSM chiếm tỷ lệ 100%

B. KIẾN NGHỊ

Sữa mẹ là một kiệt tác tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng cho người phụ nữ sau khi sinh để nuôi nấng những đứa con thân yêu ngay sau khi chào đời bằng chính những dòng sữa ngon lành và ấm áp từ cơ thể người mẹ. Do đó việc tư vấn cho các bà mẹ trong khi có thai và đặc biệt là ngay sau khi sinh về vấn đề NCBSM cần được tư vấn kỹ hơn :

-Duy trì và tăng nguồn sữa mẹ.

-Số lần cho trẻ bú trong ngày(bú theo nhu cầu trẻ).

-Lợi ích của sữa mẹ so với các loại sữa khác….

Đẻ làm tốt hơn vấn đề này cần:

– Có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ban ngành qua truyền thông giáo dục những ích lợi của việc NCBSM rộng rãi trong quần chúng nhân dân,thêm vào đó thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo thêm cho nhân viên y tế để được cập nhật những thông tin mới nhất về mọi lĩnh vực trong y tế từ đó người cán bộ y tế nhất là

nữ hộ sinh thành thạo hơn trong công tác chăm sóc, tư vấn cho các bà mẹ về NCBSM cũng như các vấn đề khác trong lĩnh vực sản khoa.

– Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ ,giường bệnh phòng bệnh hợp lý tạo cảm giác thoải mái cho các bà mẹ sau sinh.

– Có phòng tư vấn và tăng thêm nhân lực làm công tác tư vấn về lợi ích của sữa mẹ và việc NCBSM, tại các phòng bệnh cũng như ở phòng khám, cần tạo điều kiện cho trẻ gần mẹ sớm và hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh (sau sinh 30 phút , sau mổ 4 giờ).

-Tư vấn và phát các tờ rơi tuyên truyền về nuôi con bằng sữa mẹ trước khi ra viện .

TRƯỜNG ĐAI HỌC Y DƯỢC HUẾ

BỘ MÔN PHỤ SẢN

PHIẾU ĐIỀU TRA

Kiến thức và thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại khoa sản bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.

Phần I : Phần hành chính

Họ và tên :………………………………………………………………

Tuổi :………………………… Giới tính :…………………………..

Nghề nghiệp :………………………………………………………….

Học vấn : Cấp I Cấp II Mù chữ

Cấp III Cao đẳng/Đại học

Phần II: Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ :

Chị có biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ :

Lợi ích cho bé Có Không

Lợi ích cho mẹ Có Không

Lợi ích cho kinh tế Có Không

Lợi ích cho mẹ và bé Có Không

Chị có biết những bất lợi khi cho con bú sữa nhân tạo không ?

Tốn kém hơn sữa mẹ Có Không

Mất thời gian,không thuận tiện Có Không

Gây tiêu chảy,khó hấp thu Có Không

Trẻ bỏ sữa mẹ Có Không

3. Chị có biết thời gian nào cai sữa trẻ là tốt nhất không?

< 6 tháng Có Không

6 đến 12 tháng Có Không

12 đến 18 tháng Có Không

18 đến 24 tháng Có Không

> 24 tháng Có Không

4. Theo chị để có nhiều sữa cho con thì có những cách nào ?

Ăn uống đầy đủ Có Không

Mẹ ngủ đủ giấc ( 8h/mỗi ngày ) vui vẻ, tránh lo âu Có Không

Cho bé bú nhiều – nhất là ban đêm Có Không

Vắt hết sữa sau bữa bú Có Không

Không biết Có Không

5. Chị có biết được cách nuôi con bằng sữa mẹ không ? Nếu biết thì từ đâu vậy ?

Gia đình Có Không

Kinh nghiệm Có Không

Truyền thống Có Không

Cán bộ y tế Có Không