Tiểu luận: Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ từ 5-6 tuổi

đề tài giáo dục hành vi có văn hóa cho trẻ

Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, đất nước ta đang đứng ở thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và sự chuyển mình của nền kinh tế đang phát triển như vũ bão. Nhu cầu hội nhập và giao lưu với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng được mở rộng và phát triển. Và vấn đề Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ từ 5 – 6 tuổi  trở thành một mục tiêu quan trọng.

Việc giáo dục hành vi giao tiếp cho trẻ phải được tiến hành ngay từ nhỏ để giúp trẻ hình thành những phẩm chất cần thiết cho con người trong tương lai. Những phẩm chất này sẽ làm cho trẻ tự tin, mạnh dạn, độc lập, sáng tạo, linh hoạt dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống. Giao tiếp là một nhu cầu của trẻ em và là phương tiện để giúp trẻ học tập, vui chơi và tham gia vào cuộc sống xã hội. Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ em đã bắt đầu giao tiếp với những người xung quanh. Đứa trẻ càng lớn, pham vi giao tiếp càng phức tạp hơn. Do vậy, viêc giúp trẻ nắm được ̣các chuẩn mưc, hành vi giao tiếp có văn hóa để vận dụng vào trong những tı̀nh huống giao tiếp cụ thể là môt vấn đề rất cần thiết. Chính vì thế mà AD quyết định chia sẻ bài mẫu Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ từ 5 – 6 tuổi  này để các bạn sinh viên, giáo viên mầm non có thêm tư liệu để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo

  1.1. Hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo

Đầu tiên chia sẻ đến các bạn là phần hành vi Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo. Với hành vi, các bạn có biết là khoa học không thể nghiên cứu hành vi của con người hay không? Tâm lý học là một bộ môn khoa học nghiên cứu con người nhưng nó không thể giúp các bạn nghiên cứu hành vi con người. Nói cách khác, khi trẻ bắt đầu dần lớn và biết nhân biết thì những người lớn cần hình thành và phát triển cho trẻ những hành vi có văn hóa, để trở thành một thói quen cho bé. Các bạn có thể tham khảo thêm Chuyên ngành Quản lý giáo dục tại đây

Tuy nhiên thuật ngữ hành vi (behavior) được sử dụng nhiều bắt đầu từ đầu thế kỉ XX và được xem xét từ nhiều quan điểm khác nhau. Sau đây là một vài quan điểm chủ yếu:

– Các nhà sinh học mà đại diện là E.L. Tooc-đai-nơ (1874 – 1949) coi hành vi là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định của một cá thể để thích nghi với môi trường đó nhằm bảo đảm cho nó được tồn tại.

– Chủ nghĩa hành vi là một trong những trào lưu phổ biến nhất trong tâm lí học tư sản hiện đại. Trước hết phải kể đến là chủ nghĩa hành vi cổ điển do G. Oat-xơn (1878 – 1958) để xướng vào năm 1913 tại trường Đại học Sicagô, cơ sở thực nghiệm của chủ nghĩa hành vi này là những công trình nghiên cứu của Tooc-dai-nơ về hành vi của động vật. Oat-xơn quan niệm tâm lí học lấy “hành vi người, tức là mọi ứng xử và từ ngữ của con người cả những cái di truyền lẫn những cái tự tạo làm đối tượng nghiên cứu. Đó là việc nghiên cứu con người làm gì bắt đầu trong bào thai đến lúc chết”. Vì vậy Oat-xơn trở thành nhà tâm lí học nghiên cứu hành vi người theo chủ nghĩa hành vi. So với tâm lí học duy tâm – nghiên cứu con người trừu tượng thì những nghiên cứu của Oat-xơn – sản phẩm của nền – sản xuất đại công nghiệp đầu thế kỉ XX rõ ràng đáng được đánh giá cao.

– Chủ nghĩa hành vi giao tiếp có văn hóa mới, đại diện chính là C. Han-lơ (1884 – 1952) và E. Tôn-men (1886 – 1959); chủ nghĩa hành vi bảo thủ do B.Ph. Xki-nơ (sinh năm 1904) để xướng, ra đời dưới ảnh hưởng của học thuyết IP. Pap-lốp, đã vay mượn thuật ngữ và cách phân loại những hình thức – hành vi trong học thuyết này nhưng về bản chất lại không giống nhau.

Dù có những khía cạnh khác nhau nhưng những người theo chủ nghĩa hành vi nói chung đều thống nhất một điểm là coi mọi hành vi theo nguyên tắc trực tiếp và không có sự tham gia của chủ thể. Mặc dù sau này một số người có quan niệm phản ứng của con người không chỉ đối với các kích thích có tính sinh học mà còn phản ứng với những kích thích trong môi trường xã hội, có lợi cho bản thân, thì luận điểm cơ bản của họ là coi con người chỉ là một cơ thể và quy những hiện tượng tâm lí của con người chỉ là những phản ứng của cơ thể. Song điều đó không làm thay đổi thực chất tính máy móc của chủ nghĩa hành vi. Tất cả những người theo chủ nghĩa hành vi đều cho rằng chủ thể không thể điều khiển, điều chỉnh và kiểm soát được hành vi của mình. Họ đã đánh đồng hành vi con người với hành vi động vật, coi hành vi như những cử động sơ đẳng, bỏ qua ý và nghĩa của hành vi, bỏ qua tính tích cực của chủ thể.

– Xki-nơ còn đi xa hơn, ông đã vận dụng chủ nghĩa hành vi vào lĩnh vực sư phạm và xây dựng lí luận dạy học theo chương trình tuyến tính. Ông cho rằng có thể điều khiển hành vi bằng cách căn cứ vào một trong hai yếu tố: Có S ắt có R tương ứng và ngược lại. Mục đích điều khiển hành vi là để thích nghi với môi trường theo nguyên tắc “như kẹo trẻ con”. Lí luận này đã phạm nhiều sai lầm là biến người học thành một cái máy theo công thức S – R và đã bị các nhà tâm lí học tiến bộ phê phán.

Qua nghiên cứu những nội dung trên mà AD đã chia sẻ, các bạn có thể hiểu đơn giản là “hành vi là cách ứng xử của con người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định với sự điều khiển, điều chỉnh của tâm lý, ý thức người đó”. Chính vì thế, việc Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ từ khi còn bé, từ lúc biết nhận thức là điều vô cùng quan trọng.

  1.2. Khái niệm hành vi văn hóa dành cho trẻ

Nghĩ thế nào thì nghĩ, hành vi có văn hóa cũng chỉ có ở con người mà thôi, ở động vật chỉ có loại là hành vi bản năng kinh nghiệm di truyềm, tuy là những con mẹ sẽ dạy các con con nhưng đây vẫn là trên cơ sở di truyền, không được gọi là hành vi có văn hóa. Chẳng hạn: hành vi của cá mang tính di truyền từ đời này sang đời khác là biết bơi trong nước. Bất cứ con cá nào sinh ra là đã có khả năng đó do được kế thừa từ thế hệ trước bằng con đường di truyển sinh học (vây để bơi, đuôi để lái, mang để thở, bong bóng để nổi…). Khả năng đó có thể thay đổi chút ít là tuỳ theo sự thay đổi của môi trường. Nếu sống trong ao hồ lắng đọng thì cá bơi một cách khoan thai đủng đỉnh, nhưng nếu sống trong dòng nước chảy xiết thì cách bơi của nó lại vội vàng hơn, nhanh nhẹn hơn. Điều đó có nghĩa là hành vi của cá có bị tập nhiễm thêm, nhưng vẫn không thay đổi về bản chất. so với hành vi bẩm sinh của loài cá. Trong khi đó hành vi của con người vừa mang kinh nghiệm di truyền vừa mang kinh nghiệm lịch sử – xã hội,  mà ở đây kinh nghiệm lịch sử – xã hội đóng vai trò quyết định đối với hành vi Người. Khi một đứa trẻ vừa mới ra đời nó chỉ mới có những hành vi bản năng trên cơ sở những phản xạ không điều kiện (như mút, bú, một số phản ứng trực tiếp đối với một số kích thích bên ngoài). Nhưng để lớn “lên thành Người, đưa trẻ phải trải qua một quá trình lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội được loài người ghi vào nền văn hoá dân tộc và nhân loại, bằng chính hoạt động của đứa trẻ. Nhiều bằng chứng đã cho thấy nếu đứatrẻ bị tách khỏi cuộc sống của con người, tách khỏi nền văn hoá thì nó sẽ không bao giờ trở thành Người. Như vậy, bằng con đường “di truyền xã hội” hay kế thừa văn hoá, hành vi của đứa trẻ mới là hành vi thực sự của con người, nói đúng hơn là hành vi giao tiếp có văn hoá.

– Để hiểu rõ như thế nào là hành vi giao tiếp có văn hóa, trước hết cần hiểu thế nào là văn hoá?

Khái niệm văn hoá được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ cách tiếp cận của từng người hay của từng ngành khoa học. Tại Hội nghị Quốc tế nhằm phát động “Thập kỉ quốc tế phát triển văn hoá” do Unesco chủ trì năm 1982 tại Mehico, với hơn 1000 đại biểu là các nhà văn hoá đại diện cho hơn 100 quốc gia đã đưa ra tới hơn 200 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Để thống nhất hành động, trong tuyên bố chung của Hội nghị người ta đã chấp nhận một quan niệm về văn hoá như sau: “Trong ý nghĩa công nhất, văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm” người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, “quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, tập tục và tín ngưỡng“. Với cách hiểu như vậy, ông M.Z. Federico, tổng giám đốc Unesco đã nói rõ: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi  cuộc sống của mỗi cá nhân hay cộng đồng, đã diễn ra trong quá khứ như đang diễn ra trong hiện tại qua bao thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống chủ yếu là về đạo đức và thẩm mĩ mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định lối sống riêng củy mình“.

Từ đó ta có thể hiểu hành vi giao tiếp có văn hoá là cách ứng xử của con người của dân tộc (hay một nhóm người trong đó) mà cốt lõi là giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ, khiến cho cách ứng xử mang tính đặc thù dân tộc ấy.

Có thể coi cuộc sống con người là một tổng thể những hành vi giao tiếp có văn hoá. Một người mẹ thương con hết mực, tình mẫu tử đã thôi thúc bà làm bất cứ việc gì miễn sao cho con được sung sướng, được nên Người; một em bé vì thương người tàn tật, nghèo khó mà sẵn sàng bớt tiền ăn quà sáng để góp vào quỹ từ thiện, một chị công nhân vệ sinh do hiểu được tầm quan trọng của việc làm sạch môi trường nên đã sẵn sàng quét dọn đường phố ngay cả trong đêm ba mươi Tết… Tất cả những cách ứng xử đó đều được coi là hành vi văn hoá..

Tuy nhiên trong bất cứ một nền văn hoá nào cũng đều mang những nét tích cực lẫn nét tiêu cực. Thuật ngữ “hành vi văn hoá” được dùng trong cuốn sách này chỉ nói lên những hành vi đẹp, tốt đối với con người và thế giới xung quanh, là hành vi văn hoá mang tính tích cực mà mỗi người cần rèn luyện để có được hay nói rõ hơn đó là hành vi có văn hoá (cultured), nghĩa là cách ứng xử mang tính đạo đức – thẩm mĩ. Theo đó có thể cho rằng người “có văn hoá” là người được giáo dục tử tế, có lối sống đẹp, biết cư xử đúng mức với mọi người, lịch thiệp, hoà nhã, quan tâm đến vệ sinh cá nhân và nơi công cộng, yêu cái đẹp, khao khát vươn tới cái đẹp chân chính, ghét cái thô bạo xấu xa bẩn thỉu trong quan hệ giữa người với người, thể hiện sự hiểu biết, sự phong phú của tâm hồn, tức là thể hiện hành vi giao tiếp có văn hoá hay nói gọn hơn là hành vi văn hoá.

XEM THÊM ⇒ Trọn bộ bài mẫu Tiểu luận hay

Đặc điểm hành vi giao tiếp có văn hoá của trẻ từ 5 – 6 tuổi

Tuổi mẫu giáo lớn là chặng cuối của toàn bộ lứa tuổi mẫu giáo, nó nối tiếp tất cả những thành tựu đã có trước đây kể cả mặt tốt cũng như mặt còn non yếu trong hành vi và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cùng với những nhân tố mới xuất hiện, hành vi của trẻ ngày càng trở nên có văn hoá hơn)

Điều đó được thể hiện ở những điểm sau đây:

– Tính hợp lý trong hành vi. Cuối tuổi mẫu giáo tư duy kiểu trực quan – hình tượng vẫn phát triển mạnh vì đây là cơ sở để phát triển kiểu tư duy cao hơn – tư duy trừu tượng sau này. Tuy vậy trong tư duy của trẻ cũng đã xuất hiện những yếu tố mới của kiểu tư duy đó làm cho suy luận của trẻ có tính hợp lí, rõ rệt hơn (tức là tính lôgic). Nhờ đó hành vi của chúng đã bắt đầu có tính hợp lí, Nếu trước đây suy luận của trẻ còn mang tính chất ngây ngô, trẻ giải thích “mưa là do ông trời đái dầm” thì nay trẻ có thể giải thích mưa là do nước ở đo hồ, sông biển gặp nắng bốc hơi lên thành mây, mây gặp hơi lạnh đống lại thành nước rồi rơi xuống mặt đất

– Động cơ xã hội rõ nét và tương đối ổn định. Nếu trước đây trẻ có hiện tượng dễ thay đổi thái độ, hứa làm một việc gì đó rồi lại thất hứa. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì động cơ của trẻ chưa ổn định. Nhưng giờ đây đã có thể tin vào lời hứa của trẻ ít nhất được vài ba ngày hay một tuần lễ.

Trong hệ thống các thứ bậc động cơ mới hình thành gần đây thì động cơ xã hội phát triển nhanh nhất và tương đối lâu bền. giờ đây em bé thường hay để ý đến cách ứng xử của người lớn với nhau trong cuộc sống hàng ngày, trẻ dễ tiếp cận những cách ứng xử tốt đẹp giữa họ và điều đó đã ghi lại ấn tượng trong trí óc đứa trẻ. Hàng ngày trẻ em quan tâm đến mọi người xung quanh hơn, sẵn sàng làm việc để giúp đỡ họ, như lấy tăm cho ông, dọn dẹp nhà cửa giúp mẹ, sửa lại đồ chơi cho em bé.

Những hành vi giao tiếp có văn hoá đạo đức đó ngày càng phát triển và đó chính là nét cơ bản trong hành vi văn hoá. Hơn thế nữa, tình cảm thẩm mĩ của trẻ cũng ngày càng rõ nét, trẻ thích những lời nói hay những cách ăn mặc đẹp, thích trang trí nhà cửa, thích chọn những đồ chơi “bắt mắt”. Cùng với ý thức đạo đức, thái độ thẩm mĩ đã giúp cho hành vi giao tiếp của trẻ trở nên có văn hoá hơn. Trong điều kiện được giáo dục tốt thì nhân cách của trẻ sẽ tốt đẹp với những hành vi văn hoá đáng yêu đó, làm cơ sở vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo.

– Sự phát triển ý chí trong lành vi của trẻ. Ý chí xuất hiện ở trẻ mẫu giáo như là sự điều chỉnh có ý thức đối với hành vi giao tiếp có văn hoá. Trong điều kiện giáo dục tốt trẻ mẫu giáo đã bắt đầu hình thành khả năng điều khiển hành vi của mình phục tùng một nhiệm vụ nào đó hay khắc phục khó khăn để đạt tới mục đích đã đặt ra, rõ nét nhất là cuối tuổi mẫu giáo. Điều đó thể hiện trước hết là trẻ biết tự kiểm tra hành vi của mình và kiềm chế những ham muốn vô lí. Đó là một bước tiến đáng kể so với trẻ đầu tuổi mẫu giáo. Tuy vẫn còn nhiều hành vi bột phát nhưng nhìn chung hành vi của trẻ ngày càng bị ý chí chi phối rõ rệt.

Sự phát triển ý chí có liên quan mật thiết đến sự biến đổi các động cơ Nếu trong hệ thống thứ bậc các động cơ có xuất hiện một động cơ tốt thì ý chí sẽ giúp nó vượt lên chiếm vị trí ưu thế và biến thành động lực giúp trẻ vượt khó khăn thực hiện những hành vị tích cực mà không bị những động cơ thấp hèn lôi cuốn. Lúc này trẻ cũng đã biết xác lập quan hệ giữa mục đích (cái hành vi cần đạt tới) với động cơ (cái thúc đẩy hành vi) và sử dụng ngôn ngữ để điều chỉnh hành vi. Có thể nhận ra điều đó trong ví dụ sau đây: Một em bé bị ốm, mẹ dặn là phải uống thuốc cho khỏi ốm. Em bé thực hiện việc đó với mục đích là uống cho hết các viên thuốc mẹ đã lấy ra, với động cơ là uống hết thuốc cho khỏi bệnh để mẹ vui lòng. Trong quá trình đó không phải là không có những giây phút ngại ngùng, không muốn uống vì thuốc đắng. Nhưng để hoàn thành nhiệm vụ” em bé đã nói thầm trong óc như tự nhắc nhở: “cố uống thuốc cho khỏi bệnh để được mẹ yêu!”, tức là ngôn ngữ đã giúp bé tự điều chỉnh hành vi của mình. Khi thực hiện những hành vi mà trẻ không hứng thú, trong trường hợp này đòi hỏi trẻ phải nỗ lực ý chí. Càng về cuối tuổi mẫu giáo khả năng này mới biểu hiện rõ rệt, nhưng không phải lúc nào ý chí cũng xuất hiện đúng lúc mà rất cần có sự nhắc nhở của người lớn. Đối với trẻ, người lớn bao giờ cũng là người cổ vũ trẻ vượt qua trở ngại trong cuộc sống. Nhờ ý chí phát triển trẻ làm chủ được hành vi giao tiếp có văn hoá của mình.

– Biết đánh giá và tự đánh giá hành vi giao tiếp có văn hoá hay không có văn hóa. Việc đánh giá hành vi giao tiếp có văn hoá đạo đức của người khác và tự đánh giá hành vi của bản thân, không phải đến bây giờ mới có, nhưng càng về cuối tuổi mẫu giáo việc đó mới thường xuyên hơn và rõ ràng hơn. Trẻ thường nhìn nhận hành vi của người khác trong sự so sánh với nhiều người xung quanh cả về phía bên ngoài lẫn phía bên trong: “Chị Mai mặc áo đẹp hơn chị Dung“, “Cô Thu thì nói nhẹ nhàng còn cô Nhung thì hay quát tháo“. Trẻ thường có thái độ khen chê rõ ràng ngay cả với những bạn cùng tuổi) “Con gái mà lại đánh nhau“, “Con trai mà lại khóc nhè” hoặc “mặt bạn Sơn lấm láp“, “Bạn Dũng hay phá quấy“, “Bạn Hùng dũng cảm cứu em bé bị ngã“… Trẻ cũng thường hay tự so sánh mình với các bạn) “Hôm nay con làm trực nhật tốt, được cô khen, còn bạn Nam thì mải chơi”, “Con đi học đúng giờ còn bạn Chương hay ăn chậm“… Trong sự đánh giá đó trẻ có phần “tự kiêu”, thường cho mình hơn các bạn. Trẻ cũng biết so sánh mình hiện nay với trong quá khứ: “Bây giờ con đã tự đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ, còn hồi trước con không chịu đánh răng rửa mặt”, “Bây giờ con tự ngủ một mình không còn quấn mẹ nữa“… Tuy nhiên việc đánh giá đó không phải bao giờ cũng đúng, cũng công bằng mà vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trẻ thường dựa vào nhận xét của người lớn xung quanh nên để có một sự đánh giá đúng đắn và công bằng rất cần được người lớn hướng dẫn và sự đánh giá của họ chính là chuẩn mực để trẻ so sánh nhận xét hành vi của những người xung quanh và của chính mình. Đánh giá và tự đánh giá là một nét nói lên sự trưởng thành của trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo, nó làm cho hành vi giao tiếp có văn hoá của trẻ mang đậm tính nhân cách

Có thể nhận định rằng lứa tuổi mẫu giáo là thời kì phát triển đặc biệt, tất cả những thành tựu trẻ đạt được đều là cơ sở cho sự phát triển nhân cách sau này. Những hành vi văn hoá được hình thành ở tuổi này chính là nền tảng cho cả hệ thống hành vi của người ta khi đã trưởng thành mà vai trò giáo dục của người lớn là không thể thiếu được.

XEM THÊM ⇒ 999+ KHO TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi

  Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều chương trình nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường như. Đây là một trong những giải pháp nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục hành vi có văn hóa đạo đức cho trẻ, hay cũng như là giáo dục học sinh một cách toàn diện,

Văn hóa ứng xử của con người nói cung và trẻ nói riêng luôn là vấn đề được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, các nhà trường, gia đình và xã hội đề cập khá nhiều. Hành vi giao tiếp có văn hóa là một trong những nhiệm vụ, đồng thời là một nội dung hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này. Đa phần các giáo viên nhận thấy việc giáo dục hành vi văn hóa có giao tiếp cho trẻ là vô cùng cần thiết đối với việc hình thành nhân cách của con người mới nói chung và chuẩn bị cho trẻ mới bước sang các lứa tuổi tiếp theo. Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm: nhóm hành vi giao tiếp ứng xử, lịch sự, lễ phép (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, cử chỉ thân mật lễ phép); nhóm hành vi tham gia hội thoại (chấp nhận và lắng nghe người khác đang nói, không ngắt lời khi người khác đang nói, hướng mặt vào người đang nói chuyện với mình, nói vừa đủ nghe, không nói trống rỗng), nhóm hành vi biểu đạt nhu cầu với người khác (biết đề nghị khi muốn người khác giúp đỡ, biết đề nghị khi muốn tham gia vào các hoạt động); nhóm hành vi biểu hiện sự cảm thông, chia sẻ (quan tâm đến người thân, bạn bè, những người cần có sự giúp đỡ, cùng chơi với bạn, chia sẻ thông tin với bạn); nhóm hành vi tôn trọng giao tiếp (chấp nhận ý kiến của bạn; tôn trọng sở thích riêng của bạn, của người thân, tuân thủ những quy định chung của tập thể, không ồn ào, mất trật tự nơi đông người). Qua thực tiễn cho thấy những nội dung này đều được thực hiện, tuy nhiên quá trình giáo dục này còn gặp những khó khăn nhất định. Trong đó, khó khăn lớn nhất đối với họ là việc sử dụng các biện pháp giáo dục bởi không phải giáo viên nào cũng có phương pháp kết hợp với gia đình trẻ một cách tốt nhất. Mặt khác, nhiều gia đình không chủ động trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con em mình.

Hiện nay, trẻ từ 5 – 6 tuổi đã dần làm chủ được hành vi giao tiếp có văn hoá, tuy nhiên vô thức vẫn còn chi phối mạnh, khả năng kiềm chế của trẻ còn yếu, tính hợp lý của trẻ còn ở mức độ chưa cao, đang bị ảnh hưởng bởi ý muốn chủ quan do trẻ chưa có kinh nghiệm trong giao tiếp. Mặt khác, mức độ phát triển hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ còn thấp, sự phát triển hành vi giao tiếp có văn hóa đạo đức không tương ứng với từng trẻ do nguyên nhân: mức độ khó của hành vi, trẻ còn ít được trải nghiệm, cách thể hiện hành vi còn cứng nhắc không linh hoạt. Những vấn đề trên phụ thuộc rất lớn vào môi trường giao tiếp của trẻ, trong đó có sự phát triển của xã hội, sự giáo dục của nhà trường, gia đình và bản thân trẻ.

Đồng thời, trong quá trình tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non, giáo viên chưa chú ý đến việc phối hợp ác biện pháp một cách hệ thống, có trình tự khoa học, việc sử dụng còn tùy tiện, không theo mục đích và kế hoạch rõ ràng. Ở một số biện pháp, giáo viên sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của trẻ hoặc khi có tình huống nảy sinh trong quá trình giáo dục trẻ. Vì vậy, cách làm này khiến giáo viên luôn bị động trong việc giáo dục trẻ. Ngoài ra, các biện pháp giáo dục mà giáo viên áp dụng chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của bản thân, nên biện pháp sử dụng chưa khoa học và còn rất vụn vặt.

Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi

Thứ nhất là, giáo dục tình cảm của trẻ đối với các hành vi giao tiếp có văn hóa. Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi nói riêng, trẻ em nói chung được bắt đầu từ việc giáo dục tình cảm của trẻ với hành vi. Có thể nói, giáo dục tình cảm là giáo dục khởi đầu, đặt nền móng vững chắc để nhà giáo dục cũng như chính người được giáo dục thiết kế: “tòa lâu đài nguy nga tráng lệ nhân cách cho trẻ”. Không có giáo dục tình cảm, không hình thành và tạo dựng nền tảng xúc cảm, tình cảm vững bền ở mỗi con người thì khó có thể nói đến các quá trình giáo dục tiếp sau. Bởi vậy, để thực hiện quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ trước hết cần giáo dục đề hình thành ở trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Giáo dục hành vi nói chung, giáo dục hành vi giao tiếp có văn văn hóa nói riêng, xúc cảm tình cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có thể nói đó là những tín hiệu bên trong làm cho các diễn tiến tâm lý được kiểm soát chặt chẽ và là động cơ thúc đẩy hành vi giao tiếp có văn hoá. Điều này càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ lứa tuổi 5 – 6 tuổi vì ngay từ đầu, trẻ chưa thể ý thức được động cơ hành vi nhưng trẻ vẫn có thể cảm nhận và nhận thức được qua những sắc thái xúc cảm, tình cảm. Việc giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ ở giai đoạn này gắn liền với nhu cầu, khả năng và vị thế của trẻ ở trường Mầm non. Trẻ đã nhận thức được sự trưởng thành về mặt xã hội của mình, nhận thức được mình là lớp đàn anh, đàn chị trong trường Mầm non và chuẩn bị tâm thế thoải mái để bước vào trường Tiểu học – Môi trường giáo dục hoàn toàn khác lạ với trường Mầm non. Từ sự nhận thức về vị thế xã hội của mình xuất hiện ở trẻ nhu cầu hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh, về các mối quan hệ xã hội và những quy định về hành vi cho mỗi người trong xã hội. Đây chính là cơ sở khoa học để tổ chức các hoạt động nhận thức cho trẻ nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ đối với hành vi giao tiếp có văn hóa đạo đức.

Thứ hai là, sử dụng mẫu hành vi có văn hóa trong thực tiễn cuộc sống thông quan truyện kể. Tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy “trực quan sinh động”. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, trẻ chỉ tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm khi được truyền đạt một cách dễ hiểu, gần gũi với trẻ. Trẻ thích bắt chước hành vi của các nhân vật (tuyến nhân vật thiện) trong các tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục Mầm non hoặc những người thân gần gũi với trẻ. Ban đầu, trẻ thường bắt chước một cách vô thức nhưng khi được hướng dẫn, chỉ bảo, uốn nắn sự bắt chước ấy trở nên có ý thức và chuyển từ bắt chước hình thức bên ngoài của hành vi sang bắc chước các phẩm chất bên trong của nhân vật được nghe kể, được gặp gỡ… Do đó, sử dụng các mẫu vi hành vi đẹp, đúng chuẩn mực không chỉ giúp trẻ có biểu tượng đúng về hành vi mà còn tại dựng những xúc cảm, tình cảm tốt đẹp, nhân văn đối với việc thực hiện hành vi ở trẻ. Bên cạnh đó, giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ còn được thực hiện thông qua chương trình môn học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”. Đây là môn học và là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ ở lứa tuổi Mầm non. Thông qua hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ được làm quen với những ngôn từ chuẩn mực, ngôn ngữ trong sáng, giàu hình tượng, hành vi đẹp, giàu tính nhân văn… nhưng rất thiết thực, gần gũi với trẻ mà trẻ đã thấm thông qua lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương của mẹ, bà và đó là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, biết viết, đọc…, văn học luôn là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Những câu truyện kể, bài thơ, bài đồng dao… không chỉ là tấm gương sinh động, mẫu mực về giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa để trẻ học tập, là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt – xấu, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc xấu mà còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng. Các hình tượng nhân vật có sức hấp dẫn đã lôi cuốn trẻ, khiến trẻ yêu thích, từ đó trẻ thích học theo, bắt chước việc làm, hành động của nhân vật. Từ việc thích bắt chước dần dần tạo cho trẻ thói quen, thói quen đi vào nhận thức và trở thành sự tự ý thức.

Thứ ba, tổ chức luyện tập hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hành ngày. Cuộc sống thực tế hàng ngày của trẻ có rất nhiều các tình huống giao tiếp phong phú, đa dạng. Do đó, giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ thông qua các hành vi, hoạt động trong cuộc sống thường nhật của trẻ vừa gần gũi, vừa giúp trẻ nhận diện nhiều giá trị tốt đẹp của cuộc sống vừa tạo dựng các mô hình và mẫu hành vi đẹp có thể theo trẻ suốt cuộc đời. Chẳng hạn giáo dục văn hóa vệ sinh cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục con người mới phát triển toàn diện, đó là điều cần thiết để tạo cho trẻ những thói quen tốt. Những thói quen này được lặp đi lặp lại hằng ngày và trở thành những kỹ năng. Kỹ năng văn hóa vệ sinh sạch sẽ – kỹ năng lao động tự phục vụ. Đó là những động tác, thói quen: rửa mặt, rửa tay, súc miệng, đánh răng, ngồi ngay ngắn, xì mũi vào khăn, mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi…Trong các bài học về vệ sinh, làm quen với môi trường xung quanh hoặc sự giáo dục của người trong gia đình thông qua các hành vi, việc làm cụ thể hằng ngày… dần dần đã giúp cho trẻ biết được cái đẹp, cái sạch của con người, học được những tác phong, nếp sống văn minh. Những bài học vệ sinh gồm: Vệ sinh thân thể như luôn giữ cho mắt, mũi, chân tay sạch sẽ, khi chân tay bẩn phải biết đi rửa, trước khi ăn phải rửa tay, không bôi bẩn lên quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng… Những thói quen văn minh: biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, không phá hỏng hoặc bôi bẩn lên đồ dùng đồ chơi, khi sử dụng xong biết cất đúng nơi quy định và ngăn nắp, đẹp mắt, biết chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau, khi ngáp phải lấy tay che miệng, ho phải biết quay sang hướng khác tránh người đối diện… Đây là việc làm tuy nhỏ nhưng gia đình và nhà trường cần quan tâm và nên giáo dục trẻ ngay tuổi mầm non nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, nhất là nơi đông người. Trẻ phải biết nói năng rõ ràng, không la hét, nói to tiếng, quát nạt, không nói tục. Khi nói hoặc làm sai phải biết xin lỗi, biết tạo cho trẻ tình thường yêu con người, thế giới xung quanh, biết chia sẻ, cảm thông… Trẻ phải nắm được một số qui định về giao tiếp với người lớn, với các bạn cùng lứa tuổi; biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và văn hóa trong mọi tình huống, hoàn cảnh; biết chào hỏi lễ phép với mọi người, biết chấp hành những yêu cầu của người khác nếu không đồng ý phải biết bày tỏ để người khác hiểu và chia sẻ.

Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường giáo dục trẻ nhằm thống nhất nội dụng và phương pháp giáo dục, nhờ đó mà các thói quen giao tiếp của trẻ được rèn luyện thường xuyên và trở nên bền vững hơn.

Mở rộng tầm hiểu biết và trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ. Trên cơ sở đó hướng dẫn họ sử dụng các biện pháp giáo dục có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ nói riêng và trong giáo dục nói chung.

Hiệu quả giáo dục chỉ có được khi các trường mầm non chú trọng đầu tư trang thiết bị tốt nhất về cơ sở vật chất, tài liệu học tập cho các lớp, phù hợp với mọi lứa tuổi và phân bố hợp lí để tiện cho khi sử dụng đây là nhiệm vụ rất khó khăn của giáo viên mầm non là một vấn đề quan trọng cho trẻ mầm non, nhất là việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào trường phổ thông.

Kết luận lại ở giai đoạn từ 5 – 6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển những năng khiếu về văn hóa nghệ thuật của mỗi con người. Trong thời gian đó rất dễ hình thành những nét cơ bản về cá tính và thói quen nhất định. Sau đó những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con người dần dần được hình thành. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thì việc tiếp nhận vốn tri thức, những phẩm chất nhân cách của con người cũng như văn hóa, nghệ thuật thẩm mĩ thông qua sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ. Cũng vì thế, việc giáo dục trẻ cần phải uốn nắn như dân gian ta đã nói:

“Uốn cây từ thủa còn non

Dạy con từ thủa hãy còn thơ ngay

Bé không vin, gãy cả cành”

DOWNLOAD

AD nhận thấy việc giáo dục thế hệ trẻ, cụ thể là lứa tuổi mầm non cần được chăm sóc giáo dục để tạo nên những con người có phẩm chất đạo đức, có tài năng và thể lực cường tráng phù hợp thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay. Cho nên việc nghiên cứu giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất quan trọng. Nếu các bạn đang bí ý tưởng hay cần người viết hộ bài Tiểu luận, thì liên hệ với AD qua zalo ngay nhé