Tiểu hồi hương, từ điển nấu ăn cho người nội trợ | Cooky Wiki

Tiểu hồi hương còn có tên khác tiểu hồi, hồi hương, hương tử, tiểu hương, thuộc họ Hoa tán.

Cây thảo sống 2 năm hay nhiều năm cao 0,6-2m, rễ cứng, thân nhẵn, màu lục lờ, hơi có khía. Lá mọc so le, có bẹ phát triển, phiến lá xẻ lông chim 3-4 lần thành dải hình sợi. Cụm hoa hình tán kép mọc ở nách lá và ngọn cành, các tán hoa mang nhiều hoa nhỏ màu vàng lục. Quả nhỏ hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh lam, sau màu xanh nâu.

Tiểu hồi hương

Nguồn gốc

Cây mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Italia và Pháp.

Thành phần hóa học

Quả chứa một lượng quan trọng tinh dầu (2-6%). Tinh dầu chứa 50-60% anethol, estragol, các carbur terpen, còn có một ceton terpen là fenchon. Còn có các vitamin (A, B8, B9, C) và các nguyên tố C, Ca, P, K, S, Fe. Rễ chứa 0,3% chất béo.

Tác dụng

Hạt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn chỉ thống, lý khí hoà vị. Thường sử dụng như thuốc bổ chung, kích thích giúp tiêu hoá, lợi tiểu, lợi sữa, điều kinh, làm long đờm, chống co thắt, nhuận tràng, trừ giun. Lá có tác dụng trị thương. Rễ lợi tiểu, làm ăn ngon, lợi trung tiện và điều kinh.

Cách sử dụng

Tiểu hồi hương ngoài dùng làm thuốc, nó còn được sử dụng trong nguyên liệu các món ăn, tốt cho sức khỏe.

Tham khảo:

http://www.lrc-hueuni.edu.vn

http://nongnghiep.vn