Tiểu Hồi Thêm Vị Cho Món Ăn Và Tốt Cho Sức Khỏe • Leep.app
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với rau tiểu hồi. Loại rau này thường được sử dụng để trang trí và trong món cá. Nhưng ít ai để ý tới thành phần dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe cũng như cách chế biến khác của loại rau này.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ đầy đủ thông tin về rau tiểu hồi nên đừng vội bỏ qua nhé.
Nội Dung Chính
1. Thông tin tổng quan về tiểu hồi
Tiểu hồi hương có các tên gọi khác là tiểu hồi, hồi hương hay hạt thì là (tên khoa học là Foeniculum vulgare).Tiểu hồi xuất phát từ một loại cây lâu năm cao tới 95 cm. Nó cũng có hoa nhỏ, màu vàng và thân cây rỗng. Nó được coi là một loại thảo mộc và các nhà sử học tin rằng nó có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Thời La Mã cổ đại, họ gọi nó là “cỏ khô thơm”.
Ngày nay, cây tiểu hồi được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Nó nảy mầm và lan rộng nhanh chóng, đặc biệt phát triển tốt ở những vùng đất khô gần vùng có nước, ví dụ như bờ sông.
Tiểu hồi được sử dụng làm thuốc, nhưng phần củ ở Úc đã sử dụng như thực phẩm ăn sống và được bày bán ở các quầy rau.
Thành phần dinh dưỡng
Dưới đây là thông tin dinh dưỡng của một bát tiểu hồi:
-
Lượng calo: 27
-
Protein: 1g (2% giá trị hàng ngày DV)
-
Chất béo: 0.2g
-
Carbohydrate: 6g
-
Chất xơ: 2.7g (11% DV)
-
Đường tự nhiên: 3g
-
Canxi: 43mg (4% DV)
-
Sắt: 0.64mg (3% DV)
-
Magie: 15mg (3% DV)
- Kali : 360mg (7% DV)
-
Vitamin A: 17% DV
-
Vitamin C: 10.4mg (17% DV)
>>> Xem thêm: Rau thì là mùi thơm khó cưỡng điểm tô hương vị cho món ăn
Lợi ích sức khỏe của tiểu hồi
Ngoài các vitamin và khoáng chất, rau tiểu hồi còn chứa một số chất dinh dưỡng thực vật và flavonoid – Đây đều là các chất có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn. Các hợp chất thực vật này giúp tiểu hồi có tiếng như một chất chữa bệnh.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Củ hồi chứa một lượng flavonoid đáng kể và một hợp chất thú vị gọi là anethole.
Anethole là một chất loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là có thể tiêu diệt các tế bào bị tổn thương trước khi chúng trở thành tác nhân ung thư. Tác dụng của nó đã được nghiên cứu thông qua chiết xuất tinh dầu của cây tiểu hồi.
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Nhai hạt giúp thay đổi độ cân bằng pH trong miệng, giảm khả năng bị sâu răng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhai hạt tiểu hồi trong 10 phút làm tăng tiết nước bọt và làm tăng nhẹ giá trị pH trong miệng. Những thay đổi này làm giảm hoạt động của vi khuẩn và bảo vệ bạn khỏi tình trạng sâu răng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Tiểu hồi hoàn toàn phù hợp với những khuyến nghị ăn uống tốt cho tim mạch. Nó không chỉ chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa tự nhiên mà còn chứa hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tim mạch. Vitamin C được chứng minh là thúc đẩy sản xuất oxit nitric, giúp thư giãn và giãn mở các mạch máu. Điều này làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu nguy hiểm.
Hỗ trợ quá trình cho con bú
Loại cây này đã được các mẹ cho con bú sử dụng nhiều để kích thích sữa tiết ra. Nó có chứa các hợp chất thúc đẩy hoạt động galactogenic bao gồm anethol. Chất dẫn truyền thần kinh dopamine thường hạn chế hoóc môn chịu trách nhiệm sản xuất sữa – gọi là prolactin. Anethole ở cây tiểu hồi tiết chế dopamine, do đó việc tiết sữa không bị ức chế.
Cải thiện tiêu hóa
Loại rau này thường được sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), đau bụng và ợ chua. Trong một thử nghiệm kết hợp tinh dầu tiểu hồi với nghệ, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng IBS giảm đáng kể trong vòng 30 ngày điều trị. Điều này chứng tỏ loại cây này có tác dụng giảm đau bụng.
Ngoài những lợi ích nêu trên, tiểu hồi và hạt của nó có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe theo những cách sau:
- Có thể kháng khuẩn: Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất của tiểu hồi có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm men, có thể gây hại như E.coli
- Có thể giảm viêm: Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ chẳng hạn như vitamin C có thể giúp giảm viêm và mức độ của biểu hiện viêm nhiễm.
- Có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh: Một kết luận của 10 nghiên cứu cho thấy tiểu hồi có thể cải thiện hoạt động tình dục và sự hài lòng ở phụ nữ mãn kinh. Nó cũng làm giảm tình trạng ngứa, khô, đau khi quan hệ tình dục và rối loạn giấc ngủ.
Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều nghiên cứu trong số này đã sử dụng liều lượng cao và không chắc việc ăn một lượng nhỏ có thể mang lại lợi ích tương tự.
Tác dụng phụ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nếu bạn đang sử dụng các loại thuộc liên quan đến bệnh truyền nhiễm chẳng hạn như ciprofloxacin. Bạn nên tránh sử dụng tiểu hồi vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ loại thuốc này.
Hướng dẫn cách chế biến đúng cách
Cần chọn tiểu hồi có củ chắc, nguyên vẹn và không có đốm nâu. Các thân cây phải thẳng và tương đối gần nhau. Việc cây mọc hoa là một dấu hiệu cho thấy nó đã chín.
Cần rửa kỹ tiểu hồi để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trước khi cắt. Sau khi cắt, tiểu hồi nên được giữ lạnh trong tủ lạnh và chỉ dùng trong vài ngày.
Củ hồi được sử dụng trong các công thức nấu ăn để thêm vị ngọt cho thực phẩm cả sống và chín. Kết hợp tiểu hồi với hải sản là một điều tuyệt vời. Nó thường được sử dụng các món cá nướng như cá hồi hoặc cá tuyết. Nó cũng được yêu thích trong món salad để có thêm hương vị. Hương vị của nó có thể được giảm bớt bằng cắt củ thật mỏng và ngâm trong nước đá vài phút.
Nguồn tham khảo
A Complete Guide to Fennel: Health Benefits, Risks, Cooking Tips, Top Sellers, More https://www.everydayhealth.com/diet-nutrition/diet/fennel-nutrition-benefits-how-cook-with-it-more/ Ngày truy cập: 24/01/2020
Fennel Nutrition Facts and Health Benefits https://www.verywellfit.com/carb-info-for-fennel-2241773 Ngày truy cập: 24/01/2020
10 Science-Based Benefits of Fennel and Fennel Seeds https://www.healthline.com/nutrition/fennel-and-fennel-seed-benefits#Precautions Ngày truy cập: 24/01/2020