Tiết Đinh San, Tiết Nhân Quý, Tiết Cương là ai? Tiểu sử Tiết Gia
Tiết gia một đời anh trung dũng lượt võ công và binh pháp điều rất giỏi . Vậy bạn có biết Tiết Đinh San,Tiết Nhân Quý,Tiết Cương là ai không? Cùng wikici tìm hiểu tiểu sử nhà họ Tiết nhé
Tiết gia một đời trung liệt là công thần giúp nhà Đường giữ vững thiên hạ, dẹp yên ngoại xâm, giữ vững biên cương đảm nhận những chức vụ cao trong triều đình, Được Hoàng thượng ban cho Lưỡng liêu vương phủ. Nhưng đến đời của Tiết Cương do Võ Tắc Thiên và Võ Tam Tư lạm quyền nên giết hại công thần, hãm hại cả dòng họ Tiết.
Theo sử sách thì Tiết gia bắt nguồn từ dòng dõi thời Bắc Ngụy Tiết An Đô đều làm quan trong triều đình.
Tiết Nhân Quý
Nội Dung Chính
Tiết Nhân Quý là ai?
Tiết Nhân Quý tên thật là Tiết Lễ sinh năm 613 mất năm 683 hưởng thọ 70 tuổi tự là Nhân Quý (Có sách ghi là Nhơn Quý). Ông là một danh tướng tài ba có sức ảnh hưởng lớn dưới triều đại vua Đường Thái Tông và Đường Cao Tông.
Sinh thời lúc còn trẻ Tiết Nhân Quý rất nghèo khó, Tuy tổ tiên nhà Tiết Nhân Quý điều làm quan lớn cho Nhà Ngụy, Nhà Tùy nhưng đến đời ông, cha mất sớm, ông lâm vào cảnh cơ cực, bần hàn làm nông phu kiếm sống qua ngày, vợ ông là Liễu Thị.
Từ nhỏ ông đã có thần lực hơn người, rất giỏi cả văn và võ, sử dụng cây Phương Thiên Họa Kích và cung tên bách phát bách trúng, sau này nổi tiếng với giai thoại “Tam tiễn định giang sơn”.
Năm 645 giặc Cao Câu ly xâm phạm quấy nhiễu, Đường Thái Tông hạ lệnh cho Trương Sĩ Quý chiêu mộ binh sĩ, và đích thân dẫn quân chinh phạt. Tiết Nhân Quý đầu quân và lập nhiều chiến công hiễn hách, trong đó có công lớn cứu được Đường Thái Tông đang bị quân địch bao vây và đánh bại 25 vạn quân Cao Ly nên được thăng chức làm du kích tướng quân.
Năm 658 Tiết Nhân Quý phò trợ cho Trình Danh Chấn đánh bại quân Cao Câu Ly tại Quý Đoan và quân Khiết Đan tại Hắc Sơn sau đó được phong Tả Vũ vệ Tướng quân.
Năm 662 liên minh phía tây tập hợp hơn 10 vạn binh mã chống nhà Đường, Tiết Nhân Quý chỉ dùng 3 mũi tên đã hạ liên tiếp vô số tướng địch khiến quân địch đại loạn, số đầu hàng, số thì chết thảm, số chạy tán loạn, liên minh tan rả, từ đó nổi lên giai thoại “Tam tiễn định giang sơn”.
Năm 666 được phong Hữu Uy vệ Đại tướng quân, năm 670 được phong làm Tổng quản đạo Kê Lâm, năm 678 được phong làm đô đốc Doanh Châu, Năm 681 được phong làm Trưởng sử Qua Châu, Năm 683 bệnh nặng thì qua đời.
Cuộc đời Tiết Nhân Quý có công lớn trong việc dẹp yên Giặc Cao Câu Ly khi mất được phong tặng “Tả Kiêu vệ Đại tướng quân U Châu Đô đốc“.
Tiết Đinh San là ai?
Tiết Đinh San tên thật là Tiết Nột là con trai trưởng của Tiết Nhân Quý, Tính tình trầm ổn rất giỏi võ nghệ và binh thư. Lúc nhỏ theo Thầy học võ nghệ trên núi. Sau lớn lên thường theo cha đánh trận và uy danh khiến quân địch khiếp sợ. Sau khi Tiếc Nhân Quý mất ông được nối tước cha làm Bình Dương Quận công.
Tiết Đinh San có rất nhiều vợ đều rất giỏi võ nghệ, trong đó nổi bật nhất là Phàn Lê Huê có võ nghệ cao cường thường theo ông chinh chiến bình định giang sơn, thông nhất thiên hạ giúp đại đường yên bình trong thời gian dài.
Tiết Đinh San cũng sử dụng binh khí là Phương Thiên Hoạt Kích, Binh khí được mệnh danh là mạnh nhất trong các loại binh khí nhưng ít người sử dụng được.
Tiết Đinh San một đời trung quân, ái quốc nhưng sau vì đứa con trai ngỗ nghịch Tiết Cương mà bị chết thảm cùng cả dòng họ Tiết ở Thiết Ngưu phần.
Tạo Hình Tiết Đinh San
Tiết Cương là ai?
Tiết Cương là con trai thứ 3 của Tiết Đinh San và Phàn Lê Huê thường được gọi là Tiết Tam Gia hay Hắc Tam Gia cũng là một con người chính trực, ngay thẳng võ nghệ cao cường. Ông có sức mạnh hơn người và được người đời gọi làm Phong Thành Hổ. Nhưng tính ông lại rất nóng nãy, bộc trực không điềm tỉnh như cha ông.
Do ông là một người trung trực, tính lại rất nóng, hay say xỉn nên bị Võ Tam Tư và Võ Tắc Thiên ghét nên rắp tâm hảm hại. Trương Bảo là đệ tử của Võ Tam Tư và là cháu của Võ Tắc Thiên, là con trai của Trương Quân Tả thường hay ức hiếp dân lành bị Tiết Cương giết chết. Vì chuyện này mà Võ Tam Tư quyết tâm hại chết cả nhà ông.
Cao Tông hoàng đế không thể bên vực Tiết Cương nên đã ra lệnh xử trảm Tiết Cương nhưng tha cho cả nhà họ Tiết do có công với triều đình. Tiết Cương bị di ra pháp trường xử chém nhưng được Trịnh Giảo Kim cùng Ngũ Hổ cứu thoát. Hoàng đế cao Tông từ lâu đã bị Võ Tam Tư cùng Võ Hậu âm mưu tẩm độc vào long bào làm cho Hoàng Thượng ngày càng suy yếu, vừa nghe tin Tiết Cương trốn thoát thì băng hà.
Võ Hậu vô cùng tức giận đã triệu hồi Tiết Đinh San và Phàn Lê Huê đang chinh tây về Trường An tru di cả gia tộc nhà Họ Tiết. Hậu quả hơn ba trăm người vùi thây tại Thiết Ngưu Phần máu chảy thành sông.
Sau đó Võ Hậu sau đó sắc phong Lý Vương lên ngôi nhưng thực chất là bù nhìn lấy hiệu là Đường Trung Tông. Mọi quyền hành trong triều điều do Võ Tắc Thiên, Võ Tam Tư nắm quyền. Vài Tháng sau Võ Hậu Phế Đường Trung Tông lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đại Chu Tắc Thiên
Nhắc về Tiết gia, Từ Hiển vì thương một đời Tiết Gia anh dũng mà đem con mình thế mạng Tiết Giao, mới sinh được 1 tháng, sau đó bế Tiếc Giao bỏ trốn , Trên đường gặp được Tiếc Cương và Kỷ Loan Anh nhưng bị quân triều đình truy sát nên cả 3 thất lạc.
Tiếc Cương sau đó về núi Cửu Luyện Sơn cùng Ngũ Hỗ, Trịnh Giảo Kim cùng một số trại chủ sơn trại tụ họp quân lính kéo cờ khởi nghĩa. Tiếc Cương sau đó qua nước Tây Dương mượn binh và cưới được công chúa nước Tây Dương là Phi Châu
Kỷ Loan Anh sau đó sinh hạ được Tiết Quỳ sống ẩn nấp trong rừng sâu. 20 năm sau Từ Hiển mới kể cho Tiết Giao nghe về mối thù nhà họ Tiết , Chàng trai trẻ đã lên đường báo thù, sau đó hội họp được với Tiết Quỳ và Kỹ Loan Anh cùng đầu quân cho Lư Lăng Vương.
Lư Lăng Vương phong Tiếc Cương làm Đại Nguyên Soái, Trịnh giảo kim làm quân sư, theo sau có các tướng như Tiết Giao, Tiết Quỳ, Từ Thanh, Dư Vinh, Tiết Cường, Tiết Hưng, Tiết Dũng, Tiết Đẩu….. đánh bại đại quân của võ tam tư tiến vào Trường An.
Sau Võ Hậu nhờ Địch Nhân Kiệt làm thuyết khách và chấp nhận nhường ngôi, bắt giam Võ Tam Tư, Trương Quân Tả mới giữ được tính mạng sau đó lui về làm Thái Hậu. Lư Lăng Vương lên ngôi rửa oan cho nhà họ Tiết phong thưởng cho các tướng sỉ, phế bỏ nhà Chu, phục hưng lại nhà Đường lấy hiệu là Đường Trung Tông .
Tiết Cương sau đó mổ bụng Trương Quân Tả tế đại mộ nhà họ Tiết ở Thiết Ngưu Phần, Nhờ có một người lính Tiết Cương biết được hài cốt của Cha là Tiết Đinh San đem về an tán. Trịnh Giảo Kim có công lớn nhưng tuổi cao sức yếu không lâu sau thì qua đời thọ 102 tuổi.
Lư Lăng Vương lên ngôi 5 năm thì mất, kế vị là Đường Duệ tông Lý Đán, Lý đán lên ngôi thì lập tức ra lệnh giết chết Võ Hậu do mẹ Lý Đán bị võ hậu hại mà chết. Cuối cùng các con cháu nhà họ Tiết đều được vinh danh quan chức. Việc cả nhà Họ Tiết bị tru di cũng do Tiết Cương mà ra, phục hưng cũng là bàn tay của Tiết Cương, âu cũng là do ý trời.
Tiết Cương
Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng lúc nào cũng có 3 vị phu nhân bên cạnh là công chúa Cửu Hoàn, Kỷ Loan Anh con gái của thủ lĩnh núi Ngọa Long Sơn và Quận chúa Phi Hà của Tây Dương quốc.
Nguồn : tổng hợp
Đánh giá cho bài viết này
Cảm ơn bạn đã đánh giá
4.1 Sao 29 Đánh giá
Tags bài viết: