Tiếng nói và chữ viết là gì? Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự?
Tiếng nói và chữ viết là gì? Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự?
Trong quá trình giao tiếp giữa cá nhân và cá nhân trong đời sống xã hội, tiếng nói và chữ viết là hai phương thức biểu đạt giúp người tiếp nhận nắm bắt được thông tin, câu chuyện và phản hồi lại. Vì vậy, tiếng nói, chữ viết có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là thứ không thể thiếu trong sự phát triển và vận hành của xã hội, của con người. Để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng, trong các văn bản tố tụng ở Việt Nam, đều quy định về tiếng nói, chữ viết được áp dụng và xem đây như một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tố tụng.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
1. Tiếng nói và chữ viết là gì?
Tiếng nói và chữ viết là hai yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ ngôn ngữ nào, là phương thức biểu đạt ngôn ngữ. Trong đó, tiếng nói là sản phẩm riêng của mỗi quốc gia được sáng tạo ra trong quá trình vận động và hoạt động giao tiếp, có nội dung cụ thể. Tiếng nói âm thanh của con người hình thành cung con người và là công cụ giao tiếp quan trọng và của hoạt động nhận thức, tư duy. Giữa ngôn ngữ và tiếng nói nói có mối quan hệ giả định lẫn nhau. Lời nói vừa là công cụ vừa là sản phẩm của ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ là xuất phát từ tiếng nói. Tiếng nói nói chính là ngôn ngữ đang hành chức (ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp nói).
Hạn chế của tiếng nói được biểu hiện ở việc hạn chế về mặt không gian, giữa hai hay nhiều người có vị trí khác nhau, cách quá xa nhau sẽ không lắng nghe và biểu đạt được tiếng nói. Bên cạnh, đó hạn chế của tiếng nói là việc lưu trữ thông tin, xét về mặt này, “ngôn ngữ âm thanh cũng không vượt qua được cái hố ngăn cách của thời gian”.
So với tiếng nói thì chữ viết ra đời muộn hơn, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng chứng minh sự tiến hoá vượt bậc của con người. Theo hầu hết các quan điểm hiện này, chữ viết là một hệ thống các tín hiệu thị giác bằng đường nét, sử dụng để ghi lại tiếng nói âm thanh. Giữa tiếng nói âm thanh và chữ viết có mỗi quan hệ mật thiết nhưng không đồng nhất.
Ưu thế của chữ viết so với ngôn ngữ âm thanh được thể hiện ở chỗ: Chữ viết ra đời là công cụ dùng giao tiếp và thay thế những hạn chế khi dùng ngôn ngữ âm thanh về không gian và thời gian. Nếu chi giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh không thể giao tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ nơi này sang nơi khác nếu không có phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khắc, chúng tiếu tính định hình, độ chính xác thập và độ sai biệt cao trong việc phát và nhận âm thanh ngôn ngữ.
Tiếng nói và chữ viết được sử dụng ở Việt Nam và được công nhận là chữ quốc ngữ là Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ). Sự ra đời của chữ quốc ngữ vào khoảng thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc chưa từng có cho hệ thống chữ viết tiếng Việt dưới gốc độ là chữ viết ghi theo chữ cái Latinh ” phát âm thế nào thì viết như thế”. Từ đó, Tiếng Việt được sử dụng và truyền bá rộng rãi, được sử dụng trong các văn bản giao tiếp của dân tộc và đi vào công cuộc sáng tác văn chương đầy nở rộ như phong trào thơ mới, báo chí, dòng văn học lãng mạn và hiện thực phát triển từ những năm 30 của TK XX.
Trong quá trình tìm hiểu về tiếng nói và chữ viết, cần chú ý trước hình thức biểu hiệu đặc biệt giữa những người khuyết tật, ví dụ như người bị khiếm thính thì việc giao tiếp bằng tiếng nói (theo nghĩa thuần túy) là không chính xác. Ở người nghe việc tiếp thu ngôn ngữ nói thường đi trước việc tiếp thu ngôn ngữ viết; còn ở học sinh khiếm thính quá trình này thường diễn ra song song, đôi khi những kĩ năng ngôn ngữ viết tiếp thu nhanh hơn ngôn ngữ nói. Vì ngôn ngữ viết mặc dù khó nhưng chúng lại có một số ưu thế hơn so với ngôn ngữ nói, vì nó không đòi hỏi phải nghe mà tiếp nhận nhờ quan sát bằng mắt.
2. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 20 thuộc Chương II: Các nguyên tắc cơ bản, tức là, tiếng nói, chữ viết được ghi nhận tại Điều 20 là sẽ là “kim chỉ nam” xuyên suốt trong quá trình xây dựng văn bản tố tụng cũng như quá trình áp dụng quy định pháp luật tố tụng dân sự. Nguyên tắc này có ý nghĩa chính trị, xã hội và thực tiến to lớn. Một mặt thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc khác nhau và một mặt nó bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công khai. Cụ thể:
“Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.”
Người tham gia tố tụng được pháp luật quy định khá rộng, tuy nhiên, quy định này hầu như chỉ có ý nghĩa đối với đương sự (nguyên đơn, bị đơn) và người chứng kiến.
Trên cơ sở quy định này, tác giả có một số phân tích sau:
Thứ nhất, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là Tiếng Việt. Quy định này nhằm bảo đảm cho quá trình tố tụng dân sự được tiến hành chính xác và thống nhất trong cả nước. Bởi Tiếng Việt được xác định là quốc ngữ, tỉ lệ người biết tiếng việt gần 100% trong cả nước, đây cũng là ngôn ngữ phổ thông được sử dụng trong giao tiếp, trong giao dịch chính thức của các cá nhân, cơ quan nhà nước ,tổ chức chính trị, xã hội, là ngôn ngữ biểu đạt trong tất cả các văn bản từ quyết định, biên bản, giấy tờ được cơ quan tiến hành tố tụng ban hành. Do đó, việc sử dụng tiếng việt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự là điều tất yếu và mang lại hiệu quả cao, cũng là sự biểu hiện của niềm tự hào dân tộc, một quốc gia có hệ thống pháp luật thống nhất và áp dụng pháp luật cũng thống nhất.
Thứ hai, người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch. Việt Nam là nước có 54 dân tộc anh em, trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số và 53 dân tộc còn lại chiếm thiểu số, trong 53 dân tộc đó, có nhiều dân tộc có tiếng nói và chữ viết riêng. Đây cũng là quyền được nhà nước ghi nhận, được nhà nước thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy nhằm bảo đảm quyền bình đẳng và tự do phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc; giữ gìn bản sắc văn hóa đa dạng, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều này cũng đã tác động tới nội dụng được quy định trong bộ luật tố tụng dân sự, nhằm bảo đảm quyền được tham gia tố tụng của người dân tộc thiểu số, giúp họ trực tiếp bày tỏ quan điểm, chứng minh và bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, thực tế, việc sử dụng này chỉ áp dụng trong trường hợp họ không biết Tiếng Việt. Đồng thời, chỉ áp dụng đối với dân tộc thiểu số chứ không áp dụng đối với người nước ngoài nói tiếng nước ngoài. Mặc dù được sử dụng tiếng nói, chữ viết riêng, nhưng để đảm bảo việc cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác tiếp nhận được thông tin, nội dung thì vai trò của người phiên dịch được đề cao.
Quy định trên đây được tiếp thu từ Bộ luật dân sự năm 2004 và tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật dân sự 2015, trên cơ sở phát triển trong tư duy làm luật, cũng như sự vận động của thực tiến, điều đó đòi hỏi Bộ luật dân sự 2015 phải có nhiều sự thay đổi, trong đó có sự thay đổi về quy định tại Điều 20, điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 thể hiện ở:
Thứ ba, người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại. Đây là trường hợp cực kỳ đặc biệt, áp dụng đối với các chủ thể đặc biệt bị khiếm khuyết trong cơ thể. Đây cũng là quy định nhằm đảm bảo triệt để quyền tham gia tố tụng của mọi công dân, dù người đó là ai, đến từ dân tộc nào hay có khiếm khuyết gì. Chỉ cần sự tham gia của họ có vai trò quan trọng, ý nghĩa trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, thì tiếng nói và chữ viết không phải là vấn đề có thể cản trở được. Ngôn ngữ kí hiệu là một ngôn ngữ riêng, có quy luật, đặc tính riêng, vì vậy, không phải ai cũng có thể hiểu được, do đó, trong quá trình tham gia tố tụng, cần có chủ thể biết được ngôn ngữ này và thực hiện dịch lại, đảm bảo cho mọi chủ thể có thể hiểu, nắm bắt thông tin, đặc biệt là người tiến hành tố tụng, tránh tình trạng hiểu sai, hiểu không đầy đủ, gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.