Tiếng Việt lớp 3 có những nội dung gì?

Tiếng Việt lớp 3 chiếm 9 tiết học trong một tuần của học sinh tiểu học. Chương trình Tiếng Việt 3 bao gồm các phân môn sau: Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết và tập làm văn. Môn Tiếng Việt 3 được xây dựng với các chủ điểm tuần như sau: Măng non, mái ấm, tới trường, cộng đồng, quê hương, Bắc – Trung – Nam, anh em một nhà, thành thị và nông thôn, bảo vệ Tổ Quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất.

– Phân môn tập đọc:

Phân môn tập đọc chiếm số lượng 2 tiết trong một tuần học. Phân môn này chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc, nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua các bài học theo chủ điểm và những câu hỏi khai thác nội dung bài đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người. Cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ để học sinh diễn đạt trong các bài tập làm văn.

Sau mỗi bài tập đọc, mỗi câu chuyện, học sinh có thể tự rút ra được những bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. Thông qua các hình tượng nhân vật, học sinh hiểu được việc xấu việc lành, cái thiện cái ác.

Quý phụ huynh thấn mến, quý Anh Chị nên theo dõi sát sao quá trình học môn Tiếng Việt của con bởi vì cũng có nhiều em đang là lớp 3 nhưng môn tập đọc lại quá yếu, tìm gia sư dạy lớp 3 về nhà để củng cố lại rất tốn kém, việc tìm gia sư chỉ là giải pháp cuối cùng nhất khi con mình học rất chậm. 

– Phân môn kể chuyện

:

Phân môn này chiếm 1 tiết trong suốt một tuần học của học sinh tiểu học.

 Đối với lớp 3, các em sẽ được hướng dẫn kể chuyện theo tranh. Nội dung câu chuyện thường là nội dung của bài tập đọc trước đó.

Sau khi học bài tập đọc, học sinh nắm được nội dung bài thì đến tiết kể chuyện, học sinh sẽ được tự do sáng tạo theo ý thích của bản thân mình nhưng vẫn phải giữ nguyên cốt truyện.

Ở những tiết học này, các em rất hào hứng, phấn khởi khi các em được hóa thân thành các nhân vật, thay phiên nhau diễn kịch cho các bạn cùng xem. Bên cạnh đó rèn luyện cho các em khả năng nói trước đám đông cũng như sự tự tin ở bản thân mình.

Xem thêm: gia sư dạy Ngữ Văn giỏi bồi dưỡng Văn, tiếng Việt lớp 3

– Phân môn chính tả:

 Phân môn này chiếm thời gian là 2 tiết trong một tuần học. Ở học sinh lớp 3, kỹ năng viết ở các em còn yếu, tốc độ viết tương đối chậm, còn mắc nhiều lỗi chính tả.

Chính vì thế tiết chính tả được bố trí thời gian là hai tiết. Bài chính tả thường được trích trong các bài tập đọc mà học sinh vừa được học trước đó.

Tuy nhiên, các quy tắc chính tả hay những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải có thể do các em không nhớ hay do thói quen các em viết sai và vì các em thường phát âm sai. Từ đó mà giáo viên nên lưu ý để sửa chữa cho các em kịp thời, nhanh chóng.

– Phân môn luyện từ và câu:

Ở lớp 3, Gia sư dạy kèm gợi ý các em bắt đầu làm quen với các phép tu từ nghệ thuật như so sánh, nhân hóa. Các phép tu từ này sẽ được các em ứng dụng vào việc viết các bài tập làm văn từ đó làm cho các đoạn văn trở nên hay hơn, sinh động hơn.

Tuy nhiên đây là mảng kiến thức mới và tương đối khó. Chính vì vậy cả học kỳ 1 lớp 3 chỉ học về phép tu từ so sánh và học kỳ 2 lớp 3 chỉ học về phép tu từ nhân hóa.

Bên cạnh đó việc mở rộng vốn từ theo các chủ đề còn là nhiệm vụ của môn học này.

Việc mở rộng và phát triển các vốn từ cho học sinh tiểu học là điều cần thiết để từ đó học sinh sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc diễn đạt từ ngữ khi giao tiếp.

Ngoài ra, học sinh lớp 3 còn được học kỹ hơn về các dấu câu và kỹ năng sử dụng các dấu câu đúng nơi đúng chỗ.

– Phân môn tập làm văn:

Phân môn này ở lớp 3, rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết điền thông tin cá nhân vào các đơn từ, mẫu đơn có sẵn. Điều này rất cần thiết cho các em ở đời sống bên ngoài xã hội.

Bên cạnh đó là học sinh được tiếp xúc với loại văn kể, học sinh có thể kể cho các bạn cùng nghe về một vấn đề nào đó trong cuộc sống hay những trải nghiệm mà học sinh có được. Kể về quê hương, đất nước hay những nơi thành thị nông thôn.

Tuy nhiên, trước mỗi tiết học sinh kể học sinh sẽ được nghe các câu chuyện về những chủ đề này. Từ đó làm giàu thêm vốn sống ở học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh khối lớp 3. Phân môn này có thể rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

– Phân môn tập viết:

Phân môn này chỉ có ở những lớp 1,2,3 khi kỹ năng viết ở học sinh còn hạn chế. Học sinh cần có thời gian để luyện tập các kỹ năng viết cũng như cải thiện được tốc độ viết.

 Ở lớp 2, các tiết tập viết, học sinh đa phần học viết các chữ hoa chữ cỡ nhỡ, cỡ nhỏ và các câu ca dao tục ngữ.

Đến với lớp 3, học sinh tiếp tục ôn lại các chữ viết hoa, tuy nhiên viết theo các từ hoặc cụm từ thay vì viết từ chữ cái như ở lớp 2.

Học sinh lớp 3 chỉ luyện viết chữ cỡ nhỏ, viết các câu ca dao, tục ngữ dài hơn, có chứa những âm vần phức tạp hơn so với lớp 2.

Bài viết được chia sẻ bởi cô Ngọc Trâm, giáo viên hơn 8 năm cộng tác cùng Trung tâm gia sư dạy lớp 3 tại nhà.