Tiếng Việt lớp 2 có những nội dung gì?
Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 2 nhằm hình thành cho học sinh tiểu học kĩ năng sử dụng Tiếng Việt bao gồm nghe, nói, đọc, viết. Nhằm phục vụ việc giao tiếp cũng như học tập ở các em. Nội dung của môn Tiếng Việt lớp 2 còn cung cấp cho các em những kiến thức sơ giản về văn hóa, xã hội, con người Việt Nam. Bồi dưỡng ở các em tình yêu Tiếng Việt và góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em.
Nội Dung Chính
– Môn Tiếng Việt ở lớp 2 bao gồm các phân môn sau:
Tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, tập làm văn. Tiếng Việt chiếm 9 tiết học trong tuần của học sinh tiểu học.
Chương trình Tiếng Việt lớp 2 được xây dựng xoay quanh các chủ điểm tuần như sau: Em là học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà, bốn mùa, chim chóc, muông thú, sông biển, cây cối, bác hồ, nhân dân.
Đó là các nội dung bắt buộc mỗi thầy cô hoặc gia sư dạy lớp 2 phải tuân thủ đầy đủ nhất.
– Phân môn tập đọc:
Phân môn tập đọc ở lớp 2 chiếm 2 tiết trong một tuần học ở học sinh tiểu học. Lớp 2, kĩ năng đọc của học sinh chưa nhuần nhuyễn, tốc độ đọc chưa nhanh.
Đối với một số em học sinh chậm các em còn phải đánh vần từng chữ. Chính vì thế, môn tập đọc ở lớp 2 được thiết kế nhằm mục đích giúp các em đọc đúng, đọc trôi chảy một đoạn văn ngắn hay một đoạn đối thoại. Học sinh bước đầu nắm được ý chính đoạn văn ngắn, các em biết mục lục ở sách giáo khoa. Bước đầu rèn luyện cho các em khả năng ghi nhớ một số bài văn vần ngắn.
Xem thêm: có nên tìm gia sư dạy Ngữ Văn trong lúc này
– Phân môn tập viết:
Sang lớp 2, các em được học viết những chữ hoa. Học sinh biết viết chữ hoa cỡ vừa và cỡ nhỏ. Bên cạnh đó là viết đúng ô ly, đúng độ cao của con chữ.
Kèm theo mỗi chữ cái viết hoa mới được giới thiệu đến cho học sinh là một câu viết ứng dụng ngắn kèm theo.
Đối với lớp 2, kỹ năng viết của các em chưa được tốt, các em viết bài ở tốc độ chậm, viết không thẳng hàng. Có nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác học, đôi khi các em không viết bài.
Điều này đòi hỏi giáo viên phải quan sát, theo dõi sát sao từng em học sinh để có thể đốc thúc các em nhanh theo kịp các bạn.
– Phân môn chính tả:
Môn chính tả lớp 2 được xây dựng với số tiết là 2 tiết trong một tuần học. Điều này sẽ khắc phục, cải thiện được kỹ năng viết ở học sinh tiểu học tốt hơn.
Chính tả lớp 2 có hai dạng bài đó là nhớ – viết và nghe – viết. Hai dạng bài này đan xen lẫn nhau.
Ngoài ra, chính tả lớp 2 có những âm vần khó đòi hỏi học sinh phải viết đúng các âm vần này.
Nội dung các bài chính tả đa số được trích từ những bài tập đọc mà học sinh đã được học trước đó.
Chính vì thế, học sinh có thể dễ dàng nắm được nội dung bài chính tả. Ngoài ra, chính tả lớp 2 còn yêu cầu học sinh phải nắm chắt được các quy tắc chính trả, quy tắc viết hoa trong chính tả và phải biết phân biệt những cặp từ hay nhầm lẫn như l/n,s/x,…
– Phân môn kể chuyện:
Môn kể chuyện ở lớp 2 đa phần lầ kể chuyện theo tranh. Nội dung bài kế chuyện có thể là nội dung của bài tập đọc trước đó. Chính vì thế nó đòi hỏi học sinh phải nắm được nội dung bài tập đọc.
Từ đó ở tiết kể chuyện học sinh có thể tự do sang tạo mẫu chuyện theo ý thích của bản thân. Có thể thêm các lời thoại nhân vật để cau chuyện thêm sinh động hơn.
Giáo viên cho học sinh hóa trang, đóng vai thành các nhân vật cũng là cách kích thích sự hào hứng, hứng thú tham gia môn học này ở học sinh tiểu học.
– Phân môn luyện từ và câu:
Đây là phân môn mới đối với học sinh lớp 2, ở học sinh lớp 2, vốn từ của còn em còn yếu, khả năng diễn đạt của các em chưa nhiều.
Chính vì vậy, môn học này mở rộng, cung cấp cho học sinh các vốn từ cần thiết xoay quanh các bài mở rộng vốn từ theo từng chủ đề nhất định.
Bên cạnh đó, giúp học sinh nhạn biết các từ chỉ sự vật, hành động các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và luyện tập các mẫu câu Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?
– Phân môn tập làm văn:
Đây cũng là một phân môn mới đối với học sinh lớp 2, ở phân môn này đòi hỏi các em phải viết được một đọan văn kể, văn tả từ 3-5 câu về thầy cô, về người thân, về con vật.
Đó là những chủ đề rất quen thuộc đối với học sinh tiểu học. Qua đó, kích thích cho các em sự quan sát những cảnh vật, con người xung quanh cuộc sống hằng ngày của các em. Môn học này có thể luyện cho các em được cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Học sinh có thể lắng nghe những đóng góp ý kiến từ thầy cô hoặc các gia sư dạy kèm tại nhà để bài viết mình thêm hay hơn. Học sinh nói r ý tưởng bản thân mình, các ý mình mong muốn diễn đạt trong bài văn.
Học sinh có thể đọc được những đoạn văn hay, tham khảo ý để từ đó phát triển bài văn củ mình hay hơn.
Bên cạnh đó là kĩ năng viết, đòi hỏi học viết viết đúng chính tả. Biết chấm câu, ngắt nghỉ câu hợp lí. Nếu cần thiết thì nên tìm đến dịch vụ trung tâm gia sư