Tiền lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng?
Cho hỏi tiền lương của bác sĩ sẽ như thế nào khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng? Câu hỏi của bạn Diệp đến từ Long An.
Có bao nhiêu nhóm chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ
1. Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:
a) Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01
b) Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02
c) Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03
2. Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:
a) Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04
b) Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05
c) Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06
3. Chức danh y sĩ:
a) Y sĩ hạng IV Mã số: V.08.03.07
Theo như quy định trên thì nhóm chức danh bác sĩ sẽ gồm có 3 hạng là bác sĩ cao cấp, bác sĩ chính và bác sĩ.
Đối với nhóm danh bác sĩ y học dự phòng sẽ gồm có 3 hạng là bác sĩ y học dự phòng cao cấp, bác sĩ y học dự phòng chính và bác sĩ y học dự phòng.
Tiền lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng?
Tiền lương của bác sĩ sẽ như thế nào khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng?
Hiện nay, hệ số lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo như quy định trên thì thì đối với bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp thì hệ số lương sẽ từ 6.20 đến 8.00
Đối với bác sĩ chính và bác sĩ y học dự phòng chính thì hệ số lương sẽ từ 4.40 đến 6.78
Đối với bác sĩ và bác sĩ y học dự phòng thì hệ số lương sẽ từ 2.34 đến 4.98
Đối với y sĩ thì hệ số lương từ 1.86 đến 4.06.
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, tiền lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng sẽ được tính trên căn cứ của mức lương cơ sở và hệ số lương.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua thì Quốc hội đã thông qua đề xuất tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng nhưng vẫn chưa quyết định thời điểm nào sẽ tiến hành áp dụng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng. Theo đó, tiền lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng sẽ tăng nên như mức lương cơ sở tăng.
Như vậy, nếu tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng sẽ như sau:
– Bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp sẽ nhận tiền lương dao động từ 11.160.000 đồng/tháng đến 14.400.000 đồng/tháng.
– Bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp sẽ nhận tiền lương dao động từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
– Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng sẽ nhận tiền lương dao động từ 4.212.000 đến 8.964.000 đồng/tháng
– Y sĩ sẽ nhận được tiền lương dao động từ 3.348.000 đồng/tháng đến 7.308.000 đồng/tháng.
Nguyên tắc xếp lương đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về nguyên tắc xếp lương đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng như sau:
– Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức và theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch này.
– Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.