Thuyết minh về một món ăn ngày tết

Người viết:

P-ink

Note:

Các bạn bước vào HK 2 năm lớp 8 sẽ bắt đầu làm quen với văn thuyết minh rườm rà với phần bố cục và nhiều thông tin để học thuộc. Dưới đây là bài văn mẫu mình viết thuyết minh, tạm về món ăn mình thích nhất vào ngày Tết nha nhưng cũng rất thông dụng. Hi vọng có thể giúp ích cho bạn..

[​IMG]

Bài làm

Nhắc đến ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam, người ta hình dung ngay đến hình ảnh những cành đào, cành mai khoe sắc bên tà áo dài xuân duyên dáng của các cô các bà, và hơn hết là không khí vui tươi ấm cúng đang len lỏi qua từng ngóc ngách từ thành phố đến thôn quê. Ngày Tết còn đặc biệt với các món ăn ngon và trong đó

Bánh chưng được làm ra từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và dễ kiếm: Lá dong, nếp, đậu xanh, thịt heo. Nếp là nguyênliệu trọng yếu để làm bánh

Chưng, cần chọn nếp có hạt tròn lẳn, không bị mọt, mốc meo để khi nấu lên ta ngửi thấy được mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh cũng góp phần không nhỏ cho chất lượng bánh ra lò, phải chọn loại có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên giã nhuyễn làm nhân. Còn về phần thịt, chọn thịt nạc hoặc mỡ. Một mẹo nhỏ là nhiều người ngán mỡ, còn thịt nạc nấu lên sợ khô, dai lại cũng sẽngán, nên tốt nhất là cọn loại vừa có nạc lẫn mỡ. Và cuối cùng, một nguyên liệu hết sức đơn giản nhưng cũng quan trọng không kém đó là lá dong gói bánh. Một số vùng, người ta dùng cả lá chuối để gói bánh nhưng phổ biến nhất vẫn là lá dong. Lá để gói phải có màu xanh đậm, gân chắc, bản to không bị héo úa hay rách nát. Nhớ rửa sạch trước khi tiến hành gói bánh. Như vậy mới đảm bảo an toàn vệ sinh và bánh nấu ra cũng sẽ thơm ngon hơn.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trên, ta sẽ bắt đầu khâu gói bánh. Gói bánh chưng là một khâu rất quan trọng cần bàn tay tỉ mỉ khéo léo để gói ra những cái bánh vuông vắn cúng kiếng ông bà tổ tiên. Có thể dùng khuôn gỗ vuông để gói cho bánh được đều và đẹp, lại dễ dàng thao tác như nhiều người vẫn dùng. Nhưng nếu đã “lành nghề” rồi thì làm bằng tay không cũng được, chỉ cần gấp bốn mép lá là nhiều người vẫn có thể gói ra chiếc bánh đẹp. Cuối cùng dùng dây lạc buộc thật chặt tay để phần ruột không bị nhão hoặc rơi ra trong quá trình nấu bánh. Khi nấu, người ta bỏ những cái bánh chưng đã gói xong hoàn chỉnh vào một nồi lớn, đổ đầy nước, dùng củi khô để nấu liên tục trong khoảng 8-12 tiếng. Nấu lâu như vậy là để bánh có thể chín đều và dẻo. Bánh chưng nấu ra được lăn qua lăn lại vài lần để tao độ săn chắc khi cắt bánh ra dĩa và cũng để được lâu hơn.

Người có thể ăn bánh chưng bất kể lúc nào trong ngày, có thể mang ra đãi khách hay làm quá biếu bà con, họ hàng kèm với những bao lì xì đỏ và những lới chúc Tết đầu năm mới an khang thịnh vượng.

Bánh chưng ngon lại dễ làm. Những nồi bánh chưng sôi lên sùng sục bốc khói nghi ngút hòa vào không khí se lạnh của cái Tết đầu năm thật ấm áp lạ thường. Được ngồi chung quanh canh nồi bánh thâu đêm dưới ánh lửa cùng tiếng nổ lốp bốp với những người thân yêu thì còn gì bằng? Còn gì gọi là sum vầy, đoàn viên hơn thế? Dĩa bánh chưng đầy bên mâm cỗ tượng trưng cho sự đủ đầy, trọn vẹn cho một năm mới sắp đến, theo quan niệm xưa là sự hòa thuận của đất trời giúp cho gia đình mình có một năm suôn sẻ, hạnh phúc, phát tài. Còn dùng làm quá biếu thì như một lời chúc sức khỏe, gửi tấm lòng thành của người tặng qua món quà tới người nhận và gia đình họ.

Qua đó, ta thấy bánh chưng là món ăn dân dã truyền thống của người Việt Nam. Cặp bánh cúng cho ông bà tổ tiên biểu hiện cho tình thương yêu, long tôn kính, làm tròn đạo hiếu thảo của con cháu, người đời sau. Là biểu tượng ngày Tết, mang đậm chất cội nguồn Việt Nam. Món bánh ấy, truyền thống ấy cần được gìn giữ muôn đời ở hiện tại và tương lai sau nữa.

Nhắc đến ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam, người ta hình dung ngay đến hình ảnh những cành đào, cành mai khoe sắc bên tà áo dài xuân duyên dáng của các cô các bà, và hơn hết là không khí vui tươi ấm cúng đang len lỏi qua từng ngóc ngách từ thành phố đến thôn quê. Ngày Tết còn đặc biệt với các món ăn ngon và trong đó bánh chưng là món bánh truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Người người, nhà nhàđều tất bật chuẩn bị những nồi bánh chưng to thật to để đón năm mới, bởi trong tâm thức người Việt, bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa đoàn viên sum vầy, tượng trưng chóự hòa thuận giữa trời đất, có từ thời vua Hùng thứ 6 theo truyền thuyết “bánh chhưng bành giầy” được lưu truyền đến ngày nay.Bánh chưng được làm ra từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và dễ kiếm: Lá dong, nếp, đậu xanh, thịt heo. Nếp là nguyênliệu trọng yếu để làm bánhChưng, cần chọn nếp có hạt tròn lẳn, không bị mọt, mốc meo để khi nấu lên ta ngửi thấy được mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh cũng góp phần không nhỏ cho chất lượng bánh ra lò, phải chọn loại có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên giã nhuyễn làm nhân. Còn về phần thịt, chọn thịt nạc hoặc mỡ. Một mẹo nhỏ là nhiều người ngán mỡ, còn thịt nạc nấu lên sợ khô, dai lại cũng sẽngán, nên tốt nhất là cọn loại vừa có nạc lẫn mỡ. Và cuối cùng, một nguyên liệu hết sức đơn giản nhưng cũng quan trọng không kém đó là lá dong gói bánh. Một số vùng, người ta dùng cả lá chuối để gói bánh nhưng phổ biến nhất vẫn là lá dong. Lá để gói phải có màu xanh đậm, gân chắc, bản to không bị héo úa hay rách nát. Nhớ rửa sạch trước khi tiến hành gói bánh. Như vậy mới đảm bảo an toàn vệ sinh và bánh nấu ra cũng sẽ thơm ngon hơn.Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu trên, ta sẽ bắt đầu khâu gói bánh. Gói bánh chưng là một khâu rất quan trọng cần bàn tay tỉ mỉ khéo léo để gói ra những cái bánh vuông vắn cúng kiếng ông bà tổ tiên. Có thể dùng khuôn gỗ vuông để gói cho bánh được đều và đẹp, lại dễ dàng thao tác như nhiều người vẫn dùng. Nhưng nếu đã “lành nghề” rồi thì làm bằng tay không cũng được, chỉ cần gấp bốn mép lá là nhiều người vẫn có thể gói ra chiếc bánh đẹp. Cuối cùng dùng dây lạc buộc thật chặt tay để phần ruột không bị nhão hoặc rơi ra trong quá trình nấu bánh. Khi nấu, người ta bỏ những cái bánh chưng đã gói xong hoàn chỉnh vào một nồi lớn, đổ đầy nước, dùng củi khô để nấu liên tục trong khoảng 8-12 tiếng. Nấu lâu như vậy là để bánh có thể chín đều và dẻo. Bánh chưng nấu ra được lăn qua lăn lại vài lần để tao độ săn chắc khi cắt bánh ra dĩa và cũng để được lâu hơn.Người có thể ăn bánh chưng bất kể lúc nào trong ngày, có thể mang ra đãi khách hay làm quá biếu bà con, họ hàng kèm với những bao lì xì đỏ và những lới chúc Tết đầu năm mới an khang thịnh vượng.Bánh chưng ngon lại dễ làm. Những nồi bánh chưng sôi lên sùng sục bốc khói nghi ngút hòa vào không khí se lạnh của cái Tết đầu năm thật ấm áp lạ thường. Được ngồi chung quanh canh nồi bánh thâu đêm dưới ánh lửa cùng tiếng nổ lốp bốp với những người thân yêu thì còn gì bằng? Còn gì gọi là sum vầy, đoàn viên hơn thế? Dĩa bánh chưng đầy bên mâm cỗ tượng trưng cho sự đủ đầy, trọn vẹn cho một năm mới sắp đến, theo quan niệm xưa là sự hòa thuận của đất trời giúp cho gia đình mình có một năm suôn sẻ, hạnh phúc, phát tài. Còn dùng làm quá biếu thì như một lời chúc sức khỏe, gửi tấm lòng thành của người tặng qua món quà tới người nhận và gia đình họ.Qua đó, ta thấy bánh chưng là món ăn dân dã truyền thống của người Việt Nam. Cặp bánh cúng cho ông bà tổ tiên biểu hiện cho tình thương yêu, long tôn kính, làm tròn đạo hiếu thảo của con cháu, người đời sau. Là biểu tượng ngày Tết, mang đậm chất cội nguồn Việt Nam. Món bánh ấy, truyền thống ấy cần được gìn giữ muôn đời ở hiện tại và tương lai sau nữa.