Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

VnDoc xin giới thiệu Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa được Tip.edu.vn sưu tầm và đăng tải các bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa. Bài văn thuyết minh mẫu lớp 8 dưới đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các học sinh, nhằm nâng cao kỹ năng thực hành viết văn thuyết minh, đồng thời học tốt môn Ngữ văn 8, mời các bạn tham khảo!

Mục lục

  1. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

    1. Dàn ý thuyết minh về thành nhà Hồ

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

  • Dàn ý thuyết minh về thành nhà Hồ
  • Dàn ý thuyết minh về bãi biển Sầm Sơn
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa – Sầm Sơn mẫu 1
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa – Sầm Sơn mẫu 2
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Lam Kinh Thanh Hóa mẫu 3
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa – Thành Nhà Hồ mẫu 4
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa – Cảnh Hàm Rồng mẫu 5
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa – Hàm Rồng mẫu 6

Dàn ý thuyết minh về thành nhà Hồ

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa: thành nhà Hồ.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Từ thành phố Thanh Hoá, theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta đã đến Thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Năm 1397, Hồ Quý Ly chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi.

Thành Tây Đô có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặt thành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hình múi cam.

b. Thuyết minh chi tiết

Hiện nay, thành có độ cao trung bình 7m đến 8m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa nam cao tới 10m.

Nét đặc sắc của tường thành này là ở phần xây đá bên ngoài, còn bên trong đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng.

“Chín mươi chín ngọn bên Đông

Còn một ngọn núi sang sông chưa về”

Trên núi Rồng có động đá Long Quang- tức ánh sáng. Nơi cặp mắt rồng, hiện vẫn còn đề tạc nhiều bài thơ chữ Hán của thi nhân trong ngàn năm phong kiến. Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Vương Duy Trinh, Nguyễn Thượng Hiền… một thời vãn cảnh làm thơ. Hàm Rồng thực có sức hút đối với thi nhân nói riêng và người ưa thưởng lãm nói chung.

Đền chùa miếu mạo cũng được xây dựng rất nhiều xung quanh non nước Hàm Rồng như một sự cầu an của nhân dân với long thần, làm tăng thêm vẻ kì thú linh thiêng. Đến đầu thế kỉ XX thêm cây cầu “cong như chiếc lược ngà” – cầu Hàm Rồng do bàn tay con người tạo nên để gắn bó không thể tách rời, nối liền khoảng cách hạt ngọc và miệng thần long ấy cũng đã kịp in dấu ấn đậm trong lòng người.

Ai xui ta nhớ Hàm Rồng

Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây…

Sơn cầu còn đỏ chưa phai?

Non xanh còn đối, sông dài còn sâu?

Ước sao sông cứ còn sâu

Non cao còn cứ giữ màu xanh xanh

Khung cầu còn cứ như tranh

Hoả xa cứ chạy bộ hành cứ đi

Xuân sang cỏ cứ xanh rì

Thuyền ai chài lưới con chì cứ tung…

(Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939)

Cầu bị đánh sập năm 1947. Đến năm 1964 được xây dựng lại. Bom đạn Mĩ đánh sập 1972. Năm 1974 xây dựng lại. Bây giờ thì trên không gian thi văn lịch sử này là một bức tranh tam cầu-nhị sơn-nhất giang vừa truyền thống vừa hiện đại.

Non nước trời mây, cũng như bao thắng địa trên đất nước ta đã từng là chiến địa, ghi dấu chiến công lẫy lừng trong công cuộc chống ngoại xâm. Với Hàm Rồng, đó là kháng chiến chống Mĩ làm nên kì tích anh hùng. Bắn rơi 90 máy bay Mĩ các loại.

Hàm Rồng không chỉ là thắng cảnh còn là danh lam, là di tích lịch sử, là niềm tự hào của người dân Xứ Thanh. Dù xa, bóng hình Hàm Rồng – Sông Mã là quê hương thu nhỏ lại.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa được VnDoc chia sẻ trên đây là những bài văn mẫu hay, giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng hay cho bài thuyết minh của mình. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tham khảo

  • Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em (chùa Thiên Mụ)
  • Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Sóc Trăng
  • Thuyết minh về Hồ Ba Bể

……………………………………..

Ngoài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8, Soạn văn 8 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt