Thuyết minh về cây lúa – Dàn ý và tuyển tập văn mẫu – Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Thuyết minh về cây lúa – Dàn ý và tuyển tập văn mẫu
Cây lúa là hình ảnh gắn liền với đất nước và con người Việt Nam từ ngày xưa. Vậy nên khi học ngữ văn đặc biệt là văn thuyết minh bạn sẽ luôn gặp đề tài là thuyết minh về cây lúa. Để biết cây lúa thì dễ nhưng để hiểu và thuyết minh về cây lúa thì không phải học sinh nào cũng làm được. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn dàn ý cùng những bài văn mẫu về cây lúa để bạn hiểu hơn nhé!
Dàn ý tổng quát bài thuyết minh về cây lúa
Mở bài
Giới thiệu khái quát về cây lúa.
Bạn đang xem: Thuyết minh về cây lúa – Dàn ý và tuyển tập văn mẫu
Thân bài
Nguồn gốc của lúa từ đâu
Nguồn gốc lúa theo lịch sử.
Nguồn gốc lúa theo dân gian.
Lúa Việt Nam bao gồm những chủng loại nào
Liệt kê các chủng loại lúa tại Việt Nam.
Nêu đặc điểm nhận diện của từng loại lúa.
Cây lúa mang những đặc điểm gì
Nêu đặc điểm về hình dạng, kích thước lúa.
Nêu đặc điểm về cấu tạo lúa.
Quá trình phát triển của lúa như thế nào
Nêu quá trình từ lúc gieo mạ đến khi lúa trổ bông, thu hoạch.
Những giá trị mà lúa mang lại với người nông dân và với xã hội
Nêu tác dụng của lúa với con người, với xã hội.
Nêu vai trò, ý nghĩa của cây lúa với người nông dân, với xã hội.
Kết bài
Tương lai của cây lúa.
Dàn ý chi tiết bài thuyết minh về cây lúa
Mở bài
Cây lúa gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam là hình ảnh đồng lúa bao la, trải dài bát ngát.
Cây lúa mang lại nhiều giá trí tốt đẹp.
Thân bài
Nguồn gốc
Xuất phát từ cây lúa dại và được người dân đưa vào trồng trọt khoảng hơn vạn năm trước.
Trong dân gian lưu truyền cây lúa được phát hiện bởi một đôi vợ chồng do nạn đói phải di cư vào rừng và vô tình phát hiện ra hạt giống lúa nhờ săn bắt chim rừng.
Chủng loại
Lúa tại Việt Nam có hai loại chính: lúa nếp và lúa tẻ.
Lúa nếp: lúa có hạt thóc ngắn thuôn dài hơn lúa tẻ, thường dùng để nấu xôi, rượu, bánh chưng,…
Lúa tẻ: lúa có hạt thóc khá nhỏ, dùng làm lương thực chính trong các bữa ăn.
Đặc điểm
Lúa là cây thân cỏ, có thể đạt tới chiều cao tối đa khoảng 2m.
Rễ chùm, dài tối đa lên tới 2 hoặc 3 km.
Màu lá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, lá dẹp, dài.
Hoa lúa: màu trắng, có nhụy và nhị hoa nên có thể tự thụ phấn thành các hạt thóc nhỏ.
Quá trình phát triển
Người nông dân gieo mạ vào khoảng đầu xuân, gần tết.
Trước khi trồng tại ruộng thì mạ được gieo ở một khu đất riêng, mạ được ủ tại đó khoảng 3, 4 tuần để phát triển thành cây con.
Người nông dân nhổ mạ và bắt đầu cấy lúa tại ruộng.
Từ mạ thành cây con được gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ sinh trưởng sinh thực: mạ ra hoa trắng, hoa lúa trổ bông tạo thành các hạt thóc được bao bọc một lớp vỏ xanh bên ngoài.
Thời kỳ lúa chính là khi những hạt lúa xanh dần chuyển màu vàng nhạt, cây trĩu xuống, lá đầy ngọn ngả dần về màu vàng.
Giá trị
Giá trị sử dụng
Lúa là lương thực của người dân, là thành phần của nhiều thực phẩm, món ăn hàng ngày như bún, phở, bột mì,bột nếp,….
Là nguồn lợi nhuận của người trồng thương mại hóa.
Giá trị tinh thần
Gắn bó hơn vạn năm với người dân Việt Nam.
Việt Nam xếp thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Kết bài
Tương lai của cây lúa
Lúa chiếm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.
Dù qua nhiều thập kỷ nhưng vị trí cây lúa không hề thay đổi.
Để hiểu thêm về cây lúa Việt Nam, các bạn hãy tham khảo video sau đây nhé!
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 1
Chào các bạn, tôi là cây lúa của quê hương Việt Nam đây. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt này vì thế chúng tôi từ xưa đến nay luôn là một thứ lương thực không thể thiếu trong đời sống của mọi người. Sau đây, tôi sẽ kể cho bạn nghe về họ lúa chúng tôi.
Tôi có nguồn gốc từ một loài cây có hạt mọc ở ven sông, sau đó được con người đưa về nuôi cấy và lai tạo để cho ra đời giống lúa như ngày hôm nay. Nhưng cũng có những tài liệu cho rằng, tổ tiên của chúng tôi là những cây dại mọc vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Họ nhà lúc chúng tôi thuộc lớp hai lá mầm, thân cỏ và rễ chùm. Cuộc đời của họ lúa chúng tôi được phát triển theo vòng tuần hoàn khép kín.
Đầu tiên chúng tôi chỉ là những hạt thóc nhỏ bé, nhưng sau đó những bác nông dân đem chúng tôi đi ngâm ủ cẩn thận trong những điều kiện nghiêm ngặt. Có trải qua được quá trình ấy, chúng tôi mới nảy mầm và trở thành những cây mạ con. Rồi dưới đôi bàn tay kỳ diệu của các bác nông dân, chúng tôi chóng lớn và bước vào thời kì con gái, rồi lớn dần và ra hoa ra quả và thu hoạch. Nghe qua thì có vẻ dễ lắm đấy nhưng đó lại là một quá trình đầy gian nan và vất vả, đều đòi hỏi một quy trình khép kín nhất định.
Ban đầu là giai đoạn chọn giống. Giai đoạn này đòi hỏi các bác nông dân phải kiên trì chọn lấy từng hạt giống tốt nhất, loại bỏ những hạt sâu hạt bệnh rồi mới đem đi ngâm ủ. Đây là quy trình khá khắt khe vì các bác ấy phải tuân thủ theo đúng quy định về độ ấm của nước, độ thoáng của không khí, có như vậy chúng tôi mới có cơ hội nảy mầm.
Sau thời gian ngâm được từ mười năm đến hai mươi ngày thì các bác đem chúng tôi ra những thửa ruộng đã được cày xới tơi xốp. Các bác đi đến đâu thì rắc những hạt mầm chúng tôi xuống đất. Ngày nối ngày thoắt cái đã qua một tháng. Những hạt mộng ngày nào giờ đã trở thành những cây mạ cao lớn.
Mạ lúc này đã cao khoảng mười năm cm chỉ cần độ hai mươi ngày nữa chúng tôi sẽ trở thành những thiếu nữ xanh mướt và bước vào giai đoạn thì con gái. Giai đoạn này, lá của chúng tôi cứng và đanh hơn, thân chúng tôi đan vào nhau tạo thành những khóm lúa. Cánh đồng lúc này như trở thành một dải lụa xanh mà cô thôn nữ nào đánh rơi mất, một cơn gió thổi qua thôi cũng làm cho dải lụa ấy gợi lên những lượn sóng mềm mại.
Cũng có khi nó êm đềm và tĩnh lặng, những chiếc lá như những thanh gươm đâm thẳng lên trời. Giai đoạn này chúng tôi cần hơn hết là sự chăm sóc của những bác nông dân. Những bác nông dân phải theo dõi chúng tôi thường xuyên, bón phân và bắt sâu để đảm bảo cho chúng tôi phát triển khỏe mạnh. Chẳng bao lâu sau, thân chúng tôi bắt đầu tách ra làm lộ ra những chiếc đòng đòng cứ nhô cao nhô mãi cho đến khi vững lá mới thôi.
Trên những thân chiếc đòng đòng ấy là những hạt lúa còn nguyên bụng sữa, chờ cho ánh nắng chiếu vào mình. Người nông dân gọi đây là giai đoạn phơi nắng. Dưới ánh nắng từ mặt trời, những đứa con mũm mĩm của chúng tôi cứ săn lại dần, nặng trĩu tinh túy của đất trời mà dần dần ngả xuống, nom chẳng khác nào tấm lưng còng của người nông dân dưới trưa hè. Đợi khi những bông lúa ấy vàng ươm , cũng là lúc những bác nông dân gặt chúng tôi về tuốt lấy những hạt thóc căng tròn, chọn lựa giống cho năm sau và đêm đi sát để thu lấy những hạt gạo trắng phau và thơm phức. Vậy là kết thúc một vòng đời của chúng tôi.
Nhưng bạn chớ thấy tôi nhỏ bé mà không nâng niu nhé! Bạn biết không chính những hạt gạo là nguồn cung cấp lương thực cho nông dân, xuất khẩu gạo cũng trở thành một ngành kinh tế then chốt rồi đấy. Rồi các loại bánh như bánh trưng, bánh nếp.. đều được làm từ loài lúa chúng tôi đây. Không những vậy chúng tôi còn đi vào những bài hát quen thuộc với làng quê như Hạt gạo làng ta.
Bạn thấy không, chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều lợi ích.Vậy mà có những người coi thường chúng tôi quê mùa, không ngon. Nhưng bạn biết không, chúng tôi chính là minh chứng cho sự cần cù và tần tảo của người nông dân vì vậy trân trọng chúng tôi chính là bạn đang trân trọng người nông dân quê mình đấy.
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 2
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.” (Ca dao)
Hai câu ca dao ấy thật nhẹ nhàng đã đi sâu vào trái tim của hàng triệu, hàng triệu trái tim Việt Nam mỗi khi nhớ về chốn làng quê thanh bình với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Và có lẽ, sẽ chẳng ai có thể quên được hình ảnh cây lúa nước – một biểu tượng một nét vẽ đơn sơ, bình dị mà rất đỗi xinh tươi trong bức tranh về làng quê Việt Nam.
Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới và là loại cây lương thực chủ đạo ở Việt Nam. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á của châu Á và ở châu Phi. Thêm vào đó, cây lúa còn là loài thực vật thuộc một loại cỏ đã được con người thuần dưỡng, đưa vào nhân giống, cấy ghép và phát triển. Và như vậy, với nguồn gốc ấy, cây lúa có thể phát sinh, phát triển một cách nhanh chóng trong điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam.
Nếu như những loài cây lương thực khác trên thế giới như khoai tây, bắp, lúa mì, sắn sống ở trên cạn thì cây lúa lại hoàn toàn khác. Lúa là loài cây thủy sinh, sống và phát triển chủ yếu ở môi trường nước. Thông thường, mỗi cây lúa cao khoảng 1 đến 1,8 mét. Thêm vào đó, lúa là loài cây rễ chùm, vì vậy, nó có thể bám chắc vào trong lòng đất để hút dưỡng chất, cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển.
Lúa là loài cây thân thảo, thân cây được chia làm các mắt khác nhau, bên trong thường rỗng. Ở mỗi làng quê, vào vụ gặt, lũ trẻ con thường dùng thân cây lúa để làm nên những chiếc kèn, âm thanh của những tiếng kèn ấy nghe thật vui tai, như góp phần xóa đi cái nắng nóng của mùa hè và sự mệt nhọc của những ngày mùa. Lá cây lúa hình dẹt dài và mỏng mọc bao phủ bên ngoài thân cây.
Tùy vào từng thời kì mà lá cây lúa có độ dài và màu sắc khác nhau. Thì con gái, lúa khoác lên mình những chiếc áo xanh mát và đến gần mùa thu hoạch thì lá lúa chuyển sang màu vàng.
Đặc biệt, sau một thời gian gieo trồng, cây lúa trổ bông. Bông lúa thường dài từ 35 đến 50 xăng-ti-mét, chứa rất nhiều hạt lúa, rủ xuống trông rất tuyệt. Những bông lúa ấy chính là sự kết tinh những tinh hoa của trời đất và tấm lòng, sự cần cù, chăm chỉ của những người lao động nơi chốn làng quê.
Ở nước ta hiện nay thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm (thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch) và vụ mùa (thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 âm lịch). Song, để cây lúa có thể sinh trưởng, phát triển cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước tiên, người nông dân phải tìm được giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi gieo trồng cây lúa.
Sau khi đã chọn được giống lúa phù hợp, người nông dân sẽ tiến hành ủ giống, đến lúc những hạt lúa giống nảy mầm, người ta sẽ gieo chúng xuống đất, chăm sóc nó đến lúc những mầm xanh nhú lên, những cây mạ xanh ra đời. Trong lúc chờ mạ lớn và cứng cáp hơn, người ta sẽ cày, bừa đất, chờ đến khi cây mạ cứng cáp rồi sẽ đem cấy xuống ruộng.
Những ruộng lúa lúc vừa cấy xuống khoác lên mình một màu áo xanh mơn mởn. Để rồi, đến lúc thì còn gái, cánh đồng lúa trở mình, mặc một chiếc áo xanh sẫm và bắt đầu hình thành bông, những bông lúa bên trong mang dòng sữa trắng ngần, ngọt ngào và thơm phức tỏa ngát cả vùng quê.
Sau một thời gian, lúc lúa ngả sang màu vàng, những bông lúa đã chín, người ta gặt nó mang về nhà rồi tuốt lúa, phơi và xát lúa để tạo nên những hạt gạo. Tuy nhiên, trong quãng thời gian từ lúc cấy lúa đến lúc thu hoạch, những con người nơi đây phải thường xuyên thăm đồng, bắt sâu, bón phân, cung cấp thêm nước để cây lúa có đủ điều kiện tốt nhất để phát triển. Quả thực, quá trình phát triển cây lúa rất phức tạp, bởi vậy đòi hỏi ở người gieo trồng rất nhiều công sức và phải chăng vì thế, nhân dân ta xưa nay vẫn thường có câu:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”(Ca dao)
Thêm vào đó, cây lúa giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, Lang Liêu đã lấy gạo làm bánh kính dâng lên vua cha. Và cũng kể từ đấy, cây lúa đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đời sống của chúng ta ngày nay, cây lúa vẫn luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Hạt lúa chính là nguồn lương thực chủ yếu cho chúng ta mỗi ngày.
Những hạt lúa, hạt gạo ấy chính là “hạt ngọc trời”. Gạo không chỉ dùng làm lương thực chính mỗi ngày mà nó còn là nguồn nguyên liệu làm nên nhiều thứ bánh khác nhau là đặc sản của mỗi miền, đó là bánh đa, là bánh tẻ, là bánh cuốn,… Không chỉ có hạt gạo, thân cây lúa sau khi gặt và phơi khô được gọi là rơm, nó là nguồn thức ăn cho gia súc trong nhà, đồng thời, nó là những “chiếc đệm” giữ ấm cho gia súc trong những ngày mùa đông giá rét.
Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa khác nhau và nước ta là một trong số những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Điều đó thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy vai trò, vị trí to lớn của cây lúa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 3
Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.
Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ bao giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, cụ thể thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết đến trồng trọt.
Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy… Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo.
Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được. Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới cấy, cây lúa còn là những cây mạ trưởng thành. Người nông dân tiến hành nhổ cấy trên các thửa ruộng. Những ngày đầu, lúa phát triển có hơi chậm chắc vì còn chưa quen thuộc với môi trường sống. Thân cây lúc đó mảnh mai và yếu ớt, dài khoảng 20cm, với 4, 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, ước chừng một tháng, lúa đã trưởng thành và được người dân yêu quý gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái vì đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng bây giờ đã khoảng 50-60cm với nhiều lá xanh đậm sắc, dài ôm chặt lấy thân. Bên trong là những chiếc đòng trắng ngần, tinh khiết.
Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông và làm mẩy. Đây là giai đoạn cây lúa vươn cao nhất, khoảng 80-100cm, thân cây cứng cáp. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, thơm phức rồi nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau, lúa làm mẩy và chín dần. Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.
Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!
Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò…Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Hạt lúa là hạt vàng”. Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 4
Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Cây lúa thuộc loại cây rễ chùm, ưa nước. Cây lúa phát triển qua từng thời kỳ khác nhau, trải qua quá trình chăm sóc, tưới tiêu vất vả, cần mẫn của người nông dân mới cho những bông lúa uốn câu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kỳ con gái trông duyên dáng như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mỡ màng. Lá lúa dài như những lưỡi kiếm, thi thoảng có làn gió thổi qua như những chiến binh đang múa kiếm nghe thật vui tai.
Thân lúa mảnh, nhỏ, gồm nhiều lớp vỏ ngoài dày bọc lấy nhau, như những cánh tay đang ôm ấp để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình bộ cánh mới, không còn là màu xanh mỡ màng, trẻ trung đầy sức sống nữa mà là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương rất đặc biệt, đó là mùi của đất quê, của hồn quê mộc mạc, thân thương, của những tấm lòng cần mẫn, chịu thương chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.
Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ trấu màu vàng, bên trong là hạt gạo tròn, chắc mẩy bụ bẫm trông đến là thích mắt. Hạt gạo trắng ngần ấy là tinh hoa của mồ hôi, công sức nước mắt người dân lao động tụ lại để dâng lên hương trời. Vậy nên hương lúa lúc nào cũng thế, có mùi thơm ngát, rất ngậy, rất thơm.
Có nhiều loại lúa khác nhau, phù hợp với từng vùng miền, khí hậu riêng. Các loại thóc thường phổ biến là thóc nếp, thóc BC, thóc Việt Hương, thóc Tạp Giao, thóc Tám…Mỗi loài có những cách chăm sóc khác nhau, tưới tiêu và công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều rất hữu ích và là một nguồn lương thực không thể thiếu với người nông dân.
Cây lúa có rất nhiều công dụng. Trước hết nó là cây lương thực chính của nước ta, đồng thời cũng là thương hiệu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, những cách chế biến khác nhau đem đến cho cây lúa rất nhiều lợi ích khác nhau. Hạt gạo trắng ngần là nguyên liệu để làm các sợi phở, bún, các loại bánh đa. Những loại cơm gạo, cơm cháy ruốc, bánh gạo, nước gạo rất tốt cho sức khỏe.
Cây lúa cũng chính là nguyên liệu chính làm nên món bánh chưng bánh giầy-món ăn truyền thống trong mỗi dịp lễ, tết ở Việt Nam ta. Hay một thứ quà của lúa non đó là cốm đã được nhà văn Thạch Lam đưa vào trang văn của mình đầy trân trọng, tự hào.
Nhưng để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa phải phát triển khỏe mạnh, vì thế đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng của người nông dân. Đặc biệt là việc tưới tiêu, vì là một loại cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng, ngoài ra người nông dân cũng liên tục phải quan sát trên cây lúa xem có những dấu hiệu bất thường nào khác để kịp thời tưới phân, chăm bón đúng lúc. Để làm ra hạt gạo nuôi sống con người không phải là điều gì dễ dàng, vì thế hạt gạo càng cần được trân trọng hơn bao giờ hết.
Cây lúa thật đẹp, một nét đẹp mộc mạc tinh túy của người dân đất Việt. Cây lúa đã trưởng thành, phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, cây lúa đã gắn liền với sự hy sinh chiến đấu, là lương thực giúp các anh đỡ đói lòng để vững tay súng. Có lẽ, dù trong chặng đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa của dân tộc bây giờ và mai sau có phát triển chăng nữa, cây lúa cũng sẽ không bao giờ mất đi vai trò quan trọng của mình.
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 5
Nhắc tới Việt Nam, người ta thường nghĩ tới những danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, hồ Hoàn Kiếm với truyền thuyết trả gươm thần hay những món hàng đặc trưng như lụa tơ tằm, nón Bài thơ. Nhưng đặc biệt, điều mà du khách nước ngoài tới Việt Nam cảm thấy thú vị hơn cả là thú vui ẩm thực: phở, bún chả, hay bánh chưng, bánh giầy vào dịp Tết. Dễ dàng nhận ra rằng những món ăn đó được làm từ gạo. Thứ hạt trắng đó là sản phẩm của cây lúa – một loại cây không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam.
Để có được cây lúa, những người nông dân đã vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây. Lúa được trồng ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi có phù sa bồi đắp. Cũng như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có ở đồng bằng, cây lúa còn được trồng trên vùng cao với những ruộng bậc thang xanh mướt.
Lúa thích nghi đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Phần lớn những người nông dân còn phụ thuộc vào cây lúa. Đây là một hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến và dễ thấy ở Việt Nam. Cây lúa đã đưa Việt Nam từ nước đói kém sau chiến tranh thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Mặc dù là cây nông nghiệp nhưng không thể thiếu những cây đó trong đời sống người Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao cây lúa lại có một vai trò quan trọng trong đời sống Việt Nam đến như vậy? Có thể thấy rằng, từ khi sinh ra, con người đã gắn bó với cây lúa và hạt gạo. Cây lúa không những là cây nông nghiệp mà còn là một loại cây lương thực cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người. Đôi khi người ta thấy rằng con người ăn cơm lâu, muốn thay đổi hương vị, đã tìm đến những quán phở, hàng bún. Đó là một cách thay đổi khẩu vị hay đúng hơn là gạo đã được biến tấu bằng một cách chế biến khác.
Hay ở những vùng thôn quê, thậm chí là ở thành thị, người ta vẫn thường quen với tiếng rao quà: Ai bánh chưng, bánh nếp, bánh giầy, bánh khoai nào! Thật quen thuộc mà cũng rất giản dị. Những thứ bánh thơm dẻo đó cũng được làm ra từ hạt gạo. Đặc biệt hơn là gạo nếp. Lúa làm ra gạo. Cũng thật độc đáo, gạo lại được chế biến thành muôn kiểu món ăn, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, khi lúa chín trĩu bông, người ta gặt về, đem tuốt lúa. Và sau đó có được gạo và một thứ vỏ ngoài màu vàng nhạt. Đó chính là vỏ trấu. Bước chân đi tới những miền quê Việt Nam ngày nay vẫn còn thấy những gian bếp nhỏ đun vỏ trấu, vỏ trấu cũng rất hữu dụng trong việc làm thức ăn cho gia cầm và dùng trong lò ấp trứng.
Phần cây lúa sau khi đã gặt xong không phải là thừa. Nó được phơi khô, chất thành những đống rơm cao ngất. Rơm cũng được dùng làm chất đốt ở những vùng nông thôn. Ngoài ra, rơm còn được dùng để trồng nấm làm thực phẩm cho người dân Việt Nam. Đặc biệt, người ta còn dùng rơm để lợp mái nhà, rất tiện dụng và tiết kiệm.
Như vậy, cây lúa đã trở thành một loại cây gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam: trong lao động sản xuất, trong đời sống, nhất là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, cây lúa còn mang một giá trị văn hoá tinh thần sâu sắc.
Giữ một vị trí quan trọng như vậy nên khi nhắc tới Việt Nam, người ta nhắc tới một nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã đi vào lịch sử dân tộc của Việt Nam, trở thành một đặc trưng cho văn hoá Việt. Một nét đặc trưng mà có lẽ khó có thể mất đi hay phai mờ. Cây lúa đã đứng lên, đã hội nhập quốc tế bằng chính chất và lượng của nó. Người ta đã biết tới một Việt Nam không chỉ là một nước anh dũng kiên cường trong đấu tranh mà còn là một dân tộc kiên trì cần mẫn trong lao động sản xuất. Và giờ đây họ nhìn vào con số gạo xuất khẩu: hàng triệu tấn một năm của Việt Nam để đánh giá và đưa ra nhận xét.
Không những thế, cây lúa còn giữ một vai trò không thể thiếu trong những lễ vật dâng lên tổ tiên. Những món ăn thơm thảo đó thể hiện rất rõ nét ẩm thực cũng như tính cách của người Việt. Nó thể hiện sự hiếu lễ kính trọng của con cháu đối với những người đi trước. Đặc biệt là trong những dịp Tết Nguyên Đán, những chiếc bánh chưng, bánh giầy không bao giờ thiếu trong mâm cỗ của từng nhà. Trung thu với bánh dẻo, bánh nướng làm cho đêm đón trăng của trẻ em càng thêm rộn ràng… Từ cây lúa, những thức quà ngon đã được làm ra ngày càng gắn bó, thân thiết với người dân Việt Nam.
Cây lúa là biểu tượng Việt Nam, là loại cây không thể thiếu trong đời sống văn hoá Việt, cả ẩm thực và lễ hội. Có lẽ vì vậy, cây lúa cũng đã trở thành đề tài sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Trần Đăng Khoa đã có một bài thơ được phổ nhạc thành bài hát (Hạt gạo làng ta):
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay”…
Trần Đăng Khoa đã rất tinh tế khi viết về hạt gạo trắng thơm. Để có lúa, có gạo là công sức của biết bao con người, là sự hòa quyện của biết bao hương vị: vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát. Những lời ca trong trẻo của bài hát ấy cứ ngân lên, thể hiện tính cách của con người Việt Nam: tuy sống vất vả nhưng cần mẫn với lúa gạo.
Và hơn thế, cây lúa còn làm tăng vẻ đẹp quê hương đất nước:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.”
(ca dao)
Câu ca dao đã khắc hoạ một Việt Nam tươi đẹp và đầy sức sống với màu xanh mênh mông bát ngát của lúa. Những đồng lúa thẳng cánh cò bay đã in sâu trong tâm trí của những người con xa quê. Cây lúa vốn đã thân thiết nay càng gắn bó hơn. Có thể nói rằng nó không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam, cả về vật chất cũng như tinh thần.
Nó làm con người thoải mái và vui vẻ hơn sau ngày lao động mệt nhọc với bát cơm thơm thảo. Mỗi khi bưng bát cơm thơm, được nấu từ những hạt gạo trắng ngần, lòng ta lại bâng khuâng nghĩ đến quê hương, nghĩ đến những con người đã từng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để làm ra hạt gạo.
Nếu được chọn lựa, có lẽ tất cả chúng ta sẽ vẫn chọn cây lúa là cây lương thực chính, là biểu tượng của nền văn minh, văn hoá cho vẻ đẹp Việt Nam.
Bài viết trên đã gợi ý dàn bài và những bài văn mẫu chủ đề thuyết minh về cây lúa. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc áp dụng vào bài tập làm văn của mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Học Tập
Xem thêm Thuyết minh về cây lúa – Dàn ý và tuyển tập văn mẫu
Cây lúa là hình ảnh gắn liền với đất nước và con người Việt Nam từ ngày xưa. Vậy nên khi học ngữ văn đặc biệt là văn thuyết minh bạn sẽ luôn gặp đề tài là thuyết minh về cây lúa. Để biết cây lúa thì dễ nhưng để hiểu và thuyết minh về cây lúa thì không phải học sinh nào cũng làm được. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn dàn ý cùng những bài văn mẫu về cây lúa để bạn hiểu hơn nhé!
Dàn ý tổng quát bài thuyết minh về cây lúa
Mở bài
Giới thiệu khái quát về cây lúa.
Thân bài
Nguồn gốc của lúa từ đâu
Nguồn gốc lúa theo lịch sử.
Nguồn gốc lúa theo dân gian.
Lúa Việt Nam bao gồm những chủng loại nào
Liệt kê các chủng loại lúa tại Việt Nam.
Nêu đặc điểm nhận diện của từng loại lúa.
Cây lúa mang những đặc điểm gì
Nêu đặc điểm về hình dạng, kích thước lúa.
Nêu đặc điểm về cấu tạo lúa.
Quá trình phát triển của lúa như thế nào
Nêu quá trình từ lúc gieo mạ đến khi lúa trổ bông, thu hoạch.
Những giá trị mà lúa mang lại với người nông dân và với xã hội
Nêu tác dụng của lúa với con người, với xã hội.
Nêu vai trò, ý nghĩa của cây lúa với người nông dân, với xã hội.
Kết bài
Tương lai của cây lúa.
Dàn ý chi tiết bài thuyết minh về cây lúa
Mở bài
Cây lúa gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam là hình ảnh đồng lúa bao la, trải dài bát ngát.
Cây lúa mang lại nhiều giá trí tốt đẹp.
Thân bài
Nguồn gốc
Xuất phát từ cây lúa dại và được người dân đưa vào trồng trọt khoảng hơn vạn năm trước.
Trong dân gian lưu truyền cây lúa được phát hiện bởi một đôi vợ chồng do nạn đói phải di cư vào rừng và vô tình phát hiện ra hạt giống lúa nhờ săn bắt chim rừng.
Chủng loại
Lúa tại Việt Nam có hai loại chính: lúa nếp và lúa tẻ.
Lúa nếp: lúa có hạt thóc ngắn thuôn dài hơn lúa tẻ, thường dùng để nấu xôi, rượu, bánh chưng,…
Lúa tẻ: lúa có hạt thóc khá nhỏ, dùng làm lương thực chính trong các bữa ăn.
Đặc điểm
Lúa là cây thân cỏ, có thể đạt tới chiều cao tối đa khoảng 2m.
Rễ chùm, dài tối đa lên tới 2 hoặc 3 km.
Màu lá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, lá dẹp, dài.
Hoa lúa: màu trắng, có nhụy và nhị hoa nên có thể tự thụ phấn thành các hạt thóc nhỏ.
Quá trình phát triển
Người nông dân gieo mạ vào khoảng đầu xuân, gần tết.
Trước khi trồng tại ruộng thì mạ được gieo ở một khu đất riêng, mạ được ủ tại đó khoảng 3, 4 tuần để phát triển thành cây con.
Người nông dân nhổ mạ và bắt đầu cấy lúa tại ruộng.
Từ mạ thành cây con được gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ sinh trưởng sinh thực: mạ ra hoa trắng, hoa lúa trổ bông tạo thành các hạt thóc được bao bọc một lớp vỏ xanh bên ngoài.
Thời kỳ lúa chính là khi những hạt lúa xanh dần chuyển màu vàng nhạt, cây trĩu xuống, lá đầy ngọn ngả dần về màu vàng.
Giá trị
Giá trị sử dụng
Lúa là lương thực của người dân, là thành phần của nhiều thực phẩm, món ăn hàng ngày như bún, phở, bột mì,bột nếp,….
Là nguồn lợi nhuận của người trồng thương mại hóa.
Giá trị tinh thần
Gắn bó hơn vạn năm với người dân Việt Nam.
Việt Nam xếp thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Kết bài
Tương lai của cây lúa
Lúa chiếm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.
Dù qua nhiều thập kỷ nhưng vị trí cây lúa không hề thay đổi.
Để hiểu thêm về cây lúa Việt Nam, các bạn hãy tham khảo video sau đây nhé!
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 1
Chào các bạn, tôi là cây lúa của quê hương Việt Nam đây. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt này vì thế chúng tôi từ xưa đến nay luôn là một thứ lương thực không thể thiếu trong đời sống của mọi người. Sau đây, tôi sẽ kể cho bạn nghe về họ lúa chúng tôi.
Tôi có nguồn gốc từ một loài cây có hạt mọc ở ven sông, sau đó được con người đưa về nuôi cấy và lai tạo để cho ra đời giống lúa như ngày hôm nay. Nhưng cũng có những tài liệu cho rằng, tổ tiên của chúng tôi là những cây dại mọc vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Họ nhà lúc chúng tôi thuộc lớp hai lá mầm, thân cỏ và rễ chùm. Cuộc đời của họ lúa chúng tôi được phát triển theo vòng tuần hoàn khép kín.
Đầu tiên chúng tôi chỉ là những hạt thóc nhỏ bé, nhưng sau đó những bác nông dân đem chúng tôi đi ngâm ủ cẩn thận trong những điều kiện nghiêm ngặt. Có trải qua được quá trình ấy, chúng tôi mới nảy mầm và trở thành những cây mạ con. Rồi dưới đôi bàn tay kỳ diệu của các bác nông dân, chúng tôi chóng lớn và bước vào thời kì con gái, rồi lớn dần và ra hoa ra quả và thu hoạch. Nghe qua thì có vẻ dễ lắm đấy nhưng đó lại là một quá trình đầy gian nan và vất vả, đều đòi hỏi một quy trình khép kín nhất định.
Ban đầu là giai đoạn chọn giống. Giai đoạn này đòi hỏi các bác nông dân phải kiên trì chọn lấy từng hạt giống tốt nhất, loại bỏ những hạt sâu hạt bệnh rồi mới đem đi ngâm ủ. Đây là quy trình khá khắt khe vì các bác ấy phải tuân thủ theo đúng quy định về độ ấm của nước, độ thoáng của không khí, có như vậy chúng tôi mới có cơ hội nảy mầm.
Sau thời gian ngâm được từ mười năm đến hai mươi ngày thì các bác đem chúng tôi ra những thửa ruộng đã được cày xới tơi xốp. Các bác đi đến đâu thì rắc những hạt mầm chúng tôi xuống đất. Ngày nối ngày thoắt cái đã qua một tháng. Những hạt mộng ngày nào giờ đã trở thành những cây mạ cao lớn.
Mạ lúc này đã cao khoảng mười năm cm chỉ cần độ hai mươi ngày nữa chúng tôi sẽ trở thành những thiếu nữ xanh mướt và bước vào giai đoạn thì con gái. Giai đoạn này, lá của chúng tôi cứng và đanh hơn, thân chúng tôi đan vào nhau tạo thành những khóm lúa. Cánh đồng lúc này như trở thành một dải lụa xanh mà cô thôn nữ nào đánh rơi mất, một cơn gió thổi qua thôi cũng làm cho dải lụa ấy gợi lên những lượn sóng mềm mại.
Cũng có khi nó êm đềm và tĩnh lặng, những chiếc lá như những thanh gươm đâm thẳng lên trời. Giai đoạn này chúng tôi cần hơn hết là sự chăm sóc của những bác nông dân. Những bác nông dân phải theo dõi chúng tôi thường xuyên, bón phân và bắt sâu để đảm bảo cho chúng tôi phát triển khỏe mạnh. Chẳng bao lâu sau, thân chúng tôi bắt đầu tách ra làm lộ ra những chiếc đòng đòng cứ nhô cao nhô mãi cho đến khi vững lá mới thôi.
Trên những thân chiếc đòng đòng ấy là những hạt lúa còn nguyên bụng sữa, chờ cho ánh nắng chiếu vào mình. Người nông dân gọi đây là giai đoạn phơi nắng. Dưới ánh nắng từ mặt trời, những đứa con mũm mĩm của chúng tôi cứ săn lại dần, nặng trĩu tinh túy của đất trời mà dần dần ngả xuống, nom chẳng khác nào tấm lưng còng của người nông dân dưới trưa hè. Đợi khi những bông lúa ấy vàng ươm , cũng là lúc những bác nông dân gặt chúng tôi về tuốt lấy những hạt thóc căng tròn, chọn lựa giống cho năm sau và đêm đi sát để thu lấy những hạt gạo trắng phau và thơm phức. Vậy là kết thúc một vòng đời của chúng tôi.
Nhưng bạn chớ thấy tôi nhỏ bé mà không nâng niu nhé! Bạn biết không chính những hạt gạo là nguồn cung cấp lương thực cho nông dân, xuất khẩu gạo cũng trở thành một ngành kinh tế then chốt rồi đấy. Rồi các loại bánh như bánh trưng, bánh nếp.. đều được làm từ loài lúa chúng tôi đây. Không những vậy chúng tôi còn đi vào những bài hát quen thuộc với làng quê như Hạt gạo làng ta.
Bạn thấy không, chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều lợi ích.Vậy mà có những người coi thường chúng tôi quê mùa, không ngon. Nhưng bạn biết không, chúng tôi chính là minh chứng cho sự cần cù và tần tảo của người nông dân vì vậy trân trọng chúng tôi chính là bạn đang trân trọng người nông dân quê mình đấy.
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 2
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.” (Ca dao)
Hai câu ca dao ấy thật nhẹ nhàng đã đi sâu vào trái tim của hàng triệu, hàng triệu trái tim Việt Nam mỗi khi nhớ về chốn làng quê thanh bình với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Và có lẽ, sẽ chẳng ai có thể quên được hình ảnh cây lúa nước – một biểu tượng một nét vẽ đơn sơ, bình dị mà rất đỗi xinh tươi trong bức tranh về làng quê Việt Nam.
Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới và là loại cây lương thực chủ đạo ở Việt Nam. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á của châu Á và ở châu Phi. Thêm vào đó, cây lúa còn là loài thực vật thuộc một loại cỏ đã được con người thuần dưỡng, đưa vào nhân giống, cấy ghép và phát triển. Và như vậy, với nguồn gốc ấy, cây lúa có thể phát sinh, phát triển một cách nhanh chóng trong điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam.
Nếu như những loài cây lương thực khác trên thế giới như khoai tây, bắp, lúa mì, sắn sống ở trên cạn thì cây lúa lại hoàn toàn khác. Lúa là loài cây thủy sinh, sống và phát triển chủ yếu ở môi trường nước. Thông thường, mỗi cây lúa cao khoảng 1 đến 1,8 mét. Thêm vào đó, lúa là loài cây rễ chùm, vì vậy, nó có thể bám chắc vào trong lòng đất để hút dưỡng chất, cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển.
Lúa là loài cây thân thảo, thân cây được chia làm các mắt khác nhau, bên trong thường rỗng. Ở mỗi làng quê, vào vụ gặt, lũ trẻ con thường dùng thân cây lúa để làm nên những chiếc kèn, âm thanh của những tiếng kèn ấy nghe thật vui tai, như góp phần xóa đi cái nắng nóng của mùa hè và sự mệt nhọc của những ngày mùa. Lá cây lúa hình dẹt dài và mỏng mọc bao phủ bên ngoài thân cây.
Tùy vào từng thời kì mà lá cây lúa có độ dài và màu sắc khác nhau. Thì con gái, lúa khoác lên mình những chiếc áo xanh mát và đến gần mùa thu hoạch thì lá lúa chuyển sang màu vàng.
Đặc biệt, sau một thời gian gieo trồng, cây lúa trổ bông. Bông lúa thường dài từ 35 đến 50 xăng-ti-mét, chứa rất nhiều hạt lúa, rủ xuống trông rất tuyệt. Những bông lúa ấy chính là sự kết tinh những tinh hoa của trời đất và tấm lòng, sự cần cù, chăm chỉ của những người lao động nơi chốn làng quê.
Ở nước ta hiện nay thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm (thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch) và vụ mùa (thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 âm lịch). Song, để cây lúa có thể sinh trưởng, phát triển cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước tiên, người nông dân phải tìm được giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi gieo trồng cây lúa.
Sau khi đã chọn được giống lúa phù hợp, người nông dân sẽ tiến hành ủ giống, đến lúc những hạt lúa giống nảy mầm, người ta sẽ gieo chúng xuống đất, chăm sóc nó đến lúc những mầm xanh nhú lên, những cây mạ xanh ra đời. Trong lúc chờ mạ lớn và cứng cáp hơn, người ta sẽ cày, bừa đất, chờ đến khi cây mạ cứng cáp rồi sẽ đem cấy xuống ruộng.
Những ruộng lúa lúc vừa cấy xuống khoác lên mình một màu áo xanh mơn mởn. Để rồi, đến lúc thì còn gái, cánh đồng lúa trở mình, mặc một chiếc áo xanh sẫm và bắt đầu hình thành bông, những bông lúa bên trong mang dòng sữa trắng ngần, ngọt ngào và thơm phức tỏa ngát cả vùng quê.
Sau một thời gian, lúc lúa ngả sang màu vàng, những bông lúa đã chín, người ta gặt nó mang về nhà rồi tuốt lúa, phơi và xát lúa để tạo nên những hạt gạo. Tuy nhiên, trong quãng thời gian từ lúc cấy lúa đến lúc thu hoạch, những con người nơi đây phải thường xuyên thăm đồng, bắt sâu, bón phân, cung cấp thêm nước để cây lúa có đủ điều kiện tốt nhất để phát triển. Quả thực, quá trình phát triển cây lúa rất phức tạp, bởi vậy đòi hỏi ở người gieo trồng rất nhiều công sức và phải chăng vì thế, nhân dân ta xưa nay vẫn thường có câu:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”(Ca dao)
Thêm vào đó, cây lúa giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, Lang Liêu đã lấy gạo làm bánh kính dâng lên vua cha. Và cũng kể từ đấy, cây lúa đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đời sống của chúng ta ngày nay, cây lúa vẫn luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Hạt lúa chính là nguồn lương thực chủ yếu cho chúng ta mỗi ngày.
Những hạt lúa, hạt gạo ấy chính là “hạt ngọc trời”. Gạo không chỉ dùng làm lương thực chính mỗi ngày mà nó còn là nguồn nguyên liệu làm nên nhiều thứ bánh khác nhau là đặc sản của mỗi miền, đó là bánh đa, là bánh tẻ, là bánh cuốn,… Không chỉ có hạt gạo, thân cây lúa sau khi gặt và phơi khô được gọi là rơm, nó là nguồn thức ăn cho gia súc trong nhà, đồng thời, nó là những “chiếc đệm” giữ ấm cho gia súc trong những ngày mùa đông giá rét.
Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa khác nhau và nước ta là một trong số những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Điều đó thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy vai trò, vị trí to lớn của cây lúa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 3
Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.
Cây lúa có mặt ở Việt Nam và trên thế giới từ bao giờ vẫn còn là một câu hỏi lớn. Không ai biết được chính xác, cụ thể thời gian và không gian. Có lẽ chúng xuất hiện cùng với những ngày đầu con người biết đến trồng trọt.
Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy… Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo.
Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được. Quá trình sinh trưởng của lúa chia làm 3 thời kỳ. Khi mới cấy, cây lúa còn là những cây mạ trưởng thành. Người nông dân tiến hành nhổ cấy trên các thửa ruộng. Những ngày đầu, lúa phát triển có hơi chậm chắc vì còn chưa quen thuộc với môi trường sống. Thân cây lúc đó mảnh mai và yếu ớt, dài khoảng 20cm, với 4, 5 chiếc lá nhỏ xanh non. Khoảng thời gian sau đó, ước chừng một tháng, lúa đã trưởng thành và được người dân yêu quý gọi với cái tên lúa đang trong thời con gái vì đây là giai đoạn mà cây lúa phát triển nhất: Đẻ nhánh và làm đòng. Chiều cao của chúng bây giờ đã khoảng 50-60cm với nhiều lá xanh đậm sắc, dài ôm chặt lấy thân. Bên trong là những chiếc đòng trắng ngần, tinh khiết.
Cuối cùng là thời kỳ lúa trổ bông và làm mẩy. Đây là giai đoạn cây lúa vươn cao nhất, khoảng 80-100cm, thân cây cứng cáp. Mỗi cây lúa cho một bông, chừng 200 hạt, mỗi hạt là một bông hoa. Thời kỳ trổ bông, lúa giữ gìn từng cánh hoa, thơm phức rồi nhờ gió thụ phấn cho nhau. Khoảng một tuần sau, lúa làm mẩy và chín dần. Những bông lúa trĩu nặng, vàng ươm dưới ánh mặt trời khiến cánh đồng quê trở nên đẹp lung linh như dát vàng. Lúc đấy, lúa đã sẵn sàng chờ con người đến cắt mang về.
Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, trục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!
Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò…Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường quốc tế giúp làm tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn, đứng thứ 2 trên toàn thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Người dân ta vẫn thường nói với nhau rằng: “Hạt lúa là hạt vàng”. Cây lúa không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống con người mỗi ngày mà còn in dấu vẻ đẹp bình dị của hồn quê, vẻ đẹp tảo tần của con người, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Việt Nam yêu dấu.
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 4
Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Cây lúa thuộc loại cây rễ chùm, ưa nước. Cây lúa phát triển qua từng thời kỳ khác nhau, trải qua quá trình chăm sóc, tưới tiêu vất vả, cần mẫn của người nông dân mới cho những bông lúa uốn câu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kỳ con gái trông duyên dáng như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mỡ màng. Lá lúa dài như những lưỡi kiếm, thi thoảng có làn gió thổi qua như những chiến binh đang múa kiếm nghe thật vui tai.
Thân lúa mảnh, nhỏ, gồm nhiều lớp vỏ ngoài dày bọc lấy nhau, như những cánh tay đang ôm ấp để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình bộ cánh mới, không còn là màu xanh mỡ màng, trẻ trung đầy sức sống nữa mà là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương rất đặc biệt, đó là mùi của đất quê, của hồn quê mộc mạc, thân thương, của những tấm lòng cần mẫn, chịu thương chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời.
Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ trấu màu vàng, bên trong là hạt gạo tròn, chắc mẩy bụ bẫm trông đến là thích mắt. Hạt gạo trắng ngần ấy là tinh hoa của mồ hôi, công sức nước mắt người dân lao động tụ lại để dâng lên hương trời. Vậy nên hương lúa lúc nào cũng thế, có mùi thơm ngát, rất ngậy, rất thơm.
Có nhiều loại lúa khác nhau, phù hợp với từng vùng miền, khí hậu riêng. Các loại thóc thường phổ biến là thóc nếp, thóc BC, thóc Việt Hương, thóc Tạp Giao, thóc Tám…Mỗi loài có những cách chăm sóc khác nhau, tưới tiêu và công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều rất hữu ích và là một nguồn lương thực không thể thiếu với người nông dân.
Cây lúa có rất nhiều công dụng. Trước hết nó là cây lương thực chính của nước ta, đồng thời cũng là thương hiệu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, những cách chế biến khác nhau đem đến cho cây lúa rất nhiều lợi ích khác nhau. Hạt gạo trắng ngần là nguyên liệu để làm các sợi phở, bún, các loại bánh đa. Những loại cơm gạo, cơm cháy ruốc, bánh gạo, nước gạo rất tốt cho sức khỏe.
Cây lúa cũng chính là nguyên liệu chính làm nên món bánh chưng bánh giầy-món ăn truyền thống trong mỗi dịp lễ, tết ở Việt Nam ta. Hay một thứ quà của lúa non đó là cốm đã được nhà văn Thạch Lam đưa vào trang văn của mình đầy trân trọng, tự hào.
Nhưng để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa phải phát triển khỏe mạnh, vì thế đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng của người nông dân. Đặc biệt là việc tưới tiêu, vì là một loại cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng, ngoài ra người nông dân cũng liên tục phải quan sát trên cây lúa xem có những dấu hiệu bất thường nào khác để kịp thời tưới phân, chăm bón đúng lúc. Để làm ra hạt gạo nuôi sống con người không phải là điều gì dễ dàng, vì thế hạt gạo càng cần được trân trọng hơn bao giờ hết.
Cây lúa thật đẹp, một nét đẹp mộc mạc tinh túy của người dân đất Việt. Cây lúa đã trưởng thành, phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, cây lúa đã gắn liền với sự hy sinh chiến đấu, là lương thực giúp các anh đỡ đói lòng để vững tay súng. Có lẽ, dù trong chặng đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa của dân tộc bây giờ và mai sau có phát triển chăng nữa, cây lúa cũng sẽ không bao giờ mất đi vai trò quan trọng của mình.
Thuyết minh về cây lúa nước – Mẫu 5
Nhắc tới Việt Nam, người ta thường nghĩ tới những danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, hồ Hoàn Kiếm với truyền thuyết trả gươm thần hay những món hàng đặc trưng như lụa tơ tằm, nón Bài thơ. Nhưng đặc biệt, điều mà du khách nước ngoài tới Việt Nam cảm thấy thú vị hơn cả là thú vui ẩm thực: phở, bún chả, hay bánh chưng, bánh giầy vào dịp Tết. Dễ dàng nhận ra rằng những món ăn đó được làm từ gạo. Thứ hạt trắng đó là sản phẩm của cây lúa – một loại cây không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam.
Để có được cây lúa, những người nông dân đã vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây. Lúa được trồng ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi có phù sa bồi đắp. Cũng như đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có ở đồng bằng, cây lúa còn được trồng trên vùng cao với những ruộng bậc thang xanh mướt.
Lúa thích nghi đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Phần lớn những người nông dân còn phụ thuộc vào cây lúa. Đây là một hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến và dễ thấy ở Việt Nam. Cây lúa đã đưa Việt Nam từ nước đói kém sau chiến tranh thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Mặc dù là cây nông nghiệp nhưng không thể thiếu những cây đó trong đời sống người Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao cây lúa lại có một vai trò quan trọng trong đời sống Việt Nam đến như vậy? Có thể thấy rằng, từ khi sinh ra, con người đã gắn bó với cây lúa và hạt gạo. Cây lúa không những là cây nông nghiệp mà còn là một loại cây lương thực cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người. Đôi khi người ta thấy rằng con người ăn cơm lâu, muốn thay đổi hương vị, đã tìm đến những quán phở, hàng bún. Đó là một cách thay đổi khẩu vị hay đúng hơn là gạo đã được biến tấu bằng một cách chế biến khác.
Hay ở những vùng thôn quê, thậm chí là ở thành thị, người ta vẫn thường quen với tiếng rao quà: Ai bánh chưng, bánh nếp, bánh giầy, bánh khoai nào! Thật quen thuộc mà cũng rất giản dị. Những thứ bánh thơm dẻo đó cũng được làm ra từ hạt gạo. Đặc biệt hơn là gạo nếp. Lúa làm ra gạo. Cũng thật độc đáo, gạo lại được chế biến thành muôn kiểu món ăn, phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, khi lúa chín trĩu bông, người ta gặt về, đem tuốt lúa. Và sau đó có được gạo và một thứ vỏ ngoài màu vàng nhạt. Đó chính là vỏ trấu. Bước chân đi tới những miền quê Việt Nam ngày nay vẫn còn thấy những gian bếp nhỏ đun vỏ trấu, vỏ trấu cũng rất hữu dụng trong việc làm thức ăn cho gia cầm và dùng trong lò ấp trứng.
Phần cây lúa sau khi đã gặt xong không phải là thừa. Nó được phơi khô, chất thành những đống rơm cao ngất. Rơm cũng được dùng làm chất đốt ở những vùng nông thôn. Ngoài ra, rơm còn được dùng để trồng nấm làm thực phẩm cho người dân Việt Nam. Đặc biệt, người ta còn dùng rơm để lợp mái nhà, rất tiện dụng và tiết kiệm.
Như vậy, cây lúa đã trở thành một loại cây gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam: trong lao động sản xuất, trong đời sống, nhất là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, cây lúa còn mang một giá trị văn hoá tinh thần sâu sắc.
Giữ một vị trí quan trọng như vậy nên khi nhắc tới Việt Nam, người ta nhắc tới một nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã đi vào lịch sử dân tộc của Việt Nam, trở thành một đặc trưng cho văn hoá Việt. Một nét đặc trưng mà có lẽ khó có thể mất đi hay phai mờ. Cây lúa đã đứng lên, đã hội nhập quốc tế bằng chính chất và lượng của nó. Người ta đã biết tới một Việt Nam không chỉ là một nước anh dũng kiên cường trong đấu tranh mà còn là một dân tộc kiên trì cần mẫn trong lao động sản xuất. Và giờ đây họ nhìn vào con số gạo xuất khẩu: hàng triệu tấn một năm của Việt Nam để đánh giá và đưa ra nhận xét.
Không những thế, cây lúa còn giữ một vai trò không thể thiếu trong những lễ vật dâng lên tổ tiên. Những món ăn thơm thảo đó thể hiện rất rõ nét ẩm thực cũng như tính cách của người Việt. Nó thể hiện sự hiếu lễ kính trọng của con cháu đối với những người đi trước. Đặc biệt là trong những dịp Tết Nguyên Đán, những chiếc bánh chưng, bánh giầy không bao giờ thiếu trong mâm cỗ của từng nhà. Trung thu với bánh dẻo, bánh nướng làm cho đêm đón trăng của trẻ em càng thêm rộn ràng… Từ cây lúa, những thức quà ngon đã được làm ra ngày càng gắn bó, thân thiết với người dân Việt Nam.
Cây lúa là biểu tượng Việt Nam, là loại cây không thể thiếu trong đời sống văn hoá Việt, cả ẩm thực và lễ hội. Có lẽ vì vậy, cây lúa cũng đã trở thành đề tài sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Trần Đăng Khoa đã có một bài thơ được phổ nhạc thành bài hát (Hạt gạo làng ta):
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay”…
Trần Đăng Khoa đã rất tinh tế khi viết về hạt gạo trắng thơm. Để có lúa, có gạo là công sức của biết bao con người, là sự hòa quyện của biết bao hương vị: vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát. Những lời ca trong trẻo của bài hát ấy cứ ngân lên, thể hiện tính cách của con người Việt Nam: tuy sống vất vả nhưng cần mẫn với lúa gạo.
Và hơn thế, cây lúa còn làm tăng vẻ đẹp quê hương đất nước:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.”
(ca dao)
Câu ca dao đã khắc hoạ một Việt Nam tươi đẹp và đầy sức sống với màu xanh mênh mông bát ngát của lúa. Những đồng lúa thẳng cánh cò bay đã in sâu trong tâm trí của những người con xa quê. Cây lúa vốn đã thân thiết nay càng gắn bó hơn. Có thể nói rằng nó không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam, cả về vật chất cũng như tinh thần.
Nó làm con người thoải mái và vui vẻ hơn sau ngày lao động mệt nhọc với bát cơm thơm thảo. Mỗi khi bưng bát cơm thơm, được nấu từ những hạt gạo trắng ngần, lòng ta lại bâng khuâng nghĩ đến quê hương, nghĩ đến những con người đã từng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để làm ra hạt gạo.
Nếu được chọn lựa, có lẽ tất cả chúng ta sẽ vẫn chọn cây lúa là cây lương thực chính, là biểu tượng của nền văn minh, văn hoá cho vẻ đẹp Việt Nam.
Bài viết trên đã gợi ý dàn bài và những bài văn mẫu chủ đề thuyết minh về cây lúa. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc áp dụng vào bài tập làm văn của mình.